|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiBếp núc: Liu Xiaodong – Tôi chỉ vẽ thứ mà tôi thấy 15. 09. 12 - 2:45 pmHữu Khoa dịchTháng Năm. 2012, Liu Xiaodong và một đội cộng sự tới Hotan (Hòa Điền), một thành phố thuộc vùng Tân Cương, Trung Quốc. Tại đây Liu vẽ nhiều bức chân dung hoành tráng cho thợ khai quặng ngọc người Duy Ngô Nhĩ địa phương. Cùng lúc, Liu quay một bộ phim tài liệu, ghi lại toàn bộ quá trình này. Dự án này được bày và chiếu tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Tân Cương, thành phố Urumqi, từ 25. 8 đến 8. 10. 2012. Đầu 2013, triển lãm sẽ bày ở Bảo tàng Nghệ thuật Ngày nay ở Bắc Kinh. Dưới đây là 500 chữ của Liu Xiaodong nói về quá trình làm dự án. TRƯỚC CHUYẾN ĐI NÀY, tôi chưa từng tới Hotan, nhưng tôi muốn tới đó vì vốn quan tâm việc sản xuất ngọc. Dĩ nhiên, từ hàng ngàn năm rồi, người Trung Quốc vẫn thích ngọc. Trong quá khứ, đó là biểu tượng của các hoàng đế – hoàng đế thích ngọc mà, và không ai khác được phép có ngọc. Ngày nay, thích có ngọc chủ yếu là người giàu. Môi trường tự nhiên đã bị biến đổi hoàn toàn vì cái lịch sử (thích ngọc) ấy. Vì muốn giàu có, người ta có thể uốn hình núi, biến hình sông. Tôi thích vẽ những nơi có những câu chuyện phức tạp phía sau như thế. Tôi đã ở Hotan trong một tháng. Trong quá trình làm việc, tôi đi nhiều nơi dọc theo sông Hotan. Lái xe của tôi là một người Duy Ngô Nhĩ, và một hôm anh ấy hỏi tôi có muốn gặp vài dân địa phương không. Tôi muốn. Thế là anh đưa chúng tôi đi chừng một tiếng, tới một ngôi làng dưới chân núi Kunlun (Côn-lôn). Dãy núi này đã bị việc khai thác ngọc cạp vào trông đến kinh, như một quả táo bị gặm nham nhở. Tuy nhiên những người tôi gặp ở đó thì thật tuyệt. Họ giới thiệu chúng tôi gặp thêm nhiều người nữa, và cuối cùng tôi đã tìm ra sáu người thợ mỏ để vẽ. Đó là tháng mùa hè nóng nhất, khắc nghiệt nhất ở Hotan. Ngày nào cũng có bão cát, và cát phủ đầy tranh. Vừa mới phủi sạch cát ở một bức thì đã một cơn bão cát khác ập tới. Thật không dễ dàng gì. Những lý do vì sao buộc phải vẽ tại chỗ là vì tạm thời tôi đã trở thành một thứ dân địa phương. Dĩ nhiên tôi có thể chụp ảnh, mang về Bắc Kinh vẽ, nhưng tôi nghĩ làm thế thì quá “vị nghệ thuật”. Với tôi, công việc này như một trải nghiệm xã hội, và quá trình làm quan trọng hơn tác phẩm cuối cùng. Tôi có thể hoàn tất một bức tranh ở Bắc Kinh – thậm chí vẽ ở đó còn tốt hơn ở bất kỳ nơi nào khác, nhưng ở Bắc Kinh, không cách gì để tôi có thể trải nghiệm như thế này. Quan trọng là chúng tôi đã có được bộ phim tư liệu từ chuyến đi này, vì tranh không thể thay thế cho tư liệu, mà tư liệu cũng không thể thay thế tranh. Tranh chỉ có thể mang tới một góc nhìn. Trong phim tư liệu, bạn sẽ có cảm giác của người kể chuyện. Với tôi, đây là một cách để khiến cho tác phẩm của mình đa dạng hơn. Tôi không cho rằng mình đang làm việc theo kiểu duy thực (realist). Tôi chỉ khai thác những phương tiện ghi lại thực tế để người xem có một thứ khung tham khảo. Nếu có một “hệ tư tưởng” nào đó làm nền móng cho tác phẩm của tôi, thì đó là tôi phấn đấu chỉ vẽ thứ mà tôi thấy. Tôi không vẽ thứ mà tôi nghĩ. Chỉ vẽ thứ mà tôi thấy.
Ý kiến - Thảo luận
15:53
Saturday,15.9.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
15:53
Saturday,15.9.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Tự nhiên cháu nhớ tới bác Ngô Phương Cúc của mảng hội họa quần chúng Đất-Mỏ-thân-yêu-ơi...
tơi-bời ghê gớm ! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
tơi-bời ghê gớm !
...xem tiếp