Khác

Chào ấn phẩm mới: tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh 20. 09. 12 - 9:34 pm

Thông tin từ Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

 Đây là số 1 của tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh. Các bạn có thể mua lẻ, hoặc đăng ký dài hạn. Mục lục số 1 là:

Bìa Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số 1

 

1. Lời tòa soạn
3. Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL

4 VẤN ĐỀ QUẢN LÝ_______________________________________________

4. Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn hóa Nghệ thuật và danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú đợt  IV – 2012
    Hạnh Chi
6. 40 năm trưởng thành và phát triển
    H.C (Thực hiện)
8. Cục Mỹ thuật Ngày ấy và Bây giờ
    Hạnh Chi – Thu Trang
13. Chào mừng Đặc san Mỹ thuật – Nhiếp ảnh trở thành tạp chí
     Hoàng Kim Đáng
15. Tin vui đối với giới Mỹ Thuật và Nhiếp ảnh
     Dương Tuấn Hoa
16. Ảnh trên Internet – vấn đề cần quan tâm
     Đoàn Thị Thu Hương

19 TRAO ĐỔI___________________________________________

19. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật
      Nguyễn Quân
22. Bàn về Design
       Nguyễn Ngọc Dũng
26. Đi tìm bức tranh trừu tượng đầu tiên ở Việt Nam
      Trần Hậu Yên Thế
29. Ảnh ý tưởng – Rạo rực một cuộc thi
      Nguyễn Huy Hoàng
31. Chữa bệnh nhàm của  ảnh Việt bằng Ảnh ý tưởng
      Hồng Mai
33. Ảnh Ý tưởng 2012
      Hoàng Trung Thủy

34 THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT NHIẾP ẢNH____________________

34. 80 năm tranh sơn mài Việt nam – Nhìn lại và đối thoại
      Lê Quốc Bảo
38. Biếm họa – Chông gai và Hoa hồng
      Lý Trực Dũng

43 NGHỆ THUẬT VỚI CUỘC SỐNG_______________________________

43. Lễ hội tưng bừng cách đây hơn 2000 năm trên mặt trống đồng
       Nguyễn Đức Hòa
46. Long vân khánh hội qua những tác phẩm chạm khắc dân gian
       Nguyễn Anh Tuấn

49 MỸ THUẬT – NHIẾP ẢNH ĐỊA PHƯƠNG______________________

49. Triển lãm Các di sản thế giới của Việt Nam tại thành phố cảng Hải Phòng
      Thu Trang

52 MỸ THUẬT – NHIẾP ẢNH THẾ GIỚI___________________________

52. Workshop ở Poh Chang – Thái Lan
       Phan Cẩm Thượng
54. Sự ra đời của Nghệ thuật
       Đỗ Quốc Vỵ
56. Frank Horvat người đi đầu trong thể loại ảnh thời trang
       Chu Mạnh Cường

59 TIN MỸ THUẬT – NHIẾP ẢNH________________________________

 

 *

Còn đây là số 2 của tạp chí. Bên dưới là mục lục:

Bìa Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số 2

1. Lời tòa soạn

2 VẤN ĐỀ QUẢN LÝ_______________________________________________

2. Vấn đề nâng cao chất lượng sáng tác
    Mã Thanh Cao
6. Quy hoạch ngành hay quy hoạch hạ tầng cho Mỹ thuật?
    Đoàn Thị Thu Hương
8. Hội đồng Nghệ thuật phải dám từ chối
    Vi Kiến Thành
10. Kỷ niệm 40 năm Thành lập Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và  Triển lãm: Công tác quản lý Mỹ thuật giai đoạn 1998 – 2002
     H.Chi – Thu Trang

14 TRAO ĐỔI______________________________________________________

14. Tranh đồ họa 10 nước ASEAN 2012- Cơ hội giao lưu hiếm có của các họa sĩ Đồ họa Việt Nam
      Đức Hòa
20. Chỉ là sự lóng lánh của kỹ thuật, tác phẩm sẽ chết yểu
      Mai Hồng

24 THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT – NHIẾP ẢNH____________________

24. Tượng đài liệt sỹ của Điềm Phùng Thị – Nét độc đáo và sâu lắng
      Phan Thanh Bình
28. Ảnh tự chụp – khám phá cảm xúc bản thân
      Việt Văn
30. Vẽ tranh chân dung
      Đỗ Đức

32 NGHỆ THUẬT VỚI CUỘC SỐNG_______________________________

32. Lá cờ đỏ trên biển xanh
      Lê Tâm
38. Tượng đài hoài niệm – bản tráng ca Thành cổ
      Nguyễn Phú Cường
42. Quang Dũng – Chiến sĩ, Thi sĩ, Nhạc sĩ và Họa sĩ
      Đức Hòa
46. Đinh Thúy – hình ảnh một nhà nhiếp ảnh cách mạng
      Trần Đương

50 MỸ THUẬT – NHIẾP ẢNH ĐỊA PHƯƠNG_______________________

50. Hải Âu – Tuổi 22 vẫn bay không biết mỏi
      Hoàng Kim Đáng

54 MỸ THUẬT – NHIẾP ẢNH THẾ GIỚI___________________________

54. Mỹ thuật bích họa đường phố hiện đại
     Điền Thanh
58. Thành cổ Gotland – Di sản Văn hóa
     Công Quốc Hà

60 TIN MỸ THUẬT – NHIẾP ẢNH_________________________________

60. Mỹ thuật
61. Nhiếp ảnh
62. Trang biếm họa
      Lý Trực Dũng
63. Thông báo
        Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 26/2012
64. Hỏi đáp

 

Ý kiến - Thảo luận

16:34 Thursday,25.9.2014 Đăng bởi:  dilettan
Chào mững tạp chí mới của nghệ thuật. Chắc là sẽ làm đời sống nghệ thuật tinh tế hơn lên, và bọn dân thường cũng bớt thô thiển đi môt tí.
Cái ảnh bìa, tuy thế, trông như của 1 tạp chí lịch sử... Trên đỉnh là một chị múa may theo phong cách Stalingrad.
Rồi đọc cú "nhàn đàm" của bác Nguyễn Huy, cũng vỡ được một tẹo. Và lại cảm nhận cái văn phong kiểu Ph
...xem tiếp
16:34 Thursday,25.9.2014 Đăng bởi:  dilettan
Chào mững tạp chí mới của nghệ thuật. Chắc là sẽ làm đời sống nghệ thuật tinh tế hơn lên, và bọn dân thường cũng bớt thô thiển đi môt tí.
Cái ảnh bìa, tuy thế, trông như của 1 tạp chí lịch sử... Trên đỉnh là một chị múa may theo phong cách Stalingrad.
Rồi đọc cú "nhàn đàm" của bác Nguyễn Huy, cũng vỡ được một tẹo. Và lại cảm nhận cái văn phong kiểu Phụ nữ tân văn, nếu không có các đoạn bãi bia với các em tiếp thị la ze. 
15:51 Thursday,25.9.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Huy Lộc
NHÀN ĐÀM VỚI NGHỆ THUẬT
Nguyễn Huy

Theo cố giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, người khơi mở nguồn của minh triết Việt trong cuốn “Luận bàn về minh triết Việt” bàn rằng: “Minh triết là một sự hiểu biết sâu rộng và thực hiện ở con người, những sự vật, sự kiện hay hoàn cảnh, kết quả của khả năng lựa chọn hoặ
...xem tiếp
15:51 Thursday,25.9.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Huy Lộc
NHÀN ĐÀM VỚI NGHỆ THUẬT
Nguyễn Huy

Theo cố giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, người khơi mở nguồn của minh triết Việt trong cuốn “Luận bàn về minh triết Việt” bàn rằng: “Minh triết là một sự hiểu biết sâu rộng và thực hiện ở con người, những sự vật, sự kiện hay hoàn cảnh, kết quả của khả năng lựa chọn hoặc hành động để tạo ra kết quả tốt nhất với ít thời gian và năng lượng nhất. Minh triết là khả năng đạt đến sự tối ưu, áp dụng nhận thức và sự hiểu biết để đặt được kết quả mong đợi. Minh triết là khả năng nhận thức được đâu là sai hay đúng đi đôi với đánh giá về hành động. Đồng nghĩa với thông thái, sáng suốt, thông tuệ. Minh triết thường đòi hỏi ở khả năng kiểm soát phản ứng và cảm xúc (niềm đam mê) vì thế một nguyên tắc là lý lẽ và sự hiểu biết sẽ xác định hành động. Điều đặc biệt là lời bàn trên ta thấy thật gần với ngôn ngữ của tư duy sáng tạo văn học – nghệ thuật. Và tinh giản hơn, ta thấy; ngôn ngữ biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình đã thể hiện trong: “…đòi hỏi ở khả năng kiểm soát phản ứng và cảm xúc (niềm đam mê) vì thế một nguyên tắc là lý lẽ và sự hiểu biết sẽ xác định hành động…” Chỉ có điều, không phải bất kỳ người nghệ sỹ nào cũng có thể nhận thức được, trông thấy được và biểu hiện được điều đó trong tác phẩm của mình.
Luận bàn là vậy, so sánh khiên cưỡng là vậy và lấy minh triết để tạo tiền đề cho sự tiêu dao trong nghệ thuật là vậy. Xét cho cùng thì lẽ bất biến trong tự nhiên cũng song hành với chuyển động khách quan và chủ quan trong vũ trụ. Phàm đã là người nghệ sỹ, dù trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần một sự rung cảm nhất định với ngữ cảnh để biến sự rung cảm thành cảm xúc mà cấu thành tác phẩm. Sự sáng tạo là một cái gì đó rất ma mị, rất mơ hồ và đặc biệt là rất trong sáng. Trong sáng ở đây là dụng bút tại tâm, là vô tâm với những tác động khách quan, tạp niệm bên ngoài. Cụ thể nhất là những “cái bóng” khi ẩn, khi hiện trong tiềm thức. Những tác phẩm đã xem, những lối tạo hình ưa thích và rất nhiều điều nữa hợp thành một mớ bòng bong để ngăn chặn luồng tư duy sáng tạo của người nghệ sỹ. Một lẽ tự nhiên trong sáng tạo nghệ thuật là áp đặt cái tôi chủ quan của mình lên đối tượng, Khi công bút, nội tâm không vẫn đục, áp chế sự ảnh hưởng từ vô thức để thăng hoa ý tưởng nhằm tạo nên tác phẩm (dù không đẹp) cũng là của riêng mình. Thật lòng mà nói, nếu vẽ bằng cái tâm của mình, tâm sao thì bút vậy, dù cho tất cả vẫn dở dang thì lòng vẫn sáng, trí vẫn thông với sự tự tôn nghệ thuật. Bằng không, khi buông bút mà trí năng vẫn nặng với giải thưởng, với nhuận treo, với giá tiền khi rao bán… thì “dạ nặng như chì” khi ấy làm sao tâm sáng, trí thông?
Tại sao các dòng tranh dân gian Việt Nam, trải bao thăng trầm, biến cố với những “ …Thương hải biến vi tang điền” đến tận ngày nay trong cuộc sống bon chen, tranh giật mà vẫn có một sức cuốn hút lạ kì và sống mãi với thời gian như vậy? Câu trả lời chắc chắn đã ẩn chứa trong từng dòng tranh, từng tác phẩm bởi tính dung dị, chân quê và mộc mạc không tính toán thiệt hơn và bởi sự hồn nhiên… sự hồn nhiên của một cái tâm trong sáng, vô nhiễm với lụa là gấm vóc và những mệt mỏi thị phi. Vậy nên không cầu kỳ, không đa nghĩa, không suy luận, không chiết tự thì ai ai cũng có thể hiểu được một điều đơn giản rằng: “ làm nghệ thuật hãy cần một chữ Tâm”. Nhưng thật sự trong cái nhật lộ hỗn mang này ta có thắp đuốc đi tìm một cái tâm cho đúng nghĩa có lẽ là viễn vông, bởi xung quanh ta đầy rẫy những kẻ háo danh, hám lợi, mưu cầu tư hữu vay mượn nghệ thuật của người khác làm cái của riêng mình. Đứng trước hội đồng nghệ thuật thì “ vâng, dạ, xin, thưa” “điếu đóm khom mình” để được ban phát đôi ba giải thưởng. Đến khi trở về “cố quận” thì gác chân chữ ngũ, thuốc nhả khói tròn dạy dỗ đàn em cứ như mình là ông thánh. Mà đời nay thì thánh quá nhiều mà… chẳng thấy ma đâu. Suy cho cùng thì cũng là một lề thói, một sự suy đồi về đạo đức nghề nghiệp mà thôi. Nhưng có lẽ cái đau nhất ở đây là cái tôi cá nhân với sương mù tự kỷ đã che khuất góc nhìn của cái tôi nghệ thuật đến không thể thấy được ta đang bước đến đâu và ta đang đứng ở đâu.
Có lần trong một buổi ”… tửu hậu” có một “nghệ sỹ” tóc dài quá vai vừa mới nhận giải thưởng về một cuộc vận động sáng tác, lim dim đôi mắt kể về thành tích của mình với một cái tôi tự tôn đến viên mãn. Các “nghệ sỹ” đầu đinh và “nghệ sỹ” râu dài say ngật ngưỡng chẳng nghe được gì, thế là “nghệ sỹ” tóc dài nhồi luôn vào bộ óc của cô tiếp bia xinh đẹp, làm cho cô ấy mắt chữ o, mồm chữ a mà không hề hiểu thế nào là nhịp điệu, bố cục, hòa sắc và trường phái gì gì ráo. Vậy nhưng phải đứng nghe và gật liên hồi vì… phép lịch sự.
Lại có “nghệ sỹ” luôn luôn muốn áp đặt cái tôi của mình lên đồng nghiệp, rằng: “sáng tác là phải thế này, sáng tác là phải thế kia, phải tranh đấu cho nhân loại, phải đau với lẽ đời…” và …Đại luận diễn ngôn.Tay chém không khí, mồm văng nước bọt. Chỉ có điều là “nghệ sỹ” quên mất là mình đang “tự sướng” với chính cái tôi của mình…Ta hãy khoan bàn đến đúng hay sai mà hãy nghĩ rằng trí mỗi người mỗi khác mà tài thì không phải ngày một ngày hai. Vậy nên tinh hoa phát tiết cũng như gió lạnh lập đông mà thôi…
Vài dòng bâng quơ, nhàn đàm văn nghệ để tự soi lại chính mình. Tự vấn lương tâm nghề nghiệp, tự suy, tự diễn với một mớ lý luận cùng bản ngã cá nhân để gội rửa cái tâm tự mãn, cái ngã trong bọc điều để lâu dần thành quen và ngộ được chữ “Minh” trong nghệ thuật, chữ “Triết” trong dụng bút mà thanh thoát cõi lòng.
Nhân tâm xưa nay “Trí tuệ xuất, hữu đại ngụy” vậy nên “…Đôi khi ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá. Hồn ta, gió cát phù du bay về…”. Hy vọng rồi “con thuyền minh triết” sẽ đáo hồi bến mê và hát câu “Phúc âm buồn” lặng lẽ cho lòng người nghệ sỹ phiêu linh với con đường sáng tạo cam go. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nhuộm xanh-trắng-đỏ cùng nước Pháp

Phạm Tuấn Anh - Phần ảnh do Phạm Phong biên dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả