Tin tức

Tin-ảnh: Triển lãm đơn, triển lãm chung, về nghệ thuật, ngoài nghệ thuật… 03. 07. 12 - 12:01 am

Phạm Phong tổng hợp

BARCELONA – Quỹ Joan Miró và quỹ “la Caixa” giới thiệu “Projection” (Phóng chiếu?) – một triển lãm của Mona Hatoum, người vừa đoạt giải thưởng Joan Miró Prize 2011 – một giải của hai tổ chức trên. Trong ảnh: “Suspended”, 2011 (Lơ lửng), bằng chất liệu laminate chịu lực, xích kim loại. Ảnh: Hugo Glendinning. Courtesy White Cube, London.

 

Về Mona Hatoum, các bạn xem thêm bài Nghệ thuật khái niệm của Mona Hatoum.

THE HAGUE – Mùa hè này, bảo tàng Den Haag giới thiệu triển lãm tổng kết lớn chưa từng thấy của một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất: điêu khắc gia người Áo Erwin Wurm (sinh năm 1954). Trong ảnh: “Tan chảy” 2005, nhựa, sơn, 45x136x101cm.

 

Về Erwin Wurmm, mời các bạn đọc thêm bài Erwin Wurmm đánh tráo khái niệm.

PHILADELPHIA – Một chuỗi sáu tượng đồng đây là sắp đặt cuối cùng được chính cố nghệ sĩ Cy Twombly (1928 – 1911) tự tay lên kế hoạch, hiện đang bày ở tòa nhà Ruth & Raymond G. Perelman Building của Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia. Triển lãm sẽ kéo dài tới năm sau.

 

Những tác phẩm như thế này làm từ 1979 đến 2011, được chính Cy Twombly chọn để bày trong giếng trời của tòa nhà thuộc bảo tàng, trước khi ông mất vào tháng Bảy 2011. Tất cả các tác phẩm đây đều thuê từ quỹ Cy Twombly. Trong ảnh: tác phẩm “Victory” (Chiến thắng), “thai nghén” từ 1987, đổ khuôn 2005. Chất liệu: đồng đánh bóng, 368 x 89 x 34cm)

 

SYDNEY – Hai giám đốc nghệ thuật Catherine de Zegher và Gerald McMaster tuần qua vừa khai mạc Biennale 18 của Sydney, với hơn 100 nghệ sĩ từ hơn 44 nước, bày tác phẩm tại nhiều địa điểm của Sydney. Trong ảnh: Một sắp đặt của nghệ sĩ Thái Lan Pinaree Sanpitak có tên “Anything can break” 2012 (“Cái gì cũng vỡ được”).

 

FRANKFURT – Đâu cũng triển lãm. Cạnh tranh ngày nay là “triển lãm cái gì?”. Từ 27. 6 đến 23. 9. 2012, bảo tàng Städel bày triển lãm “Hội họa trong nhiếp ảnh. Các chiến lược tiếp đoạt” (Painting in Photography. Strategies of Appropriation.)

 

Triển lãm này, với cách giới thiệu toàn diện, đã làm nổi bật được ảnh hưởng của hội họa trên những tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh đương đại. Ảnh: Norbert Miguletz.

 

NEW YORK – Lấy giờ ăn trưa ầm ĩ, huyên náo làm đề tài triển lãm cũng là một sáng kiến. Từ hơn 150 năm nay, không khí nhộn nhịp của người đi ăn trưa đã trở thành nét đặc trưng của New York. Tuần qua, Thư viện Công cộng vừa mở một triển lãm khai thác mối quan hệ giữa New York với bữa ăn giữa ngày. Triển lãm vào cửa tự do, có tên “Lunch Hour NYC” (Giờ ăn trưa ở thành phố New York). Trong ảnh là những chiếc máy bán hàng tự động tại triển lãm, cùng với một bức ảnh của Berenice Abbott, chụp một chiếc máy như vậy vào năm 1937: Ảnh: Jonathan Blanc.

 

ATHENS – Một bức tượng người khổng lồ Cyclop trong triển lãm “Những quái vật Hy Lạp” khai mạc tại bảo tàng Benaki vào giữa tháng 6. Trong thần thoại Hy Lạp, các Cyclops là những người khổng lồ chỉ có một mắt ngay giữa trán, sống trên đảo, tuy con của thần tiên nhưng xấu xí và hung dữ. Có lẽ tâm trạng người Hy Lạp trong lúc này thích hợp nhất là xem những triển lãm gợi lại những câu chuyện cũ, những bài học không bao giờ cũ? Ảnh: Petros Giannakouris.

 

LANSING – Khắp nơi nghĩ ra đề tài để triển lãm, mang nghệ thuật đến với người yêu nghệ thuật. Nhưng trong bức ảnh này, chụp hôm 25. 6. 2012, bức tượng đất sét “Meditation Tower” (Tháp suy ngẫm) của nghệ sĩ Mark Chatterley đã bị một kẻ nào đó ghét nghệ thuật phá hủy ở Lansing, Michigan, Mỹ. Nhà hữu trách đã đưa ra giải 1.000USD cho ai có được thông tin giúp tìm ra manh mối kẻ phá hoại. Tác phẩm này nằm trong chương trình “Nghệ thuật bên sông”, dự định trưng bày tới 30. 8. 2012. Ảnh: Tovah Olson

 

Về người Cyclop, mời các bạn đọc thêm bài Bài học thứ Tư: Gặp người khổng lồ một mắt, não Odysseus bỗng nhiên teo lại.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả