Nghệ sĩ thế giới

Soi đi xem Ếch Thủy Tinh… 10. 07. 10 - 2:00 pm

SOI SG

TÂM LÝ ẾCH THỦY TINH

Triển lãm sắp đặt của Sandrine Llouquet
Khai mạc: 18:00 – 20:00, thứ năm 08.07
Triển lãm: 09. 07 – 21. 08 (đóng cửa các ngày Chủ nhật và thứ hai)
Galerie Quỳnh
65 Đề Thám, quận 1, TPHCM

 

Bức rèm bằng sợi vải kết có tác dụng ngăn cách không gian triển lãm, nhưng bản thân đây cũng là một tác phẩm, tuy không tên gọi, đầu tiên và quan trọng.


Tiêu điểm của không gian triển lãm là một cái hồ xây bằng xi măng cao 1mét, rộng 2x2mét, chứa đầy keo đen để cho bầy “búp bê thuỷ tinh” đứng, rất kì công. Chất keo đen trong căn phòng kín không lỗ thông gió có một mùi rất nồng nặc. Nhưng mùi là một thứ mà tác giả cố ý tạo nên.


Trước khi đến với triển lãm, hẳn ai cũng biết ếch thủy tinh là loài vật có lớp da trong veo, nhìn thấy cả ruột gan. Hẳn nó cũng không vui gì khi luôn luôn bị nhìn xuyên thấu.


Đặt trên khối keo đen, những hình nhân này như một bầy ếch thủy tinh trên ao tù đục không thoát đi đâu được…

 

Anti-sculpture 6, nhìn gần sẽ là thế này đây, bằng thủy tinh plêxi trong suốt


Đám hình nhân đứng chôn chặt như không tài nào rút chân ra khỏi vũng lầy, khiến cảm giác của Soi trong căn phòng này là… ngột ngạt. Nó y như cuộc đời đây: có những người chỉ toàn che đậy. Có những hình nhân không giấu được mình. Có mùi nồng nặc của hóa chất. Có những cử động không được hoàn tất.


Nhưng chỉ cần bước lệch qua một chút, một cái nền khác hiện ra cho bầy búp bê thủy tinh được rạng rỡ hơn: ở căn phòng bên, một thứ ánh sáng xanh đến gắt…

 

Một thứ rất giống là mưa nhưng lại không chạm được đất. Một cơn mưa đẹp nhưng có gì đó khắc nghiệt của acid…


Những bóng đèn làm thực kỳ công, tuy rực rỡ nhưng không cho ai nhìn thẳng, đứng một hồi giữa mùi keo nồng nặc, giữa ánh sáng đẹp gắt gao, nhìn những hình nhân trong veo cứ động như đông lại… Soi mơ hồ nghĩ, chắc cảm giác của ếch thủy tinh cũng thế này đây: khi phải quá trong, quá sáng, quá chỉn chu để ai cũng nhìn thấu được, người ta chắc sẽ vô cùng ngột ngạt.


Trên tường là những bức họa giản dị của Sandrine. Nhưng những con người cũng đã biến đổi không còn là người nữa.


Soi nghĩ đây là một triển lãm hay vì cả không gian làm ta nghĩ ngợi, nhưng thú thực là phải về nhà một ngày, nghĩ mãi Soi mới luận ra được một cách rành mạch cảm giác của mình. Một người khác đến xem sẽ chỉ thấy ở đây sự khéo tay của nữ giới. Thủ công là chính, ai đó cũng có thể buông một câu như thế về triển lãm này.

 

 

(Tuy nhiên Soi nghĩ, ảnh không bao giờ thay được cảm giác khi đứng trước tác phẩm thực. Ngay đến Soi khi xem lại ảnh mình chụp cũng thấy nó khác với bên ngoài, ít nhất là nó không có được cái không khí mà tác giả cố tình sắp xếp cho cả không gian triển lãm.

Bạn nên dành một hôm đến xem. Xem thử làm ếch thủy tinh liệu có thích.)

 

*

 

Bài liên quan:

– Đố ai biết ếch thủy tinh nghĩ gì?
– Tối 8.7 ai đến Quỳnh Galerie?
– Soi đi xem Ếch Thủy Tinh
– Nói chuyện về Ếch Thủy Tinh

Ý kiến - Thảo luận

18:52 Tuesday,15.3.2016 Đăng bởi:  Jack Jum
Tiếc quá ! Mình toàn bị trễ cái giờ triển lãm ! hic thiệt là hic!
...xem tiếp
18:52 Tuesday,15.3.2016 Đăng bởi:  Jack Jum
Tiếc quá ! Mình toàn bị trễ cái giờ triển lãm ! hic thiệt là hic! 
15:18 Monday,16.8.2010 Đăng bởi:  nguyen thang
Mấy người Tây đến Việt Nam làm nghệ thuật coi bộ toàn là nghiệp dư. Nhân danh nghệ thuật mà toàn là trốn tránh những sự thật của xã hội. Việt Nam có nền công nghiệp hiện đại gì đâu mà bày đặt giả đò chúng ta là những con người tân tiến, khi nào xã hội thật sự dân chủ đi thì Việt Nam mới có nền nghệ thuật đúng nghĩa của nó, còn hiện giờ tất cả đều
...xem tiếp
15:18 Monday,16.8.2010 Đăng bởi:  nguyen thang
Mấy người Tây đến Việt Nam làm nghệ thuật coi bộ toàn là nghiệp dư. Nhân danh nghệ thuật mà toàn là trốn tránh những sự thật của xã hội. Việt Nam có nền công nghiệp hiện đại gì đâu mà bày đặt giả đò chúng ta là những con người tân tiến, khi nào xã hội thật sự dân chủ đi thì Việt Nam mới có nền nghệ thuật đúng nghĩa của nó, còn hiện giờ tất cả đều là giả vờ hết.  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả