Khác

“Phản ứng dây chuyền”: Để lại hay đập bỏ? 28. 07. 12 - 7:57 am

Hoàng Lan tổng hợp

 

.

SANTA MONICA (AP) – Qua mấy thập kỷ trở lại đây, cái khối to, đen ngòm làm bằng xích nối đang chất đống trước khu Trung tâm Công cộng lúc thì khiến dân chúng ngỡ ngàng, lúc thì truyền cảm hứng, lúc thì làm họ khó chịu và bối rối; nhưng – có lẽ thường xuyên nhất – nó chia rẽ cộng đồng dân cư tại thành phố biển nổi tiếng là dễ chịu này.

Cao bằng 3 tòa nhà và trông giống như đám khói hình nấm khổng lồ của bom nguyên tử khi phát nổ, tác phẩm “Phản ứng dây chuyền” (Chain reaction) đúc từ đồng, sợi thủy tinh, và thép không gỉ này là một lời tuyên bố nghệ thuật hết sức nhẫn nại về việc chống chiến tranh nguyên tử. Tác giả của nó, Paul Conrad – họa sĩ biếm chính trị lỗi lạc của tờ Los Angeles Times, tặng thành phố (Santa Monica) tác phẩm trên vào năm 1991, và nó vẫn đang nằm tại đây cho tới giờ, cách biển Thái Bình Dương khoảng 4 khu phố.

Trong thời gian đó, tất cả mọi người – từ học sinh đến các khán giả say xỉn của những buổi hòa nhạc rock tại Thính phòng Công cộng Santa Monica – đã thi nhau trèo lên tác phẩm. Những nhà phê bình nghệ thuật “sa-lông”* đã cãi nhau không ngừng nghỉ về chuyện liệu đây có phải là một tác phẩm có giá trị lâu dài, hay chỉ là một khối phế thải vô nghĩa.

Nhưng dù nó là gì đi nữa, các nhà chức trách của thành phố nói rằng có một việc đang trở nên rất rõ ràng: với đủ thứ người trèo lên và bị luồng không khí mặn từ biển ăn mòn sau hơn 21 năm, Phản ứng dây chuyền đang ngặp nguy cơ gãy đổ.

Các nhân viên trong ban kế hoạch của thành phố ước lượng: tác phẩm sẽ ngốn tới 400,000 đô Mỹ tiền phục hồi, gần đây họ đề nghị là nếu Phản ứng dây chuyền không đem lại đủ tiền (quyên góp) vào tháng 11, thành phố nên tống khứ nó đi. Còn trong thời gian này, họ (thành phố) đã đặt một hàng rào xung quanh tác phẩm (dĩ nhiên là một hàng rào làm bằng dây xích) để bảo vệ người dân.

Thế nhưng, lời đề nghị này đã tạo nên một “phản ứng dây chuyền” với hàng loạt người cãi vã nhau về việc họ phải làm gì (với tác phẩm).

Đối với nhiều người, tác phẩm là một biểu tượng cực kỳ quan trọng, một biểu tượng của Santa Monica,” Jessica Cusick – quản lý của ban văn hoá thành phố – nói. “Đối với những người khác, nó là đồ phế thải và thứ gây ngứa mắt.”

Tác phẩm – vốn làm từ nhiều dây xích đủ lớn để neo một con tàu – đã xuất hiện vài vết nứt rõ rệt trong mấy năm gần đây. Một số mắt xích còn trở nên lỏng lẻo và đang liều lĩnh đong đưa trước gió.

.

Rắc rối ở chỗ, tuy tác phẩm có khung thép không gỉ, nó chủ yếu được làm từ sợi thủy tinh, và loại chất liệu này đang xuống cấp.

Chất liệu chính của tác phẩm không hề phù hợp với mục đích sử dụng của nó (sắp đặt ngoài trời)” Jessica Cusick nói, nhấn mạnh thêm là sợi thủy tinh là chất liệu tốt cho một tác phẩm bày trong bảo tàng, còn những chất liệu vững chắc hơn – như đồng chẳng hạn – phù hợp để dùng cho một tác phẩm ngoài trời.

Hội đồng Thành phố, người có quyết định cuối cùng về tương lai của tác phẩm, sẽ xem xét vấn đề này vào tháng 11.

Tính đến nay, những người ủng hộ chỉ mới quyên góp được 2,500 đô Mỹ, nhưng David Conrad – Contrai của Paul Conrad – nói anh mong rằng con số này sẽ tăng vì giờ đây tác phẩm đã được công nhận là một thắng cảnh lịch sử.

Sự công nhận này cho thấy tầm quan trọng của tác phẩm và rằng nó thật tuyệt vời,” anh nói.

Dĩ nhiên, không phải ai cũng đồng ý với David.

Từ ngày đầu tiên, tác phẩm đã khơi mào nhiều tranh cãi, đôi lúc còn là tranh cãi nảy lửa.

Hội đồng Thành phố từng bỏ phiếu xem có nên chấp nhận món quà của Conrad không. Số phiếu thu về cực sát, với 4 phiếu thuận 3 phiếu chống. Lúc đó Thị trưởng Dennis Zane còn miêu tả món quà này là một vật xấu xí vô nghĩa.

Trước khi Hội đồng bỏ phiếu, họ cũng hỏi ý dân chúng và kết quả: 730 không muốn nhận tác phẩm, 392 muốn nhận tác phẩm. Nhưng kết quả này bị bỏ qua vì có người lo ngại rằng những kẻ phản đối Conrad đã nhồi nhiều phiếu chống vào thùng.

Bố tôi là vậy đó, rất nhiều người ghét ông ấy,” con trai Conrad nhớ lại với nụ cười vào hồi đầu tuần.

Thật thế, những hình vẽ châm biếm của người họa sĩ theo chủ nghĩa tự do này đã chọc tức lắm người, trong đó có Sam Yorty – Thị trưởng quá cố của Los Angeles. Sam từng kiện Conrad vì ông cho rằng một tranh biếm của Conrad có ngụ ý là Sam bị điên, Sam đã thua trong vụ kiện trên. Tổng thống Richard Nixon từng cho Conrad vào “danh sách kẻ thù”, và ca sĩ Frank Sinatra từng lên án Conrad vì ông đem Tổng thống Ronald Reagan ra làm trò cười.

Trong thời gian tranh cãi nhằm chống lại việc bảo giữ Phản ứng dây chuyền, các nhân viên trong ban kế hoạch của Santa Monica không đả động gì đến việc Conrad là một họa sĩ biếm vĩ đại, nhưng nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy ông là một điêu khắc gia giỏi.

.

Điều đó không đúng, con trai Conrad nói, David chứng minh bố anh đã sáng tác nhiều tượng bằng đồng về nhiều nhân vật lịch sử, bao gồm Martin Luther King, Robert Kennedy, và Abraham Lincoln. Những tác phẩm này được làm với phong cách nghiêm túc, dù Conrad từng tạc hình Ronald Reagan trong dáng dấp Ronbin Hood, giữ nguyên ý kiến rằng Reagan trộm của nhà nghèo đem cho nhà giàu.

Bố cũng làm ra nhiều tác phẩm nghệ thuật công cộng“, David bổ sung là các tác phẩm của bố anh còn nằm tại nhiều nhà thờ ở Nam California, cũng như ở sân vận động Los Angeles Memorial.

Về chuyện bố anh sẽ nghĩ gì về những vụ tranh cãi mà Phản ứng dây chuyền đã khai mào thêm một lần nữa, David cho rằng bố sẽ cảm thấy thích thú.

Bố quả là rất thích khuấy tung mọi chuyện.”

*

Phê bình nghệ thuật sa-lông: chỉ những nhà phê bình ngồi một chỗ rồi phê phán này nọ, những người ít hoặc hiếm khi nào ra ngoài xem tác phẩm.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Đi và không bao giờ đến

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả