Nhiếp ảnh

Malcolm Browne và Horst Faas: đoạt giải Pulitzer vì chụp hình chiến tranh Việt Nam 13. 09. 12 - 7:46 am

Soi P st & dịch

Tin này cũ rồi, nhưng vẫn muốn đưa lại cho bạn nào chưa đọc. Năm nay, thế giới mất đi hai nhiếp ảnh gia lớn, và Việt Nam mất đi hai nhiếp ảnh gia đã có công đưa cuộc chiến chống Mỹ lên báo chí quốc tế. Đó là ông Horst Faas (1933 – tháng 5. 2012), và Malcolm Browne (1931 – tháng 8. 2012). Mời mọi người xem một số tác phẩm nổi tiếng của hai nhiếp ảnh gia này. (Trong lúc làm bài, trộm nghĩ: ngày nay phương tiện, máy móc nhiều, cuộc sống lắm chuyện phức tạp, mà sao ảnh lại chỉ thưởng là đèm đẹp đến mức thô sơ?)

Ông Malcolm (lúc này còn trẻ) ngồi trước tấm ảnh đoạt giải Pulitzer của mình. Malcolm là phóng viên cho tờ Asscociate Press cùng Roy Essoyan, Goerge Esper, và cả Horst Faas. Ông qua đời vào ngày 27. 8. 2012 vì chứng bệnh rung Parkinson.

 

Tác phẩm đoạt giải của Malcolm, chụp cảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

 

Malcolm trò chuyện với sư Quảng Liên của chùa Xá Lợi, 27. 6. 1963

 

Một lính Cộng hòa đứng gác trước bờ hào tại Phan Thiết, Malcolm chụp ngày 29. 9. 1962.

 

Còn đây là nhiếp ảnh gia Horst Faas của Associate Press. Ông mất ngày 10. 5. 2012, để lại vợ và con gái.

 

Đây là bức ảnh đoạt giải Pulitzer (năm 1965) của Faas, chụp cảnh ông bố bế thi thể của đứa con bị quân Cộng hòa giết trong quá trình truy bắt Việt Cộng tại một ngôi làng gần biên giới Campuchia.

 

Một lính Cộng hòa dùng dao tra tấn một anh nông dân vì anh dám cung cấp thông tin sai lệch về quân Việt Cộng, 1964.

 

Trực thăng nã súng vào rừng trong một cuộc lùng bắt quân Việt Cộng tại Tây Ninh.

 

Ánh sáng mặt trời chiếu qua rừng cây, một sĩ quan Mỹ muốn nghỉ chân. Ảnh chụp năm 1965.

 

Một phụ nữ than khóc trước xác chồng, ảnh chụp năm 1969. Chuyện ngoài lề về Faas: tấm ảnh nổi tiếng “Cô bé Napalm”, chụp bé Kim Phúc, của nhiếp ảnh gia Nick Ut từng vấp phải nhiều phản đối từ chính tờ Associate Press. Rất nhiều quan chức cộm cán của AP đã từ chối không muốn đăng bức ảnh này. Nhưng chính Faas đã giúp Nick đem tác phảm của mình đến với dư luận.

 

Faas tại một cuộc triển lãm restrospective của mình tại thành phố Perpignan, thuộc miền nam nước Pháp, năm 2008.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả