Tin tức

Tin-ảnh: Tranh quý, triển lãm to 13. 07. 12 - 9:56 pm

Soi tổng hợp

AMSTERDAM – Bức tranh giá trị nhất của Willem van de Velde II hiện được trưng bày tại Rijksmuseum, cũng là lần đầu tiên ra mắt công chúng kể từ hơn 100 năm nay. Tranh vẽ khoảng 1665, có tên “Những con thuyền Hà Lan trên biển lặng”. Kể từ đó, tranh nằm im trong bộ sưu tập của tư nhân, nhưng ngay từ thế kỷ 18, nó đã được coi là “một trong những viên ngọc vĩ đại nhất của họa sĩ chuyên vẽ cảnh biển tuyệt vời nhất”. Bức tranh được ca ngợi không chỉ vì mô tả chi tiết đến kinh ngạc, mà còn vì sự hài hòa trong trẻo. Để bày được, Rijksmuseum đã phải thuê dài hạn bức tranh này từ bộ sưu tập của Broere Foundation.

 

Lisson Gallery đang có một triển lãm bày tác phẩm mới của Julian Opie. Đây được coi là triển lãm đơn bao quát nhất từ trước tới nay của Opie, với nhiều tác phẩm mang đề tài mới, thể hiện trên nhiều chất liệu trước kia chưa khai thác, đồng thời cũng có những khai triển thêm trên các tác phẩm cũ (nghĩa là lặp lại chứ gì?). Trong ảnh: Julian Opie, “Người phụ nữ đi giày cao gót cầm điện thoại”, 2012, vinyl trên bàn căng gỗ.

 

Triển lãm lần này của Opie gồm nhiều bộ tác phẩm “người đi”, đã và đang ngày càng trở thành đặc sản của hạo sĩ. Cũng như những lần trước, Opie đã đơn giản hóa các đường nét tới mức biến hình nhân thành các “logo”, dùng những nét, những điểm đơn giản nhất để bộc lộ cái cốt yếu nhất của một cá tính, dáng vẻ. Nhưng khác với những lần trước, lần này Opie đã làm một bước đột phá: nắm bắt thần thái những khách bộ hành xa lạ trên đường phố London, thay vì lột tả những kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đó. Ngoài ra, Opie còn làm việc với đề tài phong cảnh, như với “Mùa đông”, 2012 (ảnh), là một tác phẩm hoạt họa kỹ thuật số.

 

DETROIT – Một khách tham quan đang xem kỹ bức thạch bản “Người đàn bà với chiếc mũ lưới” 1949 của Picasso, trưng bày tại Viện Nghệ thuật Detroit (DIA). Lần này, không hiểu vì sao Viện lại bày gần như toàn bộ tác phẩm của Pablo Picasso và Henri Matisse mà Viện sưu tập được. Triển lãm có tên: “Picasso và Matisse: Tranh in và ký họa tại DIA”, mở cửa hôm 10. 7. 2012. Ảnh: Paul Sancya

 

DETROIT – Một khách tham quan xem các tác phẩm tại triển lãm “Picasso và Matisse: Tranh in và ký họa tại DIA”, mở cửa tới 6. 1. 2013. Hơn 100 bức tranh in và ký họa được bày lần này, đặc biệt có những bức rất nổi tiếng như “The Plumed Hat”, 1919, của Matisse, hay bức “The Bather by the Sea” 1939 của Picasso. Ảnh: Paul Sancya

 

DETROIT – Tác phẩm “The Bather by the Sea” (Người tắm bên biển), 1939 của Picasso tại triển lãm

 

MOSCOW – Khách tham quan tại triển lãm “Những Nguồn gốc Ngôn ngữ Sáng tạo của Bậc thầy”, trưng bày các tác phẩm của Marc Chagall. Triển lãm diễn ra tại Tretyakov Gallery ở Moscow, bắt đầu từ 10. 7. 2012, nhân sinh nhật lần thứ 125 của họa sĩ. Ảnh: Alexander Nemenov

 

Về sinh nhật Marc Chagall, các bạn xem thêm bài “6. 7: Sinh nhật Marc Chagall – bay kiểu Nga trên đất Pháp

 

Ý kiến - Thảo luận

16:51 Saturday,14.7.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Em-có-ý-kiến:

Trời đất! Pavel Trechyakov (Пaвел Третьяков) là sưu tập gia Nga chứ không phải Liên Xô!

Cụ Trechyakov qua đời năm 1898, tức 19 năm trước khi cụ Lenin kêu gọi thợ thuyền và binh lính chiếm Cung Mùa Đông, làm cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga, 24 năm trước khi Liên Xô chào đời (1922).

Dưới chế độ của Liên Xô vĩ đại, tồn tại 69 năm (1922 - 1991), kh
...xem tiếp
16:51 Saturday,14.7.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
@Em-có-ý-kiến:

Trời đất! Pavel Trechyakov (Пaвел Третьяков) là sưu tập gia Nga chứ không phải Liên Xô!

Cụ Trechyakov qua đời năm 1898, tức 19 năm trước khi cụ Lenin kêu gọi thợ thuyền và binh lính chiếm Cung Mùa Đông, làm cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga, 24 năm trước khi Liên Xô chào đời (1922).

Dưới chế độ của Liên Xô vĩ đại, tồn tại 69 năm (1922 - 1991), không có một sưu tầm gia nào sánh được với các tiền bối thuộc chê độ Nga hoàng như Pavel Trechyakov, Sergei Shchukin, Ivan Morozov.

Chính nhờ hai cụ Shchukin và Morozov mà nước Nga ngày nay sở hữu một sưu tập tuyệt vời các tác phẩm của các danh hoạ ấn tượng, hậu ấn tượng, dã thú, lập thể, avant-garde của Pháp mà chính quyền Xô Viết, chiểu theo 2 lệnh do chính tay Lenin ký năm 1918, đã chiếm hữu của hai cụ Shchukin và Morozov, sau khi hai cụ này bỏ của chạy lấy ngườì sang Pháp.

Năm 2007 - 2008, trong một đợt nước Nga cho Anh thuê một số tranh tại bảo tàng mỹ thuật Pushkin triển lãm tại London, con cháu của hai cụ hiện sống tại hải ngoại đâm đơn kiện đòi bồi thường. Họ tuyên bố rằng vụ chính quyền Xô Viết chiếm hữu sưu tập của hai cụ là "vụ trộm cắp nghệ thuật" lớn nhất trong lịch sử. Chính phủ Nga phát hoảng, dọa sẽ hủy triển lãm. Cuối cùng chính phủ Anh phải ra một điều luật bảo đảm rằng các bức tranh sẽ được trả lại nguyên vẹn cho nước Nga sau triển lãm. 
14:12 Saturday,14.7.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Cám ơn chú Đăng về thông tin chi tiết của Tờ-rê-chi-a-kốp Gallery mí lại cả tiểu sử của sưu tập za zanh tiếng Liên Xô.

Ơ, mà chú bảo "Vườn của tòa nhà này còn có tên là "Nghĩa trang tượng đài"...cháu nghe mà gai-cả-cò...lo-nghĩ tới nhời cụ Bảo Sinh zạy: "khắp quê-TA đâu đâu cũng lừng-lững các đài-tượng"...

Ngượng-ngùng ghê gớm !
...xem tiếp
14:12 Saturday,14.7.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Cám ơn chú Đăng về thông tin chi tiết của Tờ-rê-chi-a-kốp Gallery mí lại cả tiểu sử của sưu tập za zanh tiếng Liên Xô.

Ơ, mà chú bảo "Vườn của tòa nhà này còn có tên là "Nghĩa trang tượng đài"...cháu nghe mà gai-cả-cò...lo-nghĩ tới nhời cụ Bảo Sinh zạy: "khắp quê-TA đâu đâu cũng lừng-lững các đài-tượng"...

Ngượng-ngùng ghê gớm ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả