Nhiếp ảnh

Ma, tiên nữ, và người khổng lồ:
khi nhiếp ảnh gia xưa “lừa” người xem 26. 09. 12 - 1:31 pm

Soi P dịch

Vào đầu thế kỷ 19, 20, với công cụ thô sơ, hẳn ai cũng cho rằng cảnh/người như thế nào thì các nhiếp ảnh gia chụp như thế đấy. Nói cho cùng, lúc này làm gì đã có máy tính hay photoshop? Nhưng sự thật thì: nhiếp ảnh luôn là một bộ môn thôi thúc người tham gia sáng tạo nên nhiều thủ thuật độc đáo, ngay từ thời xửa xưa. Các bạn xem một vài ví dụ:

Tác phẩm “Bronson Murray lên đồng với linh hồn của Ella Bonner”, William Mumler, 1872. Vào thời này, những tiểu thuyết nhuốm mùi gothic rùng rợn (như “Signalman” của Dickens hay “Rebecca” của Daphne du Maurier) rất phổ biến, nên các nhiếp ảnh gia chụp hình “ma” để thu hút người xem. Thực chất thì đây không phải là ma gì, ông William Mumler đơn giản chỉ dùng kỹ thuật phơi sáng kép (double exposure) để có được tấm hình này thôi.

 

(Bạn nào đọc Soi rồi chắc cũng nhớ, anh Jon Duenas cũng dùng kỹ thuật này để chụp bộ ảnh chân dung hòa lẫn thiên nhiên của mình.)

Tác phẩm “Bà Tinkerman với linh hồn của con gái”, William Mumler, 1862- 1875.

 

Tác phẩm “Người Mỹ hai đầu”, không rõ tác giả, 1855. Kỹ thuật phơi sáng kép không chỉ được dùng để chụp ma, mà còn để chụp nên những hình thù người kỳ quái.

 

“Người đàn ông tung hứng những cái đầu của mình”, Saint Thomas D’Aquin, 1880. Tác giả dùng kỹ thuật cắt dán thô sơ (cắt các chi tiết của tấm ảnh khác rồi dán lên ảnh nền và chụp lại tấm ảnh nền đó) để tạo ra tấm hình này.

 

Kỹ thuật cắt dán hồi xưa chính là “photoshop” của thời nay.

 

Nhiếp ảnh còn dùng để tiên đoán tương lai (dù đôi lúc đoán không trúng). Một nghệ sĩ tin tưởng rằng khinh khí cầu sẽ trở thành phương tiện vận chuyển chủ chốt của loài người khi thực hiện tác phẩm cắt dán này vào năm 1930.

 

“Bé France Alice Griffins với các nàng tiên”, Elsie Wright and Frances Griffins, 1917. Nhà văn Arthur Conan Doyle từng tin rằng các nàng tiên có thật sau khi nhìn thấy tấm hình trên. Nhưng đến năm 1983, hai người đàn ông đứng tuổi ở vùng Yorkshire – Elise và Frances – thú nhận rằng đây là hình cắt dán do họ thực hiện hồi còn bé.

 

Người khổng lồ trong tích cổ cũng được các nhiếp ảnh gia lôi ra làm thành đề tài. Đây là tác phẩm “Cú đấm mãnh liệt” do Ein Kraftiger Zusammenstoss chụp. Sau thế chiến thứ I thì thể loại hình chỉnh sửa mang thông điệp chính trị trở nên phổ biến.

 

Đôi lúc kỹ xảo không chỉ dành để chụp tiên, chụp ma, mà còn để ghép hai người nổi tiếng lại với nhau. Đây là tấm “Lenin và Stalin ở Gorky” do một tác giả vô danh tạo nên hồi năm 1949.

 

Các kỹ xảo thô sơ cũng mở đầu cho trường phái nhiếp ảnh siêu thực. Đây là tác phẩm “Lautrec vẽ chính mình”, do Maurice Gulbert và chính Henri de Toulouse-Lautrec thực hiện vào năm 1892.

 

Tác phẩm nhiếp ảnh siêu thực “Phòng có mắt”, 1930, do Maurice Tabard và Roger Parry thực hiện.

 

Ý kiến - Thảo luận

20:06 Wednesday,26.9.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Cha mẹ của Henri Toulouse-Lautrec là anh em họ và là bá tước. Vì thế từ bé ông đã bị bệnh di truyền do cha mẹ cùng huyết thống. Xương đùi hai chân của ông bị gãy lúc ông 13 - 14 tuổi và rất chậm liền lại. Sau đó thì xương chân không dài ra nữa, chỉ c&oac
...xem tiếp
20:06 Wednesday,26.9.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Cha mẹ của Henri Toulouse-Lautrec là anh em họ và là bá tước. Vì thế từ bé ông đã bị bệnh di truyền do cha mẹ cùng huyết thống. Xương đùi hai chân của ông bị gãy lúc ông 13 - 14 tuổi và rất chậm liền lại. Sau đó thì xương chân không dài ra nữa, chỉ có phần cơ thể từ thắt lưng trở lên là phát triển. Thành ra ông chỉ cao 1m54 - đúng như ECYK đã ước lượng. Chân của ông chỉ dài 70 cm. Ngoài ra ông còn bị bệnh cơ quan sinh dục phình to.
Do sức khoẻ như vậy, nên ông chỉ còn cách tập trung vào vẽ và ... rượu. Ông đã trở thành một danh hoạ Hậu-Ấn tượng và một hoạ sĩ minh hoạ cực tài. Nhưng rượu và cuộc sống bừa bãi đã giết ông. Ông mất vì rượu và bệng giang mai tại lâu đài Malromé của mẹ ông ở tây nam nước Pháp vào ngày 9/9/1901, lúc ông chưa đầy 37 tuổi.
Sau khi ông mất, mẹ ông - nữ bá tước Adèle Toulouse-Lautrec và ông Maurice Joyant - nhà buôn tranh của ông đã quảng bá hội hoạ của ông. Bà Adèle đã mở một bảo tàng tranh của con trai có tên Bảo tàng Toulouse-Lautrec ở Albi - miền nam nước Pháp, nơi trưng bày hơn 1000 tác phẩm của ông.
  
18:37 Wednesday,26.9.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Đây là tác phẩm “Lautrec vẽ chính mình”, do Maurice Gulbert và chính Henri de Toulouse-Lautrec thực hiện vào năm 1892..."
 
Zạ, xét về mặt anatomy thì nhân vật TÂY này chỉ có chiều cao NON MÉT ZƯỠI ?
Không-zám-cười ghê gớm !
 
...xem tiếp
18:37 Wednesday,26.9.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Đây là tác phẩm “Lautrec vẽ chính mình”, do Maurice Gulbert và chính Henri de Toulouse-Lautrec thực hiện vào năm 1892..."
 
Zạ, xét về mặt anatomy thì nhân vật TÂY này chỉ có chiều cao NON MÉT ZƯỠI ?
Không-zám-cười ghê gớm !
  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả