Thị trường

Tháng 9 tới Christie’s có gì để bán? 22. 08. 12 - 6:55 am

Phước An và Soi dịch

 

1.
Phiên đấu giá mùa Thu về Nghệ thuật Nhật và Hàn Quốc của nhà Christie’s sẽ diễn ra vào 11. 9. 2012 với hơn 200 lô gồm nhiều chất liệu, chủng loại, từ sách cổ tới tranh của các bậc thầy hiện đại…

Nổi bật nhất về phần Nhật Bản là một bộ cửa trượt (fusuma) của Hasegawa Tonin và một bản in thế kỷ 18 của truyện Soga Monogatari (Câu chuyện về anh em Soga) có giá ước lượng $100,000-150,000. Dựa trên một sự kiện có thật hồi1193, Soga Monogatari kể lại hành trình của hai anh em nhà nọ đi báo thù cho cha bị chết oan. Đây là một chủ đề ưa thích lưu truyền qua các thế hệ samurai, được bất tử hóa bằng văn chương, trở thành một trong những chuyện kể phổ biến nhất của Nhật về báo thù. Chuyện lại còn được chuyển thành kịch Noh, joruri và kabuki, được vẽ trên các bức bình phong, in thành tranh… Soga Monogatari in trên bộ fusuma của phiên đấu giá này gồm những minh họa bằng mực đen, màu, vàng lá, viền vàng rắc nhũ vàng…

Soga Monogatari (Câu chuyện về anh em Soga), Thời Edo, đầu thế kỷ 18. Ước lượng: $100,000-150,000

 

2.

Về phía Hàn Quốc, nổi bật nhất ở phiên đấu giá tới là một chiếc bình sứ to xanh và trắng vẽ rồng, có từ thế kỷ 18, triều Joseon, có lẽ được triều đình đặt hàng. Chiếc bình này diễn tả hai con rồng đang đuổi theo một viên ngọc rực cháy (lưỡng long tranh châu). Motif này đầu tiên là ở Trung Quốc, nhưng chiếc bình này do người Hàn Quốc bắt chước theo, và hai con rồng đuổi theo một viên ngọc thể hiện hai nhà trí thức (?) đuổi theo tri thức. Vào thế kỷ 15, rồng, đặc biệt là rồng năm móng như trên chiếc bình này, được dùng để thể hiện hoàng đế (ở Tàu) và vua (ở Hàn Quốc). Mục đích chính của chiếc bình này không phải để bày hoa hay cắm lá, mà để… đựng rượu hoặc các chất lỏng khác (thuốc độc chăng?). Hình dáng chắc khỏe, cao gần 70cm, nét cọ sống động, sắc xanh cobalt ánh bạc trong những khoảng sáng, tối, khiến chiếc bình này trở thành một vật quí giá của thế kỷ 18. Trong phiên đấu giá này, nếu có yêu cầu cụ thể thì nhà đấu giá mới đưa ra mức ước lượng.

Bình sứ xanh, trắng vẽ rồng, triều Joseon, thế kỷ 18.

3.

Một ngày sau, vào 12. 9, Christie’s lại bắt đầu phiên đấu giá mùa Thu cho Nghệ thuật đương đại và hiện đại Nam Á, diễn ra tại New York với hơn 120 tác phẩm vừa quý vừa hiếm, giá ước lượng mỗi món từ $1,500 tới $600,000. Các bậc thầy hiện đại có trong phiên đấu giá này gồm Tyeb Mehta, Vasudeo S. Gaitonde, Maqbool Fida Husain, vàSyed Haider Raza. Các tác giả đương đại nổi tiếng gồm Subodh Gupta, Alwar Balsubramaniam, T. V. Santhosh, Nalini Malani, Rina Banerjee và Zarina. Ngoài ra còn có tác phẩm của các nghệ sĩ Pakistani như Ismail Guljee, Anwar Shemza, Shezad Dawood, Khadim Ali, và Tazeen Qayyum.

Syed Haider Raza, Mặt trời đỏ và mây đen. Sơn dầu trên canvas, 88.9 x 115.6 cm. Vẽ năm 1960. Ước lượng: $280,000 – 350,000

 

Nổi bật nhất trong các tác phẩm hiện đại tại phiên đấu giá này là Untitled (Falling Figure – Hình nhân rơi), ước lượng $600,000-800,000, của Tyeb Mehta – một bức mang ý nghĩa lịch sử, thể hiện một khoảnh khắc đặc biệt, khi nghệ sĩ tính của nghệ sĩ đồng điệu với những quan tâm xã hội. Tyeb miêu tả một trải nghiệm thương tâm vào thời tuổi trẻ, khi ông phải chứng kiến cái chết tức tưởi của một người đàn ông trong lúc bạo động thời Partition 1947 (chia cắt Ấn Độ – Pakistan). Untitled (Falling Figure) được dùng làm hình nền chính cho băng-rôn cuộc biểu tình ngồi 12 tiếng chống lại chủ nghĩa công xã ở Ấn Độ (thứ chủ nghĩa cho rằng “những người thuộc cùng một đẳng cấp và cùng một tôn giáo thì chia sẻ cùng những quyền lợi về kinh tế và chính trị”). Cuộc biểu tình văn hóa này diễn ra ở Bombay ngày 14. 3. 1992, và bức tranh này, đầy tính “giáo huấn”, là một bức được vẽ ra chỉ cho một mục đích duy nhất là chính trị-xã hội. Tyeb Mehta, và đặc biệt bức tranh này, được ghi công vì đã giúp nâng cao nhận thức chống lại bạo lực trong cộng đồng.

Tyeb Mehta, Không đề (Hình nhân rơi). Acrylic trên canvas, 1992. Ước lượng: $600,000-800,000

 

4.

Cũng hôm 12. 9. 2012, Christie’s sẽ có phiên đấu giá cho Nghệ thuật Đông Nam Á và Ấn Độ, với 120 lô đồ quý từ Gandhara, Nepal, Tibet và Ấn. Những món nổi bật tại cuộc này gồm một bức đá phiến đa sắc có hình Đức Phật giảng đạo, một tượng bồ tát Padmapani bằng đồng mạ vàng, và hai bức thangka quý từ bộ sưu tập của Dr. Eugenio Ghersi.

Một bức thangka hiếm của vùng Green Tara, Tibet, thế kỷ 13 – 14. Ước lượng: $400,000-600,000

 

Một bức thangka về Phật A Di Đà cũng nằm trong những lô cần đặc biệt chú ý. Được vẽ ở vùng Tây Tibet vào nửa sau thế kỷ 13, có lẽ là để dâng lên đức lamas, bức thangka này (ước lượng $400,000-600,000) diễn tả Đức Phật ngồi trên một tòa sen đôi, dưới có sư tử đội. Không giống hầu hết các hình diễn tả A Di Đà khác, bức thangka này đã thay thế những con công vẫn thường đỡ tòa sen bằng những con sư tử. Xung quanh A Di Đà có 127 vị Phật xếp thành hàng, trong đó có một hìnhchữ V màu đen, và ở danh sách cuối tranh có những câu liệt kê tên tuổi các bậc thầy; trong số đó có Atisha, bậc thầy Ấn Độ đến Tibet hồi 1042 để cách tân việc giảng dạy và thực hành Phật giáo. Bức thangka này có thể được coi là bức đầu tiên diễn tả Atisha và định danh ông bằng chữ viết.

Thangka về Amitabha (A Di Đà) Tây Tây Tạng, nửa sau thế kỷ 13. Ước lượng: $400,000-600,000.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả