Tảng đá lơ lửng của Michael Heizer, hay sự khôn ngoan của bảo tàng
29. 06. 12 - 5:47 pm
Hữu Khoa tổng hợp
LOS ANGELES – Một tảng đá đã trở thành “ngôi sao” khi Bảo tàng Nghệ thuật quận Los Angeles (LACMA) dỡ những tấm bạt che ra.
Tác phẩm mới nhất của nghệ sĩ Michael Heizer là một tảng đá 340 tấn, được đặt làm sao mà trông như treo lơ lửng trên không trung.
Khoảng một ngàn người đã có mặt giữa trời nắng to, hôm Chủ nhật 24. 6 vừa qua ở Los Angeles, khi tác phẩm Levitated Mass (Khối bay lên) được ra mắt ở sân sau của bảo tàng, và có lẽ sẽ nằm ở đó vĩnh viễn.
Tác phẩm là một khối đá granite cao bằng căn nhà hai tầng, vận chuyển từ một mỏ đá vùng Riverside về hồi đầu năm. Suốt từ hồi ấy tới nay, nghệ sĩ đã loay hoay đặt tảng đá thật cẩn thận phía trên một cái hào của bảo tàng, dài 140m, mà khách tham quan vẫn qua lại. Từ cái hào này ngước lên, tảng đá trông sẽ như lơ lửng đầy đe dọa trên đầu.
Nghệ sĩ Heizer (ảnh), 67 tuổi, là người hiếm khi xuất hiện trước công chúng, đã có mặt để cắt băng khai trương, và là người đầu tiên “đi làm mẫu” dưới tảng đá. Trên đường đi, ông vẫy chào và bắt tay các viên chức bảo tàng và những người yêu nghệ thuật.
Cũng hôm Chủ nhật, bảo tàng LACMA đã khai mạc triển lãm “Michael Heizer: Actual Size” (Kích cỡ thật), với hơn một chục bức ảnh cực to chụp các tác phẩm khác của nghệ sĩ. Heizer có lẽ nổi tiếng nhất với tác phẩm “Double Negative” (Âm tính kép – ảnh), là một hình khắc dài 510m vào nền sa mạc ở nam Nevada.
Để có tác phẩm Levitated Mass, Heizer đã lên kế hoạch từ 40 năm trước, nhưng khó khăn là tìm cho được một tảng đá hoàn hảo. Cuối cùng, ông đã tìm thấy “nó”, cách đây 7 năm, tại một mỏ đá ở ngoại ô Riverside. Phải mấy chục người và một xe moóc có thiết kế đặc biệt vận chuyển được tảng đá qua những mặt đường của 22 thành phố. Trong ảnh: Đưa hòn đá lên xe moóc của bảo tàng từ mỏ về.
Chuyến đi kéo dài gần hai tuần, chỉ đi được ban đêm, và tốc độ hiếm khi vượt quá 8km/h. Để cảm ơn những người đã phải chịu đựng những khi đường tắc, những sự chậm trễ do việc vận chuyển tảng đá gây ra, bảo tàng có hẳn một tuần vào cửa không mất tiền vé cho những người sống trong vùng mà hòn đá đi qua.
Chuyện đẹp-xấu, hay-dở thế nào sẽ còn tranh cãi nhiều, nhưng hiệu quả rõ ràng nhất là việc quảng bá cho LACMA. Chiếc xe đi “hợp pháp” như vậy suốt hai tuần, được bao nhiêu người tò mò xúm quanh, chụp ảnh, đưa lên mạng và bàn tán. Bộ phận PR của LACMA quả là giỏi!
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
5:18Saturday,30.6.2012Đăng bởi: Giời Ơi
Triển lãm của Mặc Thủy không những đã được duyệt mà còn "thành công rực rỡ" rồi đấy thôi. Bởi vì ngoài ý tưởng bạn đã viết ra bằng chữ khán giả không còn nhu cầu xem một cục đá vuông vức như thế làm gì.Tiện đây cũng đề xuất luôn, bạn có thể cho biết cục đá hiện ở đâu để các nhà nghiên cứu nghệ thuật đến chụp ảnh viết bài quảng bá tác phẩm. ...xem tiếp
5:18Saturday,30.6.2012Đăng bởi: Giời Ơi
Triển lãm của Mặc Thủy không những đã được duyệt mà còn "thành công rực rỡ" rồi đấy thôi. Bởi vì ngoài ý tưởng bạn đã viết ra bằng chữ khán giả không còn nhu cầu xem một cục đá vuông vức như thế làm gì.Tiện đây cũng đề xuất luôn, bạn có thể cho biết cục đá hiện ở đâu để các nhà nghiên cứu nghệ thuật đến chụp ảnh viết bài quảng bá tác phẩm. Nhớ đài thọ toàn bộ chi phí ăn ở và có thêm phong bì nữa càng tốt. Quảng Nam Đà Nẵng đã làm thế rồi.
21:54Friday,29.6.2012Đăng bởi: Marcus
@ Mặc Thủy: Bạn nên làm ọột khối đá bằng vàng, hoặc ngọc, hoặc bạc cũng được. Làm một cam kết sau khi trưng bày xong tặng lại bảo tàng. Như thế kinh phí của bảo tàng (tức của nhân dân) bỏ ra cho bạn sẽ được đền bù, như thế chắc công bằng hơn, tôi nghĩ thế. ...xem tiếp
21:54Friday,29.6.2012Đăng bởi: Marcus
@ Mặc Thủy: Bạn nên làm ọột khối đá bằng vàng, hoặc ngọc, hoặc bạc cũng được. Làm một cam kết sau khi trưng bày xong tặng lại bảo tàng. Như thế kinh phí của bảo tàng (tức của nhân dân) bỏ ra cho bạn sẽ được đền bù, như thế chắc công bằng hơn, tôi nghĩ thế.
...xem tiếp