3. Một triển lãm nghe tên thì muốn đi xem, đọc xong bài thì không muốn đi. Những bức ảnh ‘kể mãi không hết’ về Trường Sa, diễn ra ở Module 7, xem ảnh thấy tiếc hùi hụi, đã mất công ra tận Trường Sa mà chụp toàn ảnh xấu và giả tạo, sắp đặt. Nhìn lại thì là sản phẩm của chị Thủy con đường gốm sứ. Chị này giỏi thật, đâu cũng làm ăn được, “làm mãi không hết”, từ thành phố, tới biển đảo, tới tận bờ kè sông Seine. Nói chung là phục.
“Vẽ ký họa trên Trường Sa” – một bức có trong triển lãm. Ảnh từ TTVH
4. Đọc bài Lùm xùm quanh triển lãm tranh 3D Hà Nội ngập trong băng tuyết trên Lao Động, thấy đầu tiên triển lãm bị lên án vì giới thiệu hình ảnh Hà Nội lạ lẫm. Thắc mắc: giới thiệu hình ảnh Hà Nội quen thì giới thiệu làm quái gì? Coi Hà Nội là một cô gái đi, chẳng lẽ giới thiệu “cô ấy” lúc nào cũng phải áo dài trắng sao? Thử khoác cho “cô ấy” một bộ quần áo khác hẳn xem nào. Tưởng tượng tí thôi, làm gì mà nghiêm trọng thế anh Đinh Việt Phương?
6. Triển lãm mỹ thuật khu vực V miền Trung đây các bạn, một bài ngắn trên báo Quảng Ngãi: Ghi nhận qua một cuộc triển lãm. Tiếc là không đi được Quảng Ngãi, một là để xem triển lãm, hai là trở lại một thành phố thật là đáng yêu mà Soi từng được đi. (Các bạn đừng tin trang du lịch Quảng Ngãi nhé, họ vẽ ra một thành phố khô khan, chỉ có chiến trường xưa và cá bống kho là đặc sản, nhưng không phải thế đâu, Quảng Ngãi rất, rất đẹp, mướt mát và thanh bình!).
Tác phẩm khắc gỗ Lễ hội Ka tê của họa sĩ Nguyễn Quang Tuyến, giải B (cao nhất) của triển lãm – Ảnh từ báo Quảng Ngãi
9. Nhưng bên cạnh các bài về nhân vật cụ thể, Sức Khỏe và Đời Sống có một mảng rất “hãi” là các bài chung chung về mỹ thuật, thí dụ như bài Vẻ đẹp mới của hội họa
… hay bài Tiềm năng của dòng hội họa chất liệu, trong có câu này: “Tạo hình hiện đại kết hợp với chất liệu dân gian đưa tranh Việt trở về con đường hướng nội mà từ lâu tưởng đã lạc lối trong mê trận của mỹ thuật, hội họa đương đại”, đọc thì thấy hội họa Việt Nam cứ như một đứa con hư hỏng đang trên đường hoàn lương!
Loại tranh gạo này có tác dụng giúp mỹ thuật Việt “hoàn lương”? – Ảnh từ SK&ĐS
Chung chung, nông choèn, thiếu ví dụ cụ thể là đặc điểm các bài về mỹ thuật trên báo về sức khỏe. Có thế mới bôi ra được nhiều bài. Thí dụ cũng về hội họa chất liệu, đầu năm cũng báo này có bài Hội họa chất liệu thăng hoa, đọc chẳng khác bài trên là mấy.
10. Dạo này có lẽ đọc tin Mỹ thuật trên Dân Trí là vui nhất, nhiều kiến thức hơn các báo kia, thí dụ bài này: Những người vô danh nổi tiếng!, các bạn nên đọc, dẫu tranh hơi bị nhòe.