|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngSotheby’s đi vào lịch sử với cuộc đấu giá đầu tiên ở Trung Quốc 03. 10. 12 - 7:48 amHoàng Lan dịch
BẮC KINH – Sotheby’s trở thành nhà đấu giá quốc tế đầu tiên thực hiện một phiên mua bán tại Trung Quốc, kể từ khi nước này thiết lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 1949. Trong cuộc đấu giá chủ yếu là mang tính tượng trưng vào hôm thứ Năm tuần qua, tại Sảnh Millennium của Bảo tàng Nghệ thuật Quốc tế nằm ở phía tây Bắc Kinh, chỉ một món duy nhất được đưa lên sàn gõ búa: tác phẩm điêu khắc “Self and Self Shadow” (Ngã và bóng ngã?) của Wang Huaiqing (sinh năm 1944) – một nhân vật chính ra lại nổi tiếng nhờ những bức tranh trừu tượng táo bạo. Cuộc đấu giá diễn ra trôi chảy, “Self and Self Shadow” bán được với giá 1.4 triệu Nhân dân Tệ (222,222 ngàn Đô), nằm trong mức ước lượng (từ 1 đến 1.5 triệu Nhân dân Tệ). Buổi đấu giá được tiến hành nhằm chào mừng cuộc hợp tác đầu tư (ký hồi tuần trước) giữa Sotheby’s và Công ty Nghệ thuật Gehua ở Bắc Kinh, nhằm thành lập Sotheby’s (Bắc kinh) Auction Co., Ltd. Chính nhờ có sự hợp tác ấy mà buổi đấu giá lịch sử mới diễn ra được, vì luật lệ Trung Quốc vẫn cấm không cho các nhà đấu giá quốc tế tự mình tổ chức đấu giá ở Trung Hoa đại lục. Cuộc đầu tư chung với Gehua cũng giúp Sotheby’s nắm được một vị trí vững chắc trong thị trường nghệ thuật Trung Quốc – nhưng quan trọng hơn nữa, việc này giúp Sotheby’s ôm gọn mối làm ăn với công ty mẹ của Gehua – Tập đoàn phát triển và văn hóa GeHua – là đơn vị đang đang xây dựng khu Cảng Tự do (không thuế quan) đầu tiên ở Trung Quốc, dự định sẽ khánh thành tại Vùng Mậu dịch Tự do ở Tianzhu (Tianzhu Free Trade Zone), gần sân bay Bắc Kinh, vào năm 2013. Nhờ mối giao thiệp với Gehua, Sotheby’s sẽ là nhà đấu giá duy nhất được quyền tổ chức đấu giá và mua bán tại Cảng Tự do – nơi Sotheby’s sẽ hưởng nhiều lợi thế về thuế giống như những nhà đấu giá đăng ký ở Hồng Kông. Mặc dù tầm quan trọng của Cảng Tự do đối với thị trường nghệ thuật Trung quốc lâu này hơi bị thổi phồng, (do thực chất chỉ khi hàng còn bên trong cảng thì mới được miễn thuế), khu vực này vẫn mang lại những phi vụ làm ăn quan trọng, bởi nó vừa cung cấp một mặt bằng mua bán tiện lợi, vừa có một hệ thống nhà kho dành để phục vụ những khách hàng Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi đã hợp tác chung cùng Gehua, Sotheby’s vẫn bị luật pháp Trung Quốc cấm không cho tham gia mua bán một vài hạng mục quan trọng của thị trường nghệ thuật Tàu. Những món đồ cổ Trung Hoa như đồ sứ, thư pháp, và một số tác phẩm nghệ thuật khác sẽ nằm trong danh sách cấm này. Nhưng William Ruprecht – Tổng Giám đốc của Sotheby’s – nới với AFP rằng luật pháp vẫn cho phép công ty đấu giá những hạng mục quan trọng khác, như nghệ thuật đương đại và hiện đại Trung Quốc, chưa kể các món nghệ thuật phương Tây, đồ trang sức, và đồng hồ. Trong khi đó, ngay lúc Sotheby’s đặt chân vào thị trường đại lục, thì China Guardian – công ty đấu giá lâu đời nhất Trung Quốc – đang chuẩn bị cho buổi đấu giá đầu tiên của chính mình ở Hồng Kông vào tháng tới. Buổi đấu giá ngày 7. 10 sẽ đánh dấu lần đầu tiên một nhà đấu giá Tàu sẽ cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ quốc tế. Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|