|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnPhê bình: siêu nghệ thuật? 12. 06. 12 - 11:18 pmJohn Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch
Nhà phê bình sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình ở trên cùng một thứ bậc về độ quan trọng như người nghệ sĩ – kẻ mà tác phẩm của y là đối tượng để nhà phê bình đem ra mổ xẻ tỉ mỉ và lạnh lùng. Sự tồn tại của nhà phê bình luôn luôn phụ thuộc vào sự tồn tại của nghệ sĩ. Không có nghệ sĩ thì không có nhà phê bình, rõ là nhà phê bình biết điều đó. Anh ta phải chấp nhận sự thật rằng lúc nào mình cũng đứng thấp hơn nghệ sĩ vài bậc trên chiếc thang nghệ thuật. Nhà phê bình là kẻ mà quan điểm của y chỉ thực sự đáng kể nếu chúng thích đáng và kịp thời. Cuối cùng, chỉ có tác phẩm là còn lại với thời gian, còn những thứ ý kiến ý cò của giới phê bình xoàng xĩnh thì tan dần, cho đến khi vỡ ra thành bụi bặm lãng quên. Có lẽ chính vì vậy mà nhà phê bình thường phải ngụy trang cơn giận dữ của mình bằng một sự lạnh lùng đến phát sốc và một vẻ khách quan “rành rành”- một hành động tuyệt vọng nhằm cứu rỗi chút danh dự cho cái thứ nghệ thuật lăng nhăng, rẻ tiền và không được ai đánh giá cao của chính mình: phê bình. Gần đây, tôi trở thành kẻ đáng khinh bỉ trong mắt những đồng nghiệp lớn tuổi hơn, “nhờ” một bài phê bình tôi đăng trên blog, và có đăng cả trên báo địa phương. Nói gọn là, tôi đã cho một số nhận xét không thuận nhĩ lắm về cái gọi là những tác phẩm sáng tạo của các nghệ sĩ bạn. (Nghe thừa thãi không? Xin phép, thay vì gọi những tác phẩm đó là “ những tác phẩm sáng tạo”, mà tôi nghĩ như thế là hơi dài dòng, từ đây đến cuối bài tôi chỉ dùng từ “tác phẩm” cho nó gọn. Tôi cũng sẽ không tiết lộ tác phẩm cụ thể nào ở đây vì tôi không nghĩ rằng thông tin đó là cần thiết). Và tôi thì lâu nay họ hẳn vẫn tưởng tượng ra đấy thôi, chỉ biết thun thút nhu mì dễ bảo, không thể nào tự bảo vệ tấm thân hèn hạ trước những lời mắng nhiếc của họ. Tôi cũng không có ý định tự bảo vệ mình trước những đợt công kích thóa mạ, và nhờ đó, ơn trời, tôi cũng không bị tổn thương gì bởi những lời lẽ của họ giáng xuống tâm hồn hơi bị yếu đuối của mình. Những lời lẽ đó, nếu tôi mà cố đỡ lại, có khi sẽ trở thành những vết sẹo cả đời – đời tôi. Tuy nhiên, giả sử có cơ hội tự bào chữa cho mình và những thứ đã viết trên blog hay trên báo, tôi cũng không thể nào thanh mình gì được, hay làm cho họ hiểu rằng bài phê bình của tôi chẳng có ác ý gì, mặc dù tôi cũng phải thừa nhận rằng tôi có đôi chút mỉa mai, có thể làm người ta thấy hơi bị châm chích. Nhưng suy cho cùng đó là một phần tính cách của những bài phê bình. Nếu có học được điều gì từ những kinh nghiệm viết lách của chính mình, và từ những điều tôi dạy sinh viên ở trường, thì đó chính là việc ta phải kiên quyết không xin lỗi xin phải gì cả đối với những thứ ta viết ra, miễn là ta đã nghiên cứu tìm tòi thấu đáo, xác minh thông tin đầy đủ, hay nếu viết một lời nhận xét thì miễn là nó phải công bằng, có cân nhắc và viết gãy gọn. Ác ý hay không, không quan trọng. Ác ý là thứ không thể nào chứng minh được, và nếu đã chứng minh được thì bài phê bình lập tức trở thành bài nói xấu, và một bài phê bình tốt thì hầu như không bao giờ là một bài nói xấu đơn thuần.
Công bằng mà nói, đối với nghệ sĩ, ở đây là nghệ sĩ chân chính, tôi nghĩ phần lớn thời gian anh ta chả bị ảnh hưởng gì từ phía nhà phê bình, khen chê gì cũng vậy. Anh ta không để tâm gì tới những điều nhà phê bình nói bởi anh biết rằng, có nói gì thì tác phẩm của mình cũng là kiệt tác rồi. Đối với nghệ sĩ, tác phẩm của anh không phải là thứ để đem ra phân tích mổ xẻ, mà là thứ để cảm nhận và… tiêu hóa. Nhà phê bình không có chỗ đứng trong thế giới của một nghệ sĩ thực thụ. Ừ thì có thể anh nghệ sĩ sẽ đọc bài của nhà phê bình, nhưng đọc thế thôi, cho trôi thời giờ, giống như đọc báo cũ hôm qua khi đang ngồi trên bệ xí lúc bảy giờ sáng vậy. Thể loại nghệ sĩ mới này chắc chắn là sẽ tự hạ mình xuống đẳng cấp của nhà phê bình, hoặc khi cần thì còn cúi thấp hơn nữa, chỉ để làm rõ ý rằng anh ta là nghệ sĩ thực sự. Mà như thế thì rõ phản tác dụng, tức là, anh ta chẳng nghệ sĩ tí nào. À, ngoài ra cần biết láo xược một chút nữa chứ.
Ý kiến - Thảo luận
8:46
Thursday,14.6.2012
Đăng bởi:
pikachu
8:46
Thursday,14.6.2012
Đăng bởi:
pikachu
http://dantri.com.vn/c23/s23-606722/ai-mua-cac-tac-pham-nghe-thuat-va-tai-sao.htm
21:27
Wednesday,13.6.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Đình Đăng
@ Giời Ơi:
1) Lý thuyết hạt nhân (chuyên môn của tôi) và nhà máy điện hạt nhân thì cũng gần nhau như hội hoạ và ... kiến trúc. Vậy nên, đóng hay mở nhà máy điện hạt nhân không ảnh hưởng gì tới các "diễn biến hoà bình" trong công việc của tôi, ngoài chuyện chúng tôi phải tiết kiệm điện và vài biện pháp chung khác áp dụng cho tất cả mọi người đang sống trên ...xem tiếp
21:27
Wednesday,13.6.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Đình Đăng
@ Giời Ơi:
1) Lý thuyết hạt nhân (chuyên môn của tôi) và nhà máy điện hạt nhân thì cũng gần nhau như hội hoạ và ... kiến trúc. Vậy nên, đóng hay mở nhà máy điện hạt nhân không ảnh hưởng gì tới các "diễn biến hoà bình" trong công việc của tôi, ngoài chuyện chúng tôi phải tiết kiệm điện và vài biện pháp chung khác áp dụng cho tất cả mọi người đang sống trên nước "tư bản giãy chết" Nhật Bổn này. 2) Dù sao, tôi sợ không khéo bạn sắp phải rút lại lời cám ơn của mình, vì thủ tướng Nhật vừa tuyên bố sẽ cho chạy lại 2 nhà máy điện hạt nhân. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp