Thị trường

Tin-ảnh: Tranh Nga hiếm ra chợ, tranh quý Tàu giá cao 29. 05. 12 - 12:35 pm

Phạm Phong dịch

LONDON - Một nhân viên nhà Sotheby's đứng chụp bên bức chân dung Brigitte Bardot do Andy Warhol thực hiện năm 1974, tại nhà đấu giá ở London, hôm 18. 5. 2012. Bức tranh này (ước lượng .7 – 63 triệu USD) là một phần của bộ sưu tập Gunter Sachs, được mang ra đấu giá hôm 22 và 23. 5. 2012. Không hiểu vì sao hai năm nay thiên hạ đổ xô mua tác phẩm của Andy nhiều thế! Ảnh: Sang Tan

LONDON - Một khách tham quan đứng cạnh tác phẩm “Faraway” của Andrew Wyeth trưng bày trước một phiên đấu giá mùa xuân của nhà Christie's tại Hong Kong, hồi tháng Năm này. Ba phiên đấu giá mùa xuân về Nghệ thuật châu Á thế kỷ 20 và đương đại của nhà này đã đạt được 81. 1 triệu USD. 60% số lô bán được là vượt quá mức ước lượng cao, trong đó có 32 lô có giá trị mỗi lô hơn 1.3 triệu USD. Thành công của những phiên đấu giá này khẳng định sự tinh tế của thị trường sưu tập ở phân khúc tranh này, với người mua tìm kiếm những tác phẩm có giá trị cao (chứ không phải mua đua theo thời).

LONDON – Các phiên đấu giá nghệ thuật Nga của nhà Sotheby’s, diễn ra trong ba ngày, từ 28 – 30. 5. 2012, tại London, một lần nữa mang ra thị trường một loạt tác phẩm quan trọng, quý hiếm của các nghệ sĩ Nga nổi tiếng, từ giữa thế kỷ 18 đến đầu trào lưu avant garde. Đặc biệt, các phiên đấu giá này có mặt nhiều tác phẩm mà công chúng chưa từng được xem, hoặc đã “mất dạng” lâu ngày. Tiêu biểu là bức “Gián điệp” của Vereshchagin (trong hình), mất 120 năm qua không ai biết nó nằm đâu. Bức này ước lượng sẽ bán được với giá 800.000-1.250.000 bảng. Vasily Vasilevich Vereshchagin là một trong những họa sĩ thuộc thế kỷ 19 được săn lùng nhiều nhất. Bức “Gián điệp” là nằm trong loạt tranh của ông về đề tài chiến tranh Nga-Thổ (1877-1878). Bức sơn dầu này từng nằm trong một cuộc triển lãm đơn rất thành công của họa sĩ hồi 1889, đi khắp nước Mỹ và bán được trong một phiên đấu giá tại New York hồi 1891, và từ đó thuộc về một bộ sưu tập cá nhân.

LONDON - Một tác phẩm quý nữa trong các phiên đấu giá nghệ thuật Nga lần này của Sotheby’s là bức “Tĩnh vật” của Natalia Sergeevna Goncharova, ước lượng bán được với giá 3 – 4 bảng. Đây là một bức tranh Goncharova vẽ thời kỳ đầu, và trong chuyên khảo nào về bà cũng có in bức này. Nền của bức tranh là một mảnh một bức khác cũng rất nổi tiếng của bà, vẽ năm 1909, là “Vải linen tẩy trắng” (Bleaching Linen), hiện nằm ở bảo tàng quốc gia Nga. “Tĩnh vật” pha trộn giữa trường phái Nguyên sơ với Hậu Ấn tượng, phản ánh rất rõ sự chịu ảnh hưởng từ Henri Matisse. Được coi là mang chất lượng tương đương các tác phẩm trong bảo tàng, “Tĩnh vật” thuộc hàng tác phẩm quan trọng nhất của Goncharova được đem ra đấu giá từ trước tới nay.

LONDON - Và cuối cùng, bức “Tĩnh Vật” của Goncharova đã bán được, nhưng thấp hơn mức ước lượng thấp, tức là “chỉ” có 4.637.000 USD (trước khi bán ước lượng là 4.7- 6.3 triệu USD) . Ảnh: Kirsty Wigglesworth

ZURICH – Vào ngày 4. 6. 2012 sắp tới, phiên đấu giá nghệ thuật Thụy Sĩ của nhà Sotheby’s tại Zurich sẽ dành để tôn vinh những nơi chốn nổi tiếng từng mang lại cảm hứng cho những nghệ sĩ lớn của Thụy Sĩ vào thế kỷ 18, 19, và 20 - là những nơi từ vùng Seeland (hay có trong các tác phẩm của Albert Anker), tới thung lũng Engadin đã là nguồn sáng tạo cho những bức phong cảnh đẹp nhất của Giovanni Giacometti, hay làng Savièse – nơi tọa lạc của một trường mỹ thuật. Các nhà đấu giá ước lượng sẽ bán được hơn 9 triệu CHF (Franc Thụy Sĩ), với 97 lô đã được tuyển chọn kỹ càng, vừa quý lại vừa hiếm. Trong số đó có những tác phẩm lớn của Ferdinand Hodler và Cuno Amiet (các bạn gõ tên họa sĩ này trên mục “Tìm kiếm” của Soi để đọc thêm nhé!). Trong ảnh là bức “Valle Fiorita” của Giovanni Giacometti, vẽ từ 1912-1924, sơn dầu, 74x82 cm, ước lượng giá 1 – 1.5 triệu euro.

Một bức chân dung hoàng cung của Hoàng quý phi Chunhui (Thuần Huệ của vua Càn Long) đã bán được với giá 39.860.000HK tại phiên đấu giá mùa xuân 2012 nhà Bonhams Hong Kong, hôm 27. 5. 2012, ở khách sạn Island Shangri-La. Cuộc đấu giá quanh bức tranh này đã diễn ra căng thẳng, cả trong phòng đấu lẫn trên điện thoại, cuối cùng là một nhà đấu giá Trung Quốc đã mang được về nhà bức tranh quý giá này. Bức tranh vốn là của Giuseppe Castiglione – một nhà truyền giáo và là họa sĩ người Ý – phục vụ trong triều đình nhà Thanh dưới thời Khang Hy, Ung Chính, và Càn Long. Bức chân dung bán thân của Hoàng phi Chunhui, kích thước 54.5 x 41.5cm, vẽ bằng sơn dầu trên giấy “gaoli” – (theo bạn Tiếu Chi đó chính là giấy Cao Ly, một loại giấy làm từ tơ tằm, màu trắng, rất dai).

 

 

Ý kiến - Thảo luận

14:43 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Nói thêm về giấy Cao Ly
------------------------------------

Dưới đây tôi tạm dịch một đoạn liên quan tới giấy Cao Ly từ 2 tài liệu tiếng Anh tại

http://www.koreana.or.kr/months/news_view.asp?b_idx=1744&lang=en&page_type=list

http://www.koreatimes.co.kr/www/news/art/2012/05/148_88341.html

Làm sao những bản in lại có thể tồn tại 1000 năm trong tình trạng nguyên sơ như vậy. Ông Park Ju
...xem tiếp
14:43 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Nói thêm về giấy Cao Ly
------------------------------------

Dưới đây tôi tạm dịch một đoạn liên quan tới giấy Cao Ly từ 2 tài liệu tiếng Anh tại

http://www.koreana.or.kr/months/news_view.asp?b_idx=1744&lang=en&page_type=list

http://www.koreatimes.co.kr/www/news/art/2012/05/148_88341.html

Làm sao những bản in lại có thể tồn tại 1000 năm trong tình trạng nguyên sơ như vậy. Ông Park Jun-yeong curator của bảo tàng Horim, nơi chứa bộ sưu tập lớn nhất bản in gốc Kinh Tam Tạng Hàn Quốc [1], cho biết câu trả lời cho bí ẩn này chính là giấy Cao Ly, tốt nhất thế giới vào thời kỳ đó.

Giấy Cao Ly được làm từ sợi của cây dâu giấy, đã bị đập hơn trăm lần. Sau đó, các sợi được ngâm trong một thùng chất lỏng, rồi một khung lưới được nhúng đi nhúng lại vào chất lỏng này cho đến khi từng lớp sợi đọng lại trên bề mặt lưới, làm tăng độ bền của giấy. Các tấm giấy sau đó được xếp vào một khối và ép rồi giã kỹ để sản xuất ra giấy, mịn, bóng (Xem 2 đoạn phim minh hoạ ở cuối cmt này. N.D.). Các sợi dính chặt với nhau tới mức giấy trông như được tráng với một lớp láng đặc biệt. Bí mật đằng sau độ bền đáng kinh ngạc cũng như màu sắc và độ bóng độc đáo đầu của giấy nằm trong vật liệu đặc biệt và phương pháp sản xuất. Ngoài ra, giấy Cao Ly trung tính với pH, do đó có thể trường tồn nhiều thế kỷ, ngay cả khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng.

Tính ưu việt của giấy Hàn Quốc truyền thống đã được biết đến từ lâu, như trong câu thành ngữ cổ: "Lụa trường tồn 500 năm. Giấy trường tồn một ngàn năm."

Giấy Cao Ly được đặc biệt công nhận rộng rãi nhờ chất lượng thượng hạng, kể cả bởi người Trung Quốc nổi tiếng kiêu ngạo. Một tài liệu của Trung Quốc viết: "Giấy Cao Ly bền và trắng như sợi tơ, hút mực tốt và vì thế được coi là đồ quý hiếm tại Trung Quốc."

Cuối cùng, mời các bạn xem 2 đoạn phim cho thấy quá trình làm giấy Hanji hay giấy Cao Ly:

http://www.youtube.com/watch?v=1_nWOO10ODk
(~8 phút)

http://www.youtube.com/watch?v=UMejafOjLNg&feature=endscreen
(~26 phút)

-----------------------

[1] Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Tripitaka_Koreana, Kinh Tam Tạng Hàn Quốc (Tripitaka Koreana) là bộ sưu tập kinh Tam Tạng đầy đủ nhất và cổ nhất thế giới, được khắc trên 81258 khuôn in bằng gỗ vào t.k. 13, gồm 52,382,960 chữ Hán mà không sai một lỗi. Mỗi khuôn gỗ có kích thước 70 x 24 cm, dày từ 2.6 tới 4 cm và nặng khoảng 3 - 4 kg. Các khuôn gỗ này được bảo quản tại chùa Haeinsa, tỉnh Nam Gyeongsang, Hàn Quốc . 
9:58 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@ SOI & Tiểu Chi:

Giấy gaoli hay giấy Cao Ly (còn đọc là giấy Cao Lệ, tức Cao Lệ chỉ = 高麗紙) là tên loại giấy làm từ vỏ cây dâu giấy (paper mulberry) có xuất xứ từ thời Goryeo trên bán đảo Triều Tiên tức từ 918 tới 1392.
(Xem chi tiết về cây dâu giấy tại http://en.wikipedia.org/wiki/Paper_Mulberry )

"Goryeo" hay "Koryo" là phiên âm của 2 chữ Hán 高麗 ('"C
...xem tiếp
9:58 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@ SOI & Tiểu Chi:

Giấy gaoli hay giấy Cao Ly (còn đọc là giấy Cao Lệ, tức Cao Lệ chỉ = 高麗紙) là tên loại giấy làm từ vỏ cây dâu giấy (paper mulberry) có xuất xứ từ thời Goryeo trên bán đảo Triều Tiên tức từ 918 tới 1392.
(Xem chi tiết về cây dâu giấy tại http://en.wikipedia.org/wiki/Paper_Mulberry )

"Goryeo" hay "Koryo" là phiên âm của 2 chữ Hán 高麗 ('"Cao Lệ" hay "Cao Ly" theo phiên âm Hán-Việt) trong Hán ngữ của Triều Tiên (Hanja).

Tuy công nghệ sản xuất giấy được phát minh tại Trung Quốc vào thế kỷ 2 thời nhà Hán, cây dâu giấy khó mọc tự nhiên tại Trung quốc, nên phải nhập từ xứ Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay). Giấy Cao Ly trắng, nhẵn và bóng, từng là một mặt hàng quý mà xứ Cao Ly xuất sang Tàu.

Giấy Triều Tiên có tên chung là hanji (hay Hàn chỉ=韓紙) từng được dùng để làm cả quần áo, giầy dép, thậm chí cả áo giáp làm từ nhiều lớp hanji phủ laque cứng đến mức tên bắn không thủng.

Còn loại giấy làm từ tơ tằm (sợi kén tằm) có tên là giấy canjian hay giấy kén tằm. Canjian zhi = 蠶繭紙 trong phiên âm Hán-Việt được đọc là "tàm kiển chỉ" hay "tằm kén chỉ".

Nguồn:

[1] http://www.han-style.com/english/hanji/paper.jsp
[2] http://en.wikipedia.org/wiki/Korean_paper
[3] http://xirugu.com/CHI500/TradCat/Bibgloss.html
[4] http://www1.korea-np.co.jp/sinboj/j-2007/06/0706j0609-00001.htm 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả