Nicholas Kahn và Richard Selesnick: Chơi vơi khoa học + viễn tưởng
15. 09. 12 - 7:52 am
Trúc Quỳnh dịch
Thoạt nhìn, những bức ảnh của Nicholas Kahn và Richard Selesnick dường như thuộc về một hành tinh xa xôi nào đó: rộng, lởm chởm và thần bí. Vùng đất kỳ lạ đầy rẫy bóng dáng của những phụ nữ ngoài hành tinh, các cỗ máy kiểu vị lai, và dấu vết của một nền văn minh không tên tuổi. Nhưng nhìn kỹ hơn, thế giới này lại có vẻ không khác nhiều với chính hành tinh ta đang sống. Mỗi tấm ảnh như một tấm gương phản chiếu chính Trái đất của ta: các cấu trúc đá quen thuộc, khinh khí cầu bay bổng, và niềm vui của trẻ thơ xuất hiện xuyên suốt series này, chúng như cánh cửa mở ra một thế giới viễn tưởng kỳ thú.
Tác phẩm “Glider”
NASA đã đặt mua bức Glider – một trong những tác phẩm của Kahn và Celesnick. Họ thực hiện sieres ảnh này từ những bức hình tư liệu do các robot thám hiểm bề mặt sao Hỏa (của NASA) chụp, và một số ảnh sao Hỏa của series thì thực tế lại là phong cảnh tự nhiên ở miền Nam Utah, Nevada, Death Valley và Cape Cod. Bằng cách này, bộ đôi nghệ sĩ đã pha trộn khoa học/khoa học viễn tưởng vào nhau theo một cách sáng tạo và đầy ám ảnh. Trong một cuộc phỏng vấn bằng e-mail với tờ The Huffington Post, họ chia sẻ rất nhiều về chủ đề của series khoa học viễn tưởng mới nhất của mình: “Một trong những chủ đề của dự án lần này là ý tưởng về thời gian: có hai nhà thám hiểm trôi giạt theo dòng thời gian, và nhìn thấy sao Hỏa trong các giai đoạn khác nhau, có lẽ trong tương lai, rồi lùi về quá khứ.”
Tác phẩm “Abandon Oxygen field”
Chủ đề thời gian thực ra không mới mẻ đối với Kahn và Selesnick – vốn bắt đầu cộng tác cùng nhau từ năm 1988. Các ý niệm khác nhau về thời gian luôn xuất hiện trong những tác phẩm của bộ đôi này: từ cách họ phân tích lại chuyến đáp xuống mặt trăng đầu tiên của Mỹ trong tác phẩm Apollo Prophesies, đến series City of Salt (Thành phố Muối) – mô tả một thực tại khác, lấy cảm hứng từ những tác phẩm của nhà văn Italo Calvino cộng thêm vài ý tưởng của riêng họ. “Khi nhìn lại các dự án chúng tôi thực hiện, hầu hết chúng đều có chung một chủ đề, cùng xảy ra tại những khoảng thời gian và không gian với hiện thực bị phá hủy, hoăc tái thiết lập, hoặc tái sắp đặt”.
Cho dù có đang theo đuổi bất kỳ giấc mơ nào – viển vông, điên rồ hay xa xôi tận dải ngân hà, hai nghệ sĩ này chắc chắn không thể quên rằng cội nguồn cảm hứng của họ bắt nguồn từ Trái đất. Dù thế, vẫn có gì thật ám ảnh và khó tả về những tấm hình này: những hình dạng vừa giống người Trái đất vừa tựa như người ngoài hành tinh đứng trên một phong cảnh hoang vu với đầy những hình thù trong các trạng thái kỳ quặc. Ta có thể cùng đồng hành với họ “thăm quan” sao Hỏa, hay có thể từ chối lời mời đi du lịch này. Cách nào cũng vậy, họ chiếm lĩnh tâm trí chúng ta, và chỉ cho ta thấy một vương quốc khác của thời gian và của những giấc mơ.
Mời mọi người xem các tác phẩm khác của series viễn tưởng:
Cái này giống Mây biến thể của Trần Tuấn ghê :|
...xem tiếp