Tin tức

Tin-ảnh: Tượng đài ở nước người ta 10. 07. 12 - 9:23 pm

Phạm Phong tổng hợp

ULAN BATOR – Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton trông thật nhỏ bé trước bức tượng vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn, trong lễ đón tiếp của chính phủ Mông Cổ dành cho bà, tại Ulan Bator, hôm thứ Hai, 9. 7. 2012. Ảnh: Andy Wong

 

ULAN BATOR – Chắc chắn là dù lịch làm việc có đặc kín hay không, bà Hillary cũng không ghé tượng đài Zaisan Tolgoi này rồi: một tượng đài chiến tranh tưởng niệm các anh hùng Liên Xô và Mông Cổ đã sát cánh chiến đấu trong Thế Chiến I và II. Tượng đài cũng nằm tại thủ đô Ulan Bator, trên một ngọn đồi. Ảnh: Andy Wong

 

ULAN BATOR – Còn nếu đi thăm Choijin Lama Temple Museum tại Ulan Bator, bà Hillary hoàn toàn có thể thực hiện một pô ảnh thế này (với điều kiện không có phóng viên nào chộp được để mà bóp méo). Ở đây có những tượng Phật không mặt để khách tham quan thò mặt vào chụp ảnh kỷ niệm, trông rất nhắng và có thể bị coi là báng bổ ở những nền văn hóa khác. Ảnh: Andy Wong

 

CLEVELAND – Cũng là tín ngưỡng nhưng nếu không có phương cách “giữ khách” thì vẫn ế như thường. Trong ảnh, Antoinette Polk đang lau chùi một bức tượng tại nhà thờ Công giáo Saint Barbara ở Cleveland. Nhà thờ này, thành lập năm 1905, cùng 11 nhà thờ khác đã bị giám mục vùng Cleveland đóng cửa mất hai năm, nay mở cửa lại sẽ phải đối diện với một tương lai mờ mịt: liệu người ta có quay lại không? Ảnh: Tony Dejak

 

HONG KONG – Để lôi kéo và giữ chân người tham quan, có lẽ vẫn cứ phải học Tàu: làm cho to. Trong ảnh, một con chim bay ngang Đại Phật Thiên Tân, là một bức tượng đồng cực lớn tạc Phật Amoghasiddhi(Bất Không Thành Tựu Như Lai), trên đảo Lantau, một điểm du lịch rất được ưa chuộng tại Hong Kong. Ảnh do Kin Cheung chụp hôm 4. 7. 2012

 

KARACHI – Nói chuyện tượng đài và những nơi công cộng, rút cho cùng là một chốn tươi đẹp và mát mẻ (hoặc mát lạnh vì sàn đá chẳng hạn) để dân nghèo thư giãn. Như tượng đài Old Clifton này chẳng hạn, ở Karachi, Pakistan, nơi người ta có thể ngồi chơi, chụp ảnh đẹp. Ảnh do Shakil Adil chụp hôm 9. 7. 2012

 

WARSAW – Và nếu những tượng đài lại kèm theo được một bảo tàng có giá trị nữa thì rất tuyệt (lưu ý: cái này không nên áp dụng ở ta, không thì chỉ “béo” các chú). Trong ảnh: một công nhân đang lau chùi một tượng đài kỷ niệm những người Do Thái đã chiến đấu chống lại phát xít Đức ở Warsaw, Ba Lan. Cạnh tượng đài là một bảo tàng Lịch sử Do thái Ba Lan, sắp hoàn thành. Hôm 4. 7. 2012, các nhà quản lý bảo tàng cho biết tiến độ thực hiện bảo tàng tiến rất nhanh, kịp mở cửa năm sau. Đó là nhờ có được 11 triệu đô trong đợt quyên góp mới, vừa phát động có một tuần, (không biết có nhà tài phiệt gốc Do Thái nào góp không mà được nhiều thế, nhanh thế?). Tại bảo tàng này, bên cạnh những triển lãm định kỳ, sẽ có một triển lãm cố định, kể lại lịch sử 1.000 năm cuộc sống của người Do Thái ở Ba Lan. Ảnh: Czarek Sokolowski

Ý kiến - Thảo luận

8:56 Wednesday,30.10.2013 Đăng bởi:  Chu Bình Minh
@ Nguyễn Đình Đăng:
Tôi thấy trong link sau của wikipedia nói Đại Nhật Như Lai là pháp thân của phật.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Nh%E1%BA%ADt_Nh%C6%B0_Lai
 
...xem tiếp
8:56 Wednesday,30.10.2013 Đăng bởi:  Chu Bình Minh
@ Nguyễn Đình Đăng:
Tôi thấy trong link sau của wikipedia nói Đại Nhật Như Lai là pháp thân của phật.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Nh%E1%BA%ADt_Nh%C6%B0_Lai
  
9:01 Sunday,15.7.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Tiểu Chi:

1) Những thông tin tôi viết trong cmt trước không phải là tranh luận mà là giải đáp thắc mắc. Nếu trả lời của tôi sai, bạn (hoặc độc giả khác) cho biết sai chỗ nào để tôi có cơ hội học hỏi luôn.

2) Chúng ta không nên có thành kiến với "các thông tin dạng Google". Ngược lại ta nên cảm ơn Google và Wikipedia, vì những phương tiện này đã giải phóng chún
...xem tiếp
9:01 Sunday,15.7.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Tiểu Chi:

1) Những thông tin tôi viết trong cmt trước không phải là tranh luận mà là giải đáp thắc mắc. Nếu trả lời của tôi sai, bạn (hoặc độc giả khác) cho biết sai chỗ nào để tôi có cơ hội học hỏi luôn.

2) Chúng ta không nên có thành kiến với "các thông tin dạng Google". Ngược lại ta nên cảm ơn Google và Wikipedia, vì những phương tiện này đã giải phóng chúng ta khỏi tình trạng bị bưng bít thông tin, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực, và cả tiền bạc bỏ ra để học những ông thầy nửa mùa, hoặc đọc những cuốn sách dịch của những dịch giả đến cả tiếng mẹ đẻ cũng chưa nắm vững.

Ta nên hiểu rằng Wikipedia là bách khoa toàn thư mở, có nghĩa là người nào cũng có thể đưa và sửa thông tin. Như vậy, nếu thống tin chưa đầy đú, chưa chính xác, hoặc sai, sẽ có người sửa ngay. Kết quả là các thông tin về kiến thức cơ bản trên Wikipedia, nói chung, rất chính xác.

3) Một nhược điểm đối với đa số độc giả Việt Nam là Wikipedia tiếng Việt còn khá sơ sài, nhiều thông tin dịch sai, nhưng không có ai sửa, chủ yếu chắc vì lý do ngôn ngữ (Hoặc cũng có thể vì nhiều người Việt, do bao nhiêu năm đã phải lao động theo kiểu "tự nguyện bắt buộc", nên ngày nay quyết không làm gì đó mà không được trả tiền). Thông tin trên Google và Wikipedia bằng tiếng Anh là phổ biến nhất. Vì thế, nếu không biết hoặc chưa giỏi tiếng Anh thì cũng khó đọc kiến thức trên Google và Wikipedia.

4) Những bài trên SOI nhiều khi chỉ là dịch từ Wikipedia, Google, hoặc do tác giả sưu tầm tóm lược và dịch ra hoặc diễn đạt lại bằng tiếng Việt. Nhưng như vậy cũng là rất tốt rồi vì chúng cung cấp thông tin bằng tiếng Việt cho những độc giả trong nước gặp khó khăn về ngoại ngữ.

Tôi chắc những người làm việc đọc, dịch, tóm tắt này (như SOI, Pha Lê, Phạm Phong, hieniemic, v.v.) đều làm vì say mê, không phải vì tiền, hay vì danh, cho nên kết quả chắc chắn là tốt nhất (trong khả năng của họ).

5) Còn thông tin bức tượng Thiên Đàn Đại Phật bạn có thể tự đọc tại đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/Tian_Tan_Buddha
Ở đó có những đường links dẫn sang trang giải thích Amoghasidhii và tên chữ Hán của Phật này.

Kiến thức ABC về Phật giáo cũng có trên internet bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Rất tiếc, tôi không biết tiếng Tàu nên không hiểu được trang Baidu họ viết cái gì. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Về một cách nhìn nghệ thuật!

Một thành viên của Khoan Cắt Bê Tông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả