“Gần” của Mạc Hoàng Thượng: Sức mạnh trường quy
10. 06. 12 - 7:33 am
Người xem Sài Gòn
Mảnh đất, 135 x 185cm, chì trên bố, 2012
Như Soi từng đề cập, triển lãm Gần của Mạc Hoàng Thượng đang diễn ra tại phòng tranh Cactus (17/12 Nguyễn Huy Tưởng, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) và sẽ kéo dài đến hết ngày 21. 6. Mượn chất liệu chì và cái vỏ hình họa, Mạc Hoàng Thượng đã bắt đầu chạm đến cõi vi tế của tranh chì khổ lớn, với 22 tác phẩm. Buổi khai mạc thật đông vui và nhiều “chất lượng” trường quy, vì nhiều sinh viên đến tham dự, phải đến 200 người.
Thực tế cho thấy, thuật ngữ hội họa Việt Nam chưa biết dùng từ nào chính xác và quen thuộc hơn “hình họa” để diễn đạt khái niệm “anatomy”, nên cả với giới trường lớp, nhìn cách mà Mạc Hoàng Thượng vẽ với phương pháp giải phẫu hình (chì trên giấy, trên toan trắng) là lập tức phán: tranh hình họa! Nếu mục đích của môn hình họa trong trường là để rèn luyện kĩ năng nắm bắt hình ảnh của học viên, thì cái cách của Mạc Hoàng Thượng là diễn tả tâm cảnh và ý niệm của người vẽ, nghĩa là nó trọn vẹn tư duy của một tác phẩm. Chính vì vậy, tạm gọi những tác phẩm bút chì của Mạc Hoàng Thượng là tranh chì, dù biết rằng không đúng lắm, bởi chì chỉ là chất liệu. Nhìn từ quan niệm này, trên cái nền của chất liệu và vật liệu, Gần là triển lãm cá nhân hiếm gặp ở Việt Nam trong nhiều năm qua.
Nhìn xa hay xem lớt phớt, các tác phẩm chì khổ lớn này có thể cho ta cảm giác tỉ mỉ trong cách vẽ. Đến gần hơn, nó bắt đầu thu hút bằng nét chì được làm chủ đến cực đoan, nét nào dứt khoát nét đó, không “tô vẽ”, không dư thừa. Được biết Mạc Hoàng Thượng vẽ khá nhanh, cứ suy nghĩ dứt ý là cầm bút chì lên vẽ liên tu bất tận, ba bốn ngày là xong một bức khổ lớn, điều mà nhiều người nghĩ chắc phải mất cả vài tuần. Cái hay của việc vẽ nhanh là giúp họa sĩ gìn giữ được những khoảnh khắc mà mình đã nắm bắt, về điểm này, nó hơi giống với chụp ảnh.
Cây đa, 135 x 185cm, 2012
Tuy nhiên, Mạc Hoàng Thượng đã vượt qua tính mô tả cho “giống như thật” của kỹ thuật hình họa, vài tác phẩm trong triển lãm Gần đã pha trộn được các yếu tố đồng hiện và siêu thực, để trong một phạm vi tối thiểu của nhân diện, người xem nhận ra được thân phận và định mệnh của nhân vật.
“Những tác phẩm chì của Thượng chắc rằng sẽ làm người xem chú tâm nhiều ở chi tiết. Từng nét chì có khả năng quán xuyến và làm chủ tổng thể khá tốt. Anh kiên nhẫn gắn kết từng nét chì này như việc lần theo những vết tích thay đổi của cuộc sống để rồi dần dần hình thành một kiểu bản đồ của đời sống nhân vật”, trong catalog, họa sĩ Lương Lưu Biên nhận định như vậy.
Mạc Hoàng Thượng là giảng viên hình họa, sức mạnh trường quy không chỉ để lại dấu ấn trong tác phẩm, mà còn đủ sức mời gọi nhiều sinh viên, đồng nghiệp đến xem.
Một số hình ảnh trong triển lãm:
Mạc Hoàng Thượng và tác phẩm lấy mẫu từ vợ (trái) và đứa cháu gái
Họa sĩ Nguyễn Phan Bách (con trai Nguyễn Huy Thiệp) từ Hà Nội vào
Họa sĩ Nguyễn Quang Thu
Họa sĩ Lê Huy Cửu
Họa sĩ Lã Huy, nhà văn Thục Linh và họa sĩ Ngô Thị Thùy Duyên
Vợ chồng họa sĩ Nguyễn Tấn Cương, họa sĩ Hứa Thanh Bình và họa sĩ Nguyễn Chí Thanh
Họa sĩ Huỳnh Quang Cường
Gia đình họa sĩ Bùi Tiến Tuấn
*
GẦN Triển lãm cá nhân của họa sĩ Mạc Hoàng Thượng
Khai mạc: 18h thứ 5 ngày 7. 6. 2012 Từ 7. 6 – 22. 6. 2012 Giờ mở cửa: hàng ngày từ 8h30 đến 20h Đia điểm: Cactus-Experimental Art Space 17/12 Nguyễn Huy Tưởng, P. 6, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Có lẽ đây là một cách để mua vui chăng? nhiều lỗi quá!!! ...xem tiếp
18:38Wednesday,13.6.2012Đăng bởi: khóc
Có lẽ đây là một cách để mua vui chăng? nhiều lỗi quá!!!
7:37Monday,11.6.2012Đăng bởi: Giời Ơi
Có người kiếm sĩ tự trói chặt chân tay của mình lại để luyện một kiếm phổ có tên là "kiếm ý". Quả nhiên trở thành thiên hạ vô địch thủ. Chỉ bởi vì không ai dám rút kiếm ra tấn công một người bị trói. Bạn Thượng Hỉ cứ cất tranh bút chì của bạn ở trong ba lô để làm họa sĩ cũng chẳng sao. Có điều chính bạn cũng đã từng triển lãm rất nhiều tranh bằng ...xem tiếp
7:37Monday,11.6.2012Đăng bởi: Giời Ơi
Có người kiếm sĩ tự trói chặt chân tay của mình lại để luyện một kiếm phổ có tên là "kiếm ý". Quả nhiên trở thành thiên hạ vô địch thủ. Chỉ bởi vì không ai dám rút kiếm ra tấn công một người bị trói. Bạn Thượng Hỉ cứ cất tranh bút chì của bạn ở trong ba lô để làm họa sĩ cũng chẳng sao. Có điều chính bạn cũng đã từng triển lãm rất nhiều tranh bằng các loại chất liệu khác trừ bút chì. Thế nên động viên MHT là tốt nhưng bạn Thượng cũng rất nên cân nhắc để khỏi lầm lẫn giữa "cất đi" và bày ra.
...xem tiếp