|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhSao không dám tự nghi ngờ? 02. 07. 10 - 3:28 pmTrần Trọng LinhXin gửi đến anh Trần Lương, các nghệ sỹ Việt Nam, và những người quan tâm đến nghệ thuật Một dân tộc có đến hơn 3000 km đường biển những vẫn chỉ dừng lại ở việc đánh bắt gần bờ với những chiếc thuyền thúng. Phải chăng vì Việt Nam là một nước luôn chịu thiên tai, địch họa? Kể ra có đến hàng tỷ lý do để bao biện, nhưng hãy bỏ chút thời gian để xem xét lại mình. Tôi xin lấy nước Đức là một ví dụ.Với khí hậu khắc nghiệt, mùa đông có những ngày nhiệt độ xuống dưới 30 độ, Đức sau cuộc thất bại chiến tranh thế giới thứ II, ngoài việc phải bồi thường chiến tranh, các thành phố lớn gần như bị xóa sổ hoặc tan hoang, các nhà máy lớn hoặc bị đóng cửa hoặc bị Liên Xô tiếp quản; tiếp đó đất nước bị chia cắt thành hai nửa Đông Đức và Tây Đức… Quay lại với chữ phải chăng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây với người Đức là gì? Sau chiến tranh, bằng sức mạnh gì để nước Đức khôi phục lại như ngày hôm nay? Theo tôi tìm hiểu được, đó chính là tính TỰ PHỦ NHẬN. Nhìn lại chúng ta ngày hôm nay, chiến tranh đã qua 35 năm chúng ta vẫn say sưa với những hào quang cũ, ôm ấp những quá khứ huy hoàng, chưa một lần tự kiểm điểm. Cái hội chứng vỗ ngực mà không sợ trụy tim này cũng có quá nhiều ngay trong giới văn nghệ sỹ – tầng lớp mà chúng ta coi là những người định hướng văn hóa cho một xã hội, mà biểu hiện cao nhất là không chịu để ai chê mình. Trong suốt quá trình theo dõi diễn biến phản ứng của nghệ sỹ và những người yêu nghệ thuật xung quanh tác phẩm của Phương Linh, tôi nhận thấy rất đáng mừng cho Phương Linh, vì với một tác phẩm nhỏ nhưng nó đem tới cho cô nhiều ý kiến trái chiều thật sự thú vị. Như với bài của Lê Thị Liên Hoan hay của Lê Hà, đáng nhẽ ra nghệ sỹ nên cảm ơn những bài viết ấy. Chúng cho thấy sự quan tâm của công chúng đến tác phẩm của bạn, chúng giúp bạn đặt ra những phản biện để từ đó tự củng cố cơ sở lý luận của mình thêm chặt chẽ. Mặc dù ở đây những phản biện của anh Lê Hà cũng có nhiều điều tôi chưa thật đồng tình, nhưng theo tôi nghĩ, anh chỉ muốn “xoay” nghệ sỹ với câu chữ chứ không thật sự ác ý hay vùi dập. Những phản biện thật sự cực đoan như vậy sẽ giúp cho nghệ sỹ trưởng thành hơn. Trong bài viết trước đó của anh Đức Minh, ngoài những nhận định về tác phẩm của Phương Linh một cách thẳng thắn, thì những nhận xét của anh về Lê Hà không thật sự công tâm, thậm chí có những lời lẽ mang tinh thóa mạ. Điều này ngược lại với tiêu chí của SOI. Đây là một website mang tính mở, mọi ý kiến đều có giá trị ngang nhau. Tiếp tới là bài viết của anh Trần Lương. Rất khó để giữ được bình tĩnh với những gì anh phát ngôn. Dĩ nhiên không thể phủ nhận những đóng góp của anh cho nghệ thuật nước nhà, nhưng cũng không nên vì thế mà anh cho rằng mình là gã khổng lồ, là trung tâm của vũ trụ trong giới nghệ thuật đương đại. Cùng với anh, còn bao nhiêu cá nhân khác hoạt động trong mọi lĩnh vực nghệ thuật khác nhau ở trong và ngoài nước, cùng đưa hình ảnh nghệ thuật Việt Nam ra với bạn bè quốc tế. Để xây lên một cái Tháp Nghệ Thuật của một nền văn hóa, một cá nhân là không đủ, chắc anh hiểu rõ điều này hơn ai hết. Trong diễn đàn này tôi rất đồng ý với quan điểm của ban biên tập SOI. Các bạn luôn duy trì và điều tiết rất tốt những ý kiến của mọi người. Cầm trịch và dung hòa mọi phản biện một cách nghiêm túc. Những cố gắng không biết mệt mỏi đó cho một trang website gần như không có kinh phí. Các bạn đã làm một cầu nối cho các nghệ sỹ cùng chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo. Nhưng thay vào những nỗ lực đó, thỉnh thoảng có những ý kiến không những thiếu tính xây dựng mà còn mang tính phá đám. Thí dụ như anh Trần Lương cho rằng trên diễn đàn thiếu những phê bình nhận định nghệ thuật mang tính chuyên môn. Xin thưa với anh rằng những gì anh viết trước kia thì ở đây tôi chỉ cần bỏ ra 4 – 5 euro mua một tạp chí chuyên ngành, mất thêm khoảng một tiếng để dịch ra tiếng Việt là OK đầy “chuyên môn”. Nhưng chính tôi đang thật sự nghi ngờ…Với cá nhân tôi, những thế hệ gần đây như Nguyễn Quân, Đào Châu Hải, Phan Cẩm Thượng, Trần Trọng Vũ, Trương Tân… và cả anh nữa Trần Lương, luôn là những tấm gương hoạt động nghệ thuật đáng học hỏi cho thế hệ trẻ chúng tôi. Nhưng tôi cảm thấy anh đang tạo ra cho mình một cái bóng quá lớn, đến nỗi ngoại trừ ban biên tập Soi (đại diện cho một tập thể) thì hầu như không có bất cứ một nghệ sỹ hay cá nhân nào có những phản ứng trái chiều với anh. Vô hình chung điều đó tự ru ngủ cho chính những luận điểm của anh. Rồi một lúc nào đó có thể tự anh nghĩ rằng những gì mình nói ra đều thuộc về Chân Lý. Xin lỗi anh và hy vọng sau bài viết này anh thật sự mở lòng để đón nhận sự thẳng thắn của tôi. Để kết thúc cho bài viết này, ý tóm lại duy nhất của tôi để chuyển tải đến các bạn là Sự Tự Phủ Nhận. Vì sao người Đức quay lại được với vị thế siêu cường sau chiến tranh, vì sao cộng đồng nghệ sỹ Trung Quốc mạnh như vậy?Câu trả lời là họ sẵn sàng ngồi lại để đối thoại với nhau, bỏ qua cái “TÔI” quá lớn để tự phủ nhận bản thân. Có một câu nói rằng:”Chúa đã làm cho con người không hiểu nhau bằng cách tạo ra con người có những màu da khác nhau, tôn giáo khác nhau và ngôn ngữ khác nhau. Chỉ có một ngôn ngữ chung là nghệ thuật mới làm cho con người hiểu và gần nhau hơn”. Thân ái, Ý kiến - Thảo luận
18:20
Sunday,4.5.2014
Đăng bởi:
tranh chợ
18:20
Sunday,4.5.2014
Đăng bởi:
tranh chợ
có gì SUNG SƯỚNG hơn sau những giờ cô đơn với mãi mê sáng tạo. rồi có những giây phút hòa mình lắng nghe những quan điểm, ý kiến tuyệt vời và chân thành như vậy. thankssss!
10:30
Sunday,4.5.2014
Đăng bởi:
Ha Dan Phi
Phi mê những quan điểm như thế ! Và Mong như thế sẽ được cộng hưởng từ mọi nguồn ý kiến để chúng ta cùng nhau đi lên hội tụ và phát triển!
TỰ Phủ Nhận ! ...xem tiếp
10:30
Sunday,4.5.2014
Đăng bởi:
Ha Dan Phi
Phi mê những quan điểm như thế ! Và Mong như thế sẽ được cộng hưởng từ mọi nguồn ý kiến để chúng ta cùng nhau đi lên hội tụ và phát triển!
TỰ Phủ Nhận ! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp