Nghệ sĩ thế giới

Joana Vasconcelos vào cung điện:
Tuy nữ quyền nhưng vẫn vui 23. 06. 12 - 11:16 am

Juliette Soulez - Phước An và Soi dịch

Lâu đài Versailles hiện đang trưng bày tác phẩm của Joana Vasconcelos trong một triển lãm lạ lùng, kiêu hãnh khoe một loạt những tác phẩm điêu khắc thêu tay cùng những tượng hoa cương bọc trong đám đồ thêu. Joana Vasconcelos đã trở thành nghệ sĩ nữ đầu tiên và cũng là nghệ sĩ trẻ nhất được Versailles mời bày triển lãm. Trong ảnh: tác phẩm “Marilyn” 2011

 

Trước đó, ở vòng xét duyệt, một tác phẩm của Joana Vasconcelos đã bị hội đồng Versailles từ chối: “Cô dâu” là một chiếc đèn chùm tuyệt đẹp và đậm chất nữ quyền bất kính, làm từ 25,000 chiếc tampon vệ sinh. Lý do từ chối: chiếc đèn này không thích hợp với không gian này. Tuy thiếu “Cô dâu”, các tác phẩm còn lại của Vasconcelos vẫn làm được việc cần làm: đưa được người phụ nữ vào trung tâm lịch sử Versailles.

 

Theo truyền thống, và tất nhiên thôi, tổ chức cực bảo thủ “Hiệp đồng Bảo vệ Versailles” (Coordination de la Défense de Versailles) đã tấn công triển lãm, hệt như hồi 2008 từng tấn công các tác phẩm của Jeff Koons tại đây… Trong hình: tác phẩm “Chó bóng” của Jeff Koons ở Versailles.

 

… hay các tác phẩm của Takashi Murakami hồi 2010 (mà ai bảo Versailles cứ mời những người “đầy khiêu khích”!). Trong hình là tác phẩm “Kakai và Kiki” của Murakami.

 

Một người của hội bảo thủ này, Baron Roland, viết trên blog của hội, rằng “hóa ra chính Joana Vasconcelos, nữ hoàng của băng vệ sinh Tampax, của chai lọ, xoong nồi, và những vật dụng lố lăng khác, (đã đến đây) để chế giễu phụ nữ và để làm nhơ nhuốc di sản quý giá nhất của chúng ta.” Joana Vasconcelos thờ ơ trước những tấn công như vậy, nói rằng cô không ngại những cuộc luận chiến – là những thứ không tránh khỏi trong nghệ thuật đương đại.

 

Sung sướng làm sao, triển lãm đã nhấn chìm những phê bình, chỉ trích bằng những sắp đặt phóng túng và bất ngờ. “Coeur Indépendant” (Trái tim độc lập, 2006), đặt trong Phòng Chiến tranh (Salon de la Guerre), được làm bằng những dao kéo nhựa màu đen, có nhạc cổ truyền Fado của Bồ Đào Nha chơi làm nền. Tác phẩm thể hiện những cặp chủ đề tách biệt: những đồ vật hàng ngày đặt cạnh giai điệu nhạc Bồ truyền thống, Arte Povera trộn với Pop Art, và việc ăn uống đem ví với việc chiến tranh. “Thế giới đã thay đổi tại chính nơi đây mà, từ nền quân chủ thành nền cộng hòa,” Vasconcelos hóm hỉnh nói với báo chí.

 

Trong Phòng Gương (Galerie des Glaces), một đôi giày cao gót làm bằng xoong nồi có tên “Marilyn” phản chiếu lại một cách vui nhộn và thân thiết kiểu nội trợ trên vô số gương soi trong căn phòng, thành những đôi giày tuyệt đẹp và đầy ấn tượng, nói về thân phận của người phụ nữ, về sự tách hẳn giữa huyền thoại Marilyn Monroe với những mong đợi về “công tác” nội trợ.

 

Nhìn cái cách Vasconcelos “chơi” với kích cỡ của tác phẩm, người ta lại nhớ tới “Alice trong xứ Thần tiên”, đặc biệt trong tác phẩm “Pavillon de Vin” (Lều Rượu) của cô, là một cái chai khổng lồ…

 

… và tác phẩm “Pavillon de Thé” (Lều Trà) – là một ấm trà to vật vã – trong vườn thượng uyển. Hai tác phẩm dường như mời gọi, “Uống tôi đi!”

 

Những chiếc giường của hoàng hậu đã được trang bị thêm “Tóc giả” (Perruque) – một trong những tác phẩm mà Vasconcelos làm riêng cho show Versailles này. Tác phẩm là một khối cầu bằng gỗ được phủ lô nhô cọc nhọn, từ đó thả xuống những búi tóc nhiều màu. Được đặt ngay cạnh giường hoàng hậu, tác phẩm như một loại totem (vật tổ) đương đại. “Tôi gọi hồn tất cả những phụ nữ từng sống nơi đây,” Vasconcelos nói.

 

Vasconcelos vậy là đã bước vào lịch sử (triển lãm) của cung điện này với một sắc thái đùa cợt nhẹ nhàng, bằng những con tôm vải khổng lồ đặt trên bàn dạ yến…

 

… hay bằng những con sư tử đá phủ đầy những đăng ten (Gardes, 2012), kết quả của một sự “lai tạo” giữa những món Pop Art với kiểu trang trí Rococo của thế kỷ 18.

 

Tại Sảnh Chiến tranh (Galerie des Batailles), Vasconcelos cũng đã đặt ba nàng “Valkyries” (những tiểu nữ thần xinh đẹp chết đi khi còn trinh, lên trời được thần Odin giao nhiệm vụ len lỏi giữa chiến trường, nhặt linh hồn những tử sĩ dũng cảm nhất, đem lên trời, thành chiến binh của đội quân linh hồn. Tại đây, các chiến binh được các nàng Valkyries phục vụ đồ ăn nhiều chất béo (cholesterol?) và rượu mật ong. Mỗi khi xuống trần, các nàng Valkyries hóa thành thiên nga, tắm trong những dòng suối đẹp – theo Wikipedia).

 

“Valkyrie” ngay trung tâm sảnh rất to, như bằng vàng, hoa mỹ kiểu Baroque. Ba tác phẩm này lồ lộ tính thủ công với một mớ những búi vải và tua rua, vươn khắp không gian phòng. Đặt tên Valkyries là nghệ sĩ muốn gợi nhớ tới vở opera “Ride of the Valkyries” của Wagner. Hình dạng lộn xộn, khác thường của những tác phẩm này có thể coi như một lời phê bình cái thế giới phô trương và độc đoán của nhà soạn nhạc.

 

Trong khi đó, “Lilicoptère” hào nhoáng – là một chiếc trực thăng vàng với bộ lông đà điểu khổng lồ – vừa là một lời châm biếm, vừa là một ảo ảnh của giới quý tộc sa sút.

 

Vasconcelos, với nét kì dị, sự phong phú, đã nhắc lại một cách khác (quá khứ của) Versailles, đồng thời tạo nên một vũ trụ lạ lùng của nghệ thuật, mà những ai đến Paris đều không thể bỏ qua. Vừa làm thủ công, vừa hậu hiện đại, tác phẩm của Vasconcelos đã rất khéo léo để vừa vẫn nữ quyền, vừa mang tính chính trị, mà vẫn vui.

 

*

– Về người có công mang triển lãm đương đại vào Versailles, các bạn có thể xem thêm bài “Vị giám đốc gây tranh cãi của Versailles sắp phải chào tạm biệt

– Về triển lãm hồi 2010 của Murakami tại điện này, các bạn xem bài “Takashi Murakami gây náo loạn

– Về Jeff Koons, người từng triển lãm tại Versailles hồi 2008, các bạn xem thêm “Jeff Koons thành Viện sĩ Danh dự: khối người tức

Ý kiến - Thảo luận

16:15 Saturday,23.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Xem Cristina Branco (sinh 1972) - nữ hoàng Fado của Bồ Đào Nha đương đại ca Fado Tango tại

http://www.youtube.com/watch?v=pYHKAiyLcnI

Website của nữ ca sĩ này có địa chỉ tại:
http://www.cristinabranco.com/index_ing.html
...xem tiếp
16:15 Saturday,23.6.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Xem Cristina Branco (sinh 1972) - nữ hoàng Fado của Bồ Đào Nha đương đại ca Fado Tango tại

http://www.youtube.com/watch?v=pYHKAiyLcnI

Website của nữ ca sĩ này có địa chỉ tại:
http://www.cristinabranco.com/index_ing.html 
14:10 Saturday,23.6.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"... triển lãm … có nhạc cổ truyền Fado của Bồ Đào Nha chơi làm nền ..."

???????????????????????????

Joana Vasconcelos là ai hè ?
Nhạc Fado là gì mà liên quan đến "NỮ-QUYỀN" tới mức nữ sĩ đưa vô chiển lãm này hè ?

Từng nghe:

"CHăm năm trong cõi người ta,
Cái zì không biết thì tra gúc-gồ…”

Ồ, thì hóa ra:

1. Nữ nghệ sĩ sinh ở Pháp năm 1971 nì có gốc Bồ-Đà
...xem tiếp
14:10 Saturday,23.6.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"... triển lãm … có nhạc cổ truyền Fado của Bồ Đào Nha chơi làm nền ..."

???????????????????????????

Joana Vasconcelos là ai hè ?
Nhạc Fado là gì mà liên quan đến "NỮ-QUYỀN" tới mức nữ sĩ đưa vô chiển lãm này hè ?

Từng nghe:

"CHăm năm trong cõi người ta,
Cái zì không biết thì tra gúc-gồ…”

Ồ, thì hóa ra:

1. Nữ nghệ sĩ sinh ở Pháp năm 1971 nì có gốc Bồ-Đào-Nha
2. Nhạc Fado là thứ quốc hồn quốc túy của người Bồ. Ai đã nghe 1 lần thì mê-mẩn-ám-ẩn cả đời (???)

Sới thêm tin ngoài-luồng về nhạc Fado tí:

"... Ca sĩ Fado có lối trình diễn rất độc đáo, họ thường thuộc phái nữ, ca sĩ nhắm mắt khi hát như thể chìm đắm trong cơn hôn mê, như thể đã trút bỏ được thực tại bên ngoài để truy tìm điều gì xa thẳm trong ký ức.

Đây không phải chỉ là điệu bộ, nốt nhạc, lời ca, cách luyến láy của Fado cũng hướng về những cực độ để bộc lộ một niềm hoang vắng, một nỗi hoài nhớ. Chẳng vậy mà người nghe không khỏi liên tưởng đến một câu nói nổi tiếng của thi sĩ Bồ Đào Nha Fernando Pessoa rằng: Bất mãn, đó chính là cốt lõi của nhân sinh. Không phải ngẫu nhiên mà FADO, gốc gác của từ ngữ này xuất phát từ tiếng latin FATUM có nghĩa là ĐỊNH MỆNH. Bất mãn trước định mệnh, dòng nhạc Fado mang tính thống thiết của lời tự sự chất vấn nỗi hoài vọng, nỗi buồn u uẩn mà người Bồ Đào Nha vẫn gọi là Saudade. Mô típ của Fado là tình yêu, sự ghen tuông mất mát, nỗi nhớ, thái độ chờ đợi một điều gì đó sẽ không bao giờ xuất hiện, tất nhiên mô típ luôn ẩn hiện là cái chết.

Ngày nay trong những quận bình dân của thủ đô Lisboa, ví dụ như khu Alfama, những buổi tối dịu trời, người Bồ Đào Nha vẫn còn tụ tập trong những tửu quán để hát Fado, giữa các thùng phuy bằng gỗ đựng rượu và các bức tường được trang trí bằng gạch lát vuông men trắng.
Chính ở nơi đây trong các con hẻm đông đúc ở khu Barrio Alto hay Alphama mà dòng nhạc Fado đã nảy sinh vào thế kỷ 19, giữa đám dân bến cảng, những nàng "Kiều", những cô gái ăn sương, những tên anh chị và thủy thủ của Lisboa. Giữa thế kỷ 19, tiếng hát Fado được xem là nghệ thuật dành riêng cho giới ăn chơi giang hồ thuộc hạ tầng xã hội. Nữ ca sĩ đầu tiên lẫy lừng trong truyền thống Fad thời bấy giờ là một cô gái mãi dâm nổi tiếng Maria Severa Onofriana. Người ta quây quần trong tửu quán nghe giọng ca não nùng của nàng trước khi nàng bị ám sát. Vào thời đó Fado được định hình với một giọng hát nữ đệm theo tây ban cầm 12 dây. Nữ ca sĩ mặc trang phục đen, hát phải nhắm mắt..."
(nhặt tại: http://www.rfi.fr/actuvi/articles/104/article_765.asp)

Bạn nào muốn ngó hình to-tỏ thêm về cung VẸC-XÂY ngất-ngây-con-gà-tây với Fado và nghệ sĩ/nghệ thuật đương đại Bồ xin mời ghé vô đây:

http://www.designboom.com/weblog/cat/10/view/21867/joana-vasconcelos-at-versailles.html

ạ ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả