|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnDU CƯ: sự phô diễn? 06. 04. 11 - 6:52 amPhong Vân
DU CƯ TRONG THÀNH PHỐ Sắp đặt Tạo hình kèm ảnh * Lâu mới lại có một triển lãm mỹ thuật đương đại có thể thu hút được đông đảo người đến dự khai mạc đến vậy. Sân trường Đại Mỹ thuật Việt Nam đông kín người, trong đó có rất nhiều gương mặt nổi bật trong cộng đồng mỹ thuật, từ nhà nghiên cứu Nguyễn Quân đến nghệ sĩ Trần Lương, trong giới kiến trúc, từ ông Hoàng Đạo Kính đến Lý Trực Dũng. Tuy nhiên, triển lãm để lại hoặc đúng hơn là gợi ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh trục: thế nào là một tác phẩm nghệ thuật thực sự mang tinh thần đương đại, được gọi là đương đại? 1. Một cái nhà nổi ở bãi sông Hồng được đặt trong một góc sân vườn trường, xung quanh nó là bệ bằng kính, tiếp đến là mấy cái ghế sofa đỏ tươi, xanh cốm trắng tinh; tiếp theo là vòng bao bằng dây dù trên đó có treo kín ảnh về cuộc sống với đa dạng khía cạnh của người dân bãi nổi, từ ăn uống, tắm giặt, vui chơi, nuôi chó mèo, đến cả cảnh trẻ em đi vệ sinh… rất chi tiết và sống động. Bao quanh tác phẩm này là một cái sân vườn lổn nhộn tượng – các bài tập điêu khắc của sinh viên trường, thêm cây cối mọc lung tung tự nhiên, không có gì ăn nhập hoặc liên đới đến tác phẩm. Cái nhà được để nguyên dạng, từ bên ngoài đến bên trong, có lẽ chỉ có những vật dụng gia đình hàng ngày của chủ nhà là được dỡ bỏ, tuy nhiên vẫn còn nguyên ban thờ và trước giờ khai mạc, người ta đã thắp hương cầu cúng ở đó. Để vào được nhà, người xem đi qua cây cầu nhỏ nối bãi cỏ bên dưới với bậc cửa, bên trên bệ kính. Những chi tiết phụ cho triển lãm gồm một màn chiếu video cảnh dỡ nhà và cẩu nhà từ bến Phà Đen về trường Mỹ thuật, cùng cảnh chụp ảnh lưu niệm của các nhóm nhân công, chủ nhà, nghệ sĩ. Tuy nhiên, màn hình này lại được treo sâu trong hành lang của tòa nhà đối diện tác phẩm sắp đặt nên không phải ai cũng để ý đến, và cũng không góp thêm phần hấp dẫn nào cho triển lãm. Ấn tượng mạnh nhất nơi đây có khi là tấm phông triển lãm, dài từ tầng 3 của tòa nhà đối diện xuống đến sát bậc thềm tầng 1, có dễ đến hơn chục mét. Tấm phông cho thấy sự đầu tư tài chính không hề e ngại của nghệ sĩ.
Không cần phải nghĩ nhiều, người ta có thể nắm bắt được ngay lập tức ý tưởng của triển lãm này, như được viết rành mạch trong thông cáo báo chí: “Dự án triển lãm này đưa ra một cái nhìn cận cảnh nhiều mặt về đời sống các hộ dân đang sống trôi nổi trên những chiếc lều phao tạm trên bờ bãi Long Biên. Những khối hình ảnh (lều phao, salon, ảnh phóng sự) kết hợp với nhau tạo những hiệu ứng thị giác để gợi ra thông điệp xã hội về đời sống của một bộ phận cư dân “ngoài lề” tồn tại ở giữa lòng Hà Nội. Điều đó nhằm thúc đẩy sự quan tâm của công chúng, và những người có trách nhiệm chứng kiến về những góc sống đặc biệt của đô thị…”. Những hình ảnh đối lập nhau chưa đủ làm nên hiệu ứng thị giác nếu chúng không được “sắp đặt” đúng cách. Ở đây, điểm yếu của triển lãm là không gian bao quanh tác phẩm không dung chứa được nó. Mặt khác, ngay trong tác phẩm, phần hình ảnh được phóng với kích thước nhỏ, thêm nhiều câu chú thích kèm theo, lại được treo như rải mành mành xung quanh cái nhà khiến cho chúng như làm tăng thêm sự kể lể của “lõi” tác phẩm- nhà phao. Sự kể lể là một cách làm nghệ thuật đương đại yếu ớt về tư duy và phương pháp. Những cái sofa trở nên trơ trọi, không thể đủ sức gánh phần đối trọng của “cái giàu có thị thành” với cái nghèo khó ngay bên cạnh nó, chỉ cách một bờ đê. Trong buổi khai mạc triển lãm, người ta mời ông chủ của căn nhà lên bục diễn thuyết với một giải thích: “Anh đến đây để vui chơi…“. Đây là một lời nói có lẽ thừa thãi và thậm chí không nên. Sự hiện diện của chủ nhân ngôi nhà nên được coi trọng bằng một cách thức khác, để vừa làm nổi bật thêm ý tưởng của triển lãm, vừa gỡ lại phần nào sự “hạ sách” của cái không gian triển lãm này. Họ có thể mời anh nói đôi điều về cảm giác, suy nghĩ của anh khi nghe đặt vấn đề nghệ sĩ mua nhà về làm tác phẩm nghệ thuật chẳng hạn. Anh cũng có thể nói đôi chút về ý kiến của xóm giềng khi nghe tin nhà anh được nghệ sĩ mua và cho nó “du cư vào thành phố”… Nhiều điều khác nữa anh có thể chia sẻ với người dự khai mạc, làm tăng thêm cảm xúc trong họ; cách này sẽ cho thấy sự chia sẻ của nghệ sĩ với anh nhiều hơn là việc họ mời anh lên đứng chắp tay, nghe hết người này đến người kia phát biểu dài dặc về ý nghĩa cộng đồng của triển lãm, cái cộng đồng mà anh là một thành viên nhưng đang bị coi là người ngoài ngay tại nơi khai mạc triển lãm này…. 3. Người ta có thể đưa ra rất nhiều lý do cả khách quan và chủ quan để giải trình về sự không như ý của một tác phẩm. Tỉ dụ, đáng ra nó phải được trưng bày ở đây, ở kia thì tác phẩm mới trọn vẹn về mặt thẩm mỹ lẫn ý tưởng; song vì những lý do a, b, c, và trăm thứ bà rằn khác, “cái đáng ra” ấy không thành hiện thực. Những sự giải thích này trở nên vô nghĩa với người xem, vì đơn giản, họ đến triển lãm chứ không phải đến để nghe giải trình. Và dù hành trình làm ra tác phẩm có chông gai đến đâu, cho dù kết cục, hiện thực của nó kém xa ý tưởng đến thế nào, thì cái hiện thực ấy vẫn thể hiện rõ nhất khả năng làm nghệ thuật của nghệ sĩ.
4. Một tác phẩm nghệ thuật đương đại trước tiên phải thực sự là một tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn để tự nó có thể đối thoại được với người xem thông qua những ám ảnh thị giác, những chiều sâu của không gian bao quanh nó, từ chính nó, những gợi mở ý tưởng từ biểu hiện bên ngoài của nó. Nó là cả một sự bất ngờ mà người xem mỗi lần đối diện đều có thể có được những gợi mở suy tưởng mới mẻ hơn, ít nhất cũng vui vẻ hơn. Triển lãm Du cư trong thành phố có được cái mới là lần đầu tiên đưa một căn nhà nổi vào tận sân trường Đại học Mỹ thuật để làm triển lãm và kèm theo đó là rất nhiều thông điệp cộng đồng, chia sẻ, nhân bản,… Nhưng một tác phẩm không trọn vẹn sẽ khó mà tự thân nói lên được những điều này, và không khéo nó sẽ bị biến thành công cụ phô diễn cho tinh thần xã hội của nghệ sĩ. * Bài liên quan: – DU CƯ: Nhà phao nổi giữa sân trường Yết Kiêu Ý kiến - Thảo luận
22:06
Saturday,30.7.2011
Đăng bởi:
nghesinguyenhongson@gmail.com
22:06
Saturday,30.7.2011
Đăng bởi:
nghesinguyenhongson@gmail.com
Tớ có may mắn là gặp và nói truyện cùng hai bạn Nguyễn Hồng Phương và Vũ Lâm trước khi khai mạc triển lãm "DU CƯ TRONG THÀNH PHỐ". tớ mới biết là dự kiến ban đầu là bầy ở chỗ khác, tính concept cũng khác, nhưng do nhiều lý do nên không theo được ý muốn của hai tác giả, tác phẩm được di chuyển nhiều nơi nhưng cuối cùng dừng lại ở sân trường DHMTVN, chính vì thế mà có cái tiêu đề là "DU CƯ TRONG THÀNH PHỐ".
23:34
Thursday,7.4.2011
Đăng bởi:
tran vinh
Cái này cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa thôi.
...xem tiếp
23:34
Thursday,7.4.2011
Đăng bởi:
tran vinh
Cái này cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa thôi.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp