Thị trường

Cô rất trẻ, cô giàu và cô giỏi 12. 07. 10 - 3:12 pm

Mike Higgins - Minh Trí dịch

Cô rất trẻ (23 tuổi), người Nga, sở hữu “dăm ba” đồng Rúp (cha cô kiếm hàng đống tiền trong ngành khai thác mỏ) và tự gầy dựng không gian nghệ thuật riêng cho mình (những dự án Nghệ thuật Baibakov). Vậy, có gì khác biệt giữa Maria Baibakov và Dasha Zhukova, bạn gái của ông trùm Roman Abramovich?

“Chúng tôi rất khác nhau”, Baibakova nói chuyện với phóng viên Mike Higgins qua điện thoại từ phòng trưng bày của cô. “Dự án của tôi hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân, do tự thân tôi vận động. Tôi vừa chỉ đạo vừa là quản lý chính bên cạnh đội ngũ cộng sự của mình. Dự án của tôi dựa trên thực nghiệm, trẻ trung và tươi mới. Trong khi Dasha mở Trung tâm Văn hóa Đương đại với nguyên một ban bệ những người điều hành và người quản lý lo liệu tất tật mọi thứ… Cánh nhà báo Moscow chẳng ai hỏi tôi câu ấy cả.”

Cô gái trẻ Maria chắc chắn dư khả năng điều hành gallery riêng – cô học lịch sử mỹ thuật tại Courtauld và giữ vai cố vấn cho bộ sưu tập Nghệ thuật Đương đại Anh–Mỹ thế kỷ 20 của cha ruột.

Để chuẩn bị triển lãm Natural Wonders (Những Điều Kỳ Diệu của  Thiên Nhiên) – Nghệ thuật từ London, Baibakova đã sục sạo các studio ở Đông London tìm những món mà cô cảm nhận là biểu trưng cho thành phố này: “Tôi đăng ký khách sạn Brown (ở Mayfair) nhưng suốt ngày lang thang tận Shoreditch và Bethnal Green, ở đó tôi thu thập được rất nhiều ý tưởng.”

Cô tha về Moscow những tác phẩm của Conrad Shawcros, Idris Khan, Mark Leckey để trưng bày cho Natural Wonders. Sau màn trình diễn đêm khai trương của Eloise Fornieles sẽ có phần tương tác dành cho khách tham quan gallery Moscow. Baibakova hào hứng: “Giữa hàng núi quần áo cũ dựng một giàn giáo treo xác một con bò. Eloise sẽ trút bỏ xiêm y xong  bắt đầu nạy thịt con bò lên, nhét những mẩu giấy ghi cảm tưởng của khách tham quan xuống dưới da nó. Ối chà chà. Biết cha tôi nghĩ gì nhỉ? Tôi vốn là sử gia mỹ thuật mà lại bị hớp hồn vào các hoạt động trí tuệ, điều mà lắm lúc ông không ngờ tới.”

 

Cùng giám tuyển Olga Sviblova

BAIBAKOVA CHAT VỚI SARAH DOUGLAS

BAP (Dự án Nghệ Thuật Baibakova – Baibakova Art Project) nảy sinh trong cô như thế nào?
Tháng 4 năm 2007 tôi đi thăm một nhà máy, lúc ấy đang sản xuất chocolate, thế rồi tôi thấy ấn tượng ngay với nó. Trước đấy tôi đã nghe đồn nó vừa được một nhà đầu tư, tập đoàn Guta Group, mua. Vì vậy tôi đến gặp các giám đốc của dự án, Anton Chernov và Artem Kuznetsov, và đề nghị: “Hãy để tôi điều hành một không gian nghệ thuật tại đây, không gian ấy sẽ biến tòa nhà thành một đích đến của phong cách sống thông qua lăng kính nghệ thuật đương đại”.

Cô có những gì kế hoạch gì cho mùa thu tới? (Bài phỏng vấn này thực hiện vào năm 2009 – Soi)
Chúng tôi sẽ có hai cuộc trưng bày, đều nằm trong khuôn khổ Biennale của Moscow. Một là Against the Day (Phản Lại Ngày) của Luc Tuymans, triển lãm này đã trình làng lần đầu tiên hồi tháng 4 tại Wiels – với tôi nó cũng tương tự như triển lãm phi lợi nhuận ở Brussels. Nó vẫn do Wiels tổ chức, nhưng lần này chính Tuymans chăm chút cho từng tác phẩm trưng bày của mình và thổi vào chúng sự khác biệt về ngữ cảnh. Thứ hai là triển lãm những tác phẩm của Paul Pfeiffer.

Cô có vấp phải những thành kiến về các nữ thừa kế người Nga, chân ướt chân ráo với thế giới nghệ thuật, như Dasha Zhukova – cô này mùa thu năm ngoái mới mở Trung tâm Garage Nghệ thuật đương đại?
Dasha và tôi khác nhau một trời một vực trong quan niệm về cách làm việc. Tôi luôn chia  rạch ròi thành hai cột: đây là kiến thức của mình; đây là kiến thức của Dasha; đây là dự án của mình; đây là dự án của cô ta. Đành rằng làm việc đó là hao phí năng lượng. Nhưng tôi thừa hiểu rằng giới truyền thông cần bán những câu chuyện. Và tôi biết ơn báo chí đã kể những câu chuyện về tôi. Người Nga cần mục kích sự tín nhiệm từ phương Tây. Khi họ tận mắt thấy một phóng viên nước ngoài đang chăm chú xem thứ gì đó, họ liền phán “Ồ, chắc là nó phải đáng giá lắm.”

Ngoài triển lãm đầu tiên của cô, bao gồm buổi trình diễn nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Nga Gosha Ostresov, dự án của cô vẫn chưa chú tâm vào nghệ thuật Nga. Những năm gần đây, cô dành nhiều thời gian ở nước ngoài hơn là ở Nga. Vậy thì, cô cống hiến ra sao cho Moscow nói riêng và cho mỹ thuật Nga nói chung?
Sứ mệnh của tôi là biến gallery Moscow trở thành một trong những trung tâm nghệ thuật của thế giới. Tôi muốn làm sao cho những nghệ sĩ Nga không phải đứng ngoài lề nữa. Chúng tôi không quan tâm tới việc Anselm Kiefer là nghệ sĩ Pháp gốc Đức hay Sigmar Polke là nghệ sĩ Đức. Trong công việc của mình, tôi muốn đạt tới tầm mức quốc tế, nhưng tôi thật lòng ưu ái nghệ thuật Nga. Tôi thật tình không muốn củng cố quan niệm rằng nghệ thuật Nga cần phải được tách bạch hẳn ra khỏi nghệ thuật thế giới.

Mọi việc ở gallery Moscow thay đổi ra sao trước tình hình khủng hoảng gần đây?
Có ít hype đi – (hype một chiến lược tiếp thị thông minh, theo đó sản phẩm được quảng bá như là thứ mà tất cả mọi người phải có, đến độ người ta cảm thấy mình cần phải tiêu thụ nó – ND). Trong những năm gần đây, có rất nhiều hoạt động tiếp thị ở Moscow, nhưng tất cả đều thiên về đẩy mạnh bán buôn chứ không nhằm tạo điều kiện cho những nhà sưu tập phát triển thành những nhà bảo trợ yêu nghệ thuật. Thông qua không gian trưng bày của mình, tôi muốn mọi người hứng thú chuyển hướng đầu tư vào thế giới nghệ thuật.

Ý kiến - Thảo luận

17:15 Monday,12.7.2010 Đăng bởi:  admin
Dao Chich ơi, cảm ơn bạn, Soi đã sửa rồi. Đây là lỗi biên tập ẩu của Soi.
...xem tiếp
17:15 Monday,12.7.2010 Đăng bởi:  admin
Dao Chich ơi, cảm ơn bạn, Soi đã sửa rồi. Đây là lỗi biên tập ẩu của Soi. 
16:59 Monday,12.7.2010 Đăng bởi:  Dao chich
Câu hỏi cuối là hype = thổi phồng, phóng đại.
...xem tiếp
16:59 Monday,12.7.2010 Đăng bởi:  Dao chich
Câu hỏi cuối là hype = thổi phồng, phóng đại. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả