Gẫm & Bình

Ma nữ của Zhou Nan 02. 10. 10 - 12:01 pm

L.D dịch

Untitled 1

Vào khoảng cuối những năm 1990, khuynh hướng vẽ như hoạt hình bắt đầu xuất hiện trong giới nghệ sĩ trẻ Trung Quốc, rộ lên nhiều nhất ở vùng Quảng Châu. Thế hệ Hoạt hình (Cartoon Generation) hầu hết là các nghệ sĩ tuổi đôi mươi, nổi bật nhất trong số đó là Wang Ke, Zhang Shuang và Zhou Nan. Mỗi nghệ sĩ dùng một cách khác nhau để chuyển tải những ý nghĩa rất đối lập nhưng đều bám vào thể loại “như hoạt hình”. 

Trong số ấy, Zhou Nan là người kết hợp cả tranh truyền thống Trung Quốc lẫn cách vẽ của phương Tây. Về kỹ thuật, cô dùng sơn màu trên canvas của tranh Tây, nhưng lại đi những đường cọ của mực Tàu. Những chi tiết của tranh phong cảnh truyền thống như lá tre bám tuyết, hoa sen đọng sương, những tảng đá già… đều được tận dụng, bao quanh những nhân vật nữ rất “liêu trai”, như ma như mị, mặt thiếu cân đối, các đường cong “quá đà”…

Hà Hà (Sao?), oil on canvas, 2008

 
Zhou Nan thường chọn khổ tranh dài và hẹp, kiểu tranh cuộn, một bên là vài dòng thư pháp để giải nghĩa. Đôi khi cô chọn khổ tranh vuông hơn, là khổ của tranh Tây.

Các nhân vật nữ của Zhou Nan tinh quái và gợi cảm, vẻ lôi cuốn và dạn dĩ trên mắt trên môi. Như các thần nữ, như các ma nữ, họ dường như thuộc về phong cảnh bao quanh họ. Trong loạt tranh có tên Spirit, sự quấn quít giữa các nhân vật này với thiên nhiên còn mạnh hơn, khi có thêm hoa, lá, và sương tô điểm. Vẻ đẹp huyền bí trong bút pháp của Zhou Nan rất thích hợp với bản chất huyền hoặc của những nhân vật này trong tích Tàu.

untitle4

Màu sắc Zhou Nan dùng vừa tăng thêm chất thơ, vừa lại gây sờ sợ khi thỉnh thoảng điểm xuyết vài nét như máu nhỏ xuống từ thịt xương. Thế giới mà Zhou Nan miêu tả quả là kỳ bí nhưng không phải là lý tưởng. 

Sinh năm 1977, Zhou Nan hiện sống và làm việc tại Bắc Kinh. Cô có nhiều triển lãm quan trọng tại Trung Quốc và trên thế giới.

Hà Hà 2, 2008

Spirit, 2008

Spirit, 2008

Spirit 3, 2008

Bamboo No2, 2008

Ý kiến - Thảo luận

14:52 Monday,4.10.2010 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em có ý kiến rằng thì là nghệ thuật Trung Hoa nói chung và hội họa nói riêng, chả cứ phải rằng thì là thư pháp hay là Meo Pop, thì đều vẫn cứ rất đáng nể và chúng em vẫn thấy rằng thì là có nhiều cái cần học hỏi đóa ạ. Chúng em chỉ ghét là ghét cái thói thâm hiểm của mấy kẻ Tàu Khựa chỉ chực nuốt chửng nước Nam mì
...xem tiếp
14:52 Monday,4.10.2010 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em có ý kiến rằng thì là nghệ thuật Trung Hoa nói chung và hội họa nói riêng, chả cứ phải rằng thì là thư pháp hay là Meo Pop, thì đều vẫn cứ rất đáng nể và chúng em vẫn thấy rằng thì là có nhiều cái cần học hỏi đóa ạ. Chúng em chỉ ghét là ghét cái thói thâm hiểm của mấy kẻ Tàu Khựa chỉ chực nuốt chửng nước Nam mình và đè ngửa văn hóa nhà mình ra mà... thôi ạ :-< Chứ còn thì là giao lưu đông tây kim cổ nghệ sĩ nhà ta lẫn nhà tây nhà tàu đều vui vẻ cả mờ. 
14:13 Sunday,3.10.2010 Đăng bởi:  Thien An Mon
ô hô ai tai bác Việt thôi đừng tranh cãi nữa. Thư pháp của bác chẳng giống Thiên Thư của chú Xu Bing của Khựa à. Cũng viết dày đặc chữ trên vóc, cũng mật ngữ không có trong từ điển. Về concept thì giống hệt rồi còn gì. Dĩ nhiên Xu Bing hơn hẳn vì concept ấy là chú ấy nghĩ ra mà. Nhưng trông giống lắm bác Việt ơi.
...xem tiếp
14:13 Sunday,3.10.2010 Đăng bởi:  Thien An Mon
ô hô ai tai bác Việt thôi đừng tranh cãi nữa. Thư pháp của bác chẳng giống Thiên Thư của chú Xu Bing của Khựa à. Cũng viết dày đặc chữ trên vóc, cũng mật ngữ không có trong từ điển. Về concept thì giống hệt rồi còn gì. Dĩ nhiên Xu Bing hơn hẳn vì concept ấy là chú ấy nghĩ ra mà. Nhưng trông giống lắm bác Việt ơi. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả