|
|
|
|||||||||||||
Tạp hóa - Xã hộiHí họa 26. 6. 2012: Dịch “cartoon” là gì đây? 25. 06. 12 - 11:49 pmTác giả của bức này là Suresh Sawanth, được giải đặc biệt trong một cuộc thi cartoon có chủ đề “Sa mạc và sa mạc hóa“, của Ấn Độ, năm 2006.
Còn bức này của Sanketh Gurudatta, cũng đoạt giải cao (?) trong cuộc thi này:
Trong hai trường hợp này, nên dịch “cartoon” là gì đây các bạn? Vì “hí họa” thì chắc chắn không phải rồi (cười có được đâu), mà “biếm họa” thì có lẽ cũng không được nốt (biếm thì cũng phải có tính “hí” ít nhiều trong đó chứ nhỉ?)
Ý kiến - Thảo luận
14:25
Wednesday,27.6.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Đình Đăng
14:25
Wednesday,27.6.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Đình Đăng
Nhà văn Anh Anthony Burgess (1817 - 1993) từng nói: "Dịch thuật không chỉ là vấn đề từ ngữ; đó là vấn đề làm thế nào cho cà một nền văn hoá trở nên dễ hiểu."
Như tôi đã viết trong một cmt dưới tranh vui về hàng không Ấn Độ, trong tiếng Anh "caricature" và "cartoon" nhiều khi không đồng nhất. 1- Từ điển Meriam-Webster định nghĩa "caricature" là sự cường điệu bằng cách làm biến dạng mang tính khôi hài một số nét của đặc điểm, tính cách. Trong khi đó "cartoon" là hình vẽ mang tính châm biếm, caricature, hay hài hước, Như vậy "cartoon" bao gồm cả "caricature". 2 - Wikipedia định nghĩa "caricature" là chân dung cường điệu hoặc bóp méo bản chất cuả một người, một con vật, hay một vật để khiến người ta đễ nhận ra, trong khi "cartoon" được định nghĩa giống như 1. Hoạ sĩ vẽ cartoon được gọi là "cartoonist". 3 - Theo cartoonist S. Jithesh, "caricature" là minh hoạ châm biếm một người hay một vật, còn "cartoon" là minh họa châm biếm một ý tưởng. Định nghĩa này phù hợp với thực tế áp dụng cho hai từ này trong tiếng Anh. (Ở đây không bàn đến nghĩa cartoon là phác thảo chuẩn bị để vẽ bích hoạ). 4 - Tuy nhiên caricature không phải chỉ là phê phán, chế giễu hay đả kích, mà còn nhằm khen ngợi và tán dương nữa, ví dụ caricature sau đây về thiên tài piano Franz Liszt: http://music-toronto.com/wp-content/uploads/2011/10/Liszt_caricature_Musee-Carnavalet_Paris.jpg 5 - Trong tiếng Việt từ "hí họa" được ghép từ hai chữ Hán "hí" (戲) có nghĩa là "đùa bỡn" và "hoạ" (画) có nghĩa là "vẽ". Như vậy "hí hoạ" là từ Hán-Việt của "tranh vui". Từ "biếm hoạ" được ghép từ hai chữ Hán "biếm" 貶 tức là "chê, giảm xuống, dìm xuống", và "hoạ" (画). Như vậy "biếm hoạ" là "tranh phê phán, chê bai, đả kích, dè bỉu". Trên thực tế nhiều biếm hoạ không hề mang tính chê như trên, ví dụ loạt chân dung biếm hoạ các văn nghệ sĩ tại http://us.24h.com.vn/cuoi-24h/biem-hoa-chan-dung-gioi-van-nghe-si-c70a427877.html 6 - Nhật Bản là nước dùng rất nhiều chữ Hán. Trong tiếng Nhật "hí hoạ" (người Nhật đọc là "ghiga") hay "phong thứ hoạ" 風刺画 (fưshiga) có nghĩa là caricature ("phong thứ" có nghĩa là "châm biếm"), còn "mạn hoạ" 漫画 (người Nhật đọc là "manga") là cartoon, trong đó "mạn" có nghĩa là "buông tuồng, không tự kiềm chế". 7 - Vì vậy không phải lúc nào cũng có thể dịch chính xác tương đương một-một. Dựa trên các định nghĩa như trên, tôi nghĩ dịch "cartoon" là "hí họa" hay "tranh vui", còn "caricature" là "biếm họa" là tạm được, nếu hiểu biếm hoạ không chỉ là chê, mà còn có thể là khen nữa.
10:04
Tuesday,26.6.2012
Đăng bởi:
candid
Em nghĩ là "biếm họa" là chuẩn, cười trong nước mắt cũng là 1 kiểu cười.
...xem tiếp
10:04
Tuesday,26.6.2012
Đăng bởi:
candid
Em nghĩ là "biếm họa" là chuẩn, cười trong nước mắt cũng là 1 kiểu cười.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Như tôi đã viết trong một cmt dưới tranh vui về hàng không Ấn Độ, trong tiếng Anh "caricature" và "cartoon" nhiều khi không đồng nhất.
1- Từ điển Meriam-Webster định nghĩa "caricature" là sự cườn
...xem tiếp