Tin tức

Tin-ảnh: Ba triển lãm lớn, một cô bộ trưởng, và một chủ nhà tốt 03. 08. 12 - 8:08 am

M.Nha tổng hợp

NEWARK – Một triển lãm lớn của Romare Bearden (1911-1988) đang diễn ra tại Newark Museum – bảo tàng lớn nhất vùng New Jersey. Romare Bearden là một trong những họa sĩ gốc Phi xuất sắc nhất, người sáng tác những bức tranh cắt dán tuyệt nhất. Triển lãm sẽ kéo dài đến 19 tháng 8. Trong ảnh: tác phẩm “Jazz: Kansas City, 1977”, cắt dán và sơn trên bảng.

 

Romare Bearden mất năm 1988 vì ung thư xương. Hai năm sau khi ông mất, quỹ Romare Bearden ra đời. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, giúp bảo tồn di sản nghệ thuật của họa sĩ, đồng thời tổ chức các chương trình tài trợ và hỗ trợ các học giả, nghệ sĩ trẻ, và trẻ em yêu mỹ thuật. Tại Charlotte, North Carolina, nơi Romare Bearden sinh ra, có con đường mang tên ông, một công viên mang tên ông (mới khởi công hồi 2. 9. 2011). Trong ảnh: tác phẩm “Time Travel Tuesday” của Romare Bearden.

 

TOULOUSE – Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp, Aurelie Filippetti, đang nghe giám tuyển Axel Hemery giới thiệu về triển lãm có tên: “Cơ thể và Bóng đổ, Caravaggio và những môn đệ châu Âu của ông” tại bảo tàng Augustins, thuộc Toulouse. Đây là triển lãm phối hợp giữa bảo tàng Augustins ở Toulouse với bảo tàng Fabre ở Montpellier, nói về ảnh hưởng của Caravaggio ở châu Âu.

 

Nói thêm một chút về bộ trưởng Văn hóa Pháp: sinh năm 1973, gốc Ý, Aurelie Filippetti là một tiểu thuyết gia thành công. Tốt nghiệp chuyên ngành văn học cổ điển của một trường danh tiếng, từ 2001 Aurelie Filippetti đã tham gia chính trị, trở thành cố vấn kỹ thuật cho bộ trưởng Môi trường Pháp Yves Cochet. Cô là đảng viên đảng Xanh, rồi đảng Xã hội, dân biểu nghị viện Pháp, tích cực tham gia các hoạt động chính trị… Dữ dằn vậy nhưng năm 2008, giám đốc IMF – Quỹ tiền tệ thế giới – là Dominique Strauss-Kahn cũng không tha cô, khiến Aurelie Filippetti phải thề từ nay sẽ không bao giờ một mình đứng chung một phòng với ông này.

 

LONDON – Tại Royal Festival Hall, trung tâm London, đang diễn ra một sắp đặt rất hay với 250.000 cuốn sách cũ, do hai nghệ sĩ người Brazil là Marcos Saboya và Gualter Pupo thực hiện. Trong ảnh, hai bé Leona và Charlie Ryan đang khám phá sắp đặt ’aMAZEme’ này – một mê cung sách. Ảnh do Dominic Lipinski chụp hôm 31. 7. 2012.

 

Đây, một phần nhỏ trong sắp đặt aMAZEme của Marcos Saboya và Gualter Pupo. Ở đâu ra 250.000 cuốn sách cũ này? Mượn của Sachxua.net à? Không, hai nghệ sĩ kêu gọi sự ủng hộ của công chúng, kết quả là hệ thống Oxfam cho mượn 150.000 cuốn, sau triển lãm sẽ trả lại; 100.000 cuốn kia là các thư viện công ở London tặng luôn. Hai nghệ sĩ nhờ công chúng xếp thành mê cung rộng hơn 500 mét vuông, cao 2.5m (dĩ nhiên dưới sự chỉ đạo của họ). Các nghệ sĩ lấy cảm hứng về mê cung này từ nhà văn Argentina huyền thoại Jorge Luis Borges – người cả đời say mê các thư viện cũng như các mê lộ, do đó mê cung này mang hình dấu vân tay của Borges.

 

“aMAZEme” chỉ là một tác phẩm lẻ trong toàn bộ chương trình Festival London 2012 kéo dài 12 tuần – một liên hoan nghệ thuật lớn với sự tham dự của các nghệ sĩ nhiều nước, tiến hành song song với Olympics Mùa hè 2012. Cứ nhìn cung cách tổ chức Olympics, càng thấy nước Anh quả là một vị chủ nhà quý tộc hạng nhất.

 

Ý kiến - Thảo luận

10:06 Friday,3.8.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em thích cái í tưởng sách-xếp-xó rõ là vô ích zống các bức tường che chắn tầm nhìn... Nhưng quả in-xờ-tô-lấy-xần nì khí là hiểm nguy...trong đống sách cũ rất vi trùng nhiều... Mí lại rất ngại khi chúng em/cháu tăng-xông máu láu-táu nô zỡn trong mê-cung-vách-sách nì có khi bị sách-đè-ngửa-người-chết-tươi như bỡn. Sởn-za-cà ghê gớm !
...xem tiếp
10:06 Friday,3.8.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em thích cái í tưởng sách-xếp-xó rõ là vô ích zống các bức tường che chắn tầm nhìn... Nhưng quả in-xờ-tô-lấy-xần nì khí là hiểm nguy...trong đống sách cũ rất vi trùng nhiều... Mí lại rất ngại khi chúng em/cháu tăng-xông máu láu-táu nô zỡn trong mê-cung-vách-sách nì có khi bị sách-đè-ngửa-người-chết-tươi như bỡn. Sởn-za-cà ghê gớm ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hợp thể nói về hợp thể

Phan Phương Đông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả