Kiến trúc

Lucky drops – Sáng tạo đấy,
nhưng ở được không? 21. 11. 12 - 4:07 pm

Hữu Khoa tổng hợp và dịch. Ảnh: Makoto Yoshida

 

Đi xe lửa mất 20 phút từ trung tâm Tokyo, xuống bến, đi bộ thêm 15 phút, nằm giữa vô vàn nhà cửa chen chúc, lút nhút, là một mảnh đất hình thù “không giống ai”: hình thoi, rộng 56.68m2, mặt tiền 3.2m, thót hậu còn 0.7m ở đuôi, sâu 29.3m. Quy định ngặt nghèo ở vùng này là tường bao phải cách đất hàng xóm 0.5m.

Ngay lúc nhìn thấy lô đất, kiến trúc sư của xưởng Tekuto đã nghĩ ngay tới một hệ thống kết hợp hài hòa giữa khách hàng, thiết kế, cấu trúc, xây dựng, và người làm nhà. Và thế là bắt tay vào bản vẽ, với diện tích xây dựng còn lại là 21.96m2, tổng diện tích mặt bằng là 60.94m2.

Ở giai đoạn đầu của thiết kế, các bên phải cùng đồng ý:
1. Tận dụng đặc điểm của vị trí bằng cách dùng hết tối đa chiều dài đất:

Nhà rất dài

 

2. Tạo không gian lý thú cũng là để cho nhà được chắc bằng cách làm một cái dốc bên trong:

Trong nhà có đoạn dốc

 

Buổi tối thấy rõ đoạn dốc trong căn nhà

 

3. Có tầng ngầm dưới đất:

Bản vẽ của căn nhà

 

4. Biến toàn bộ căn nhà thành một lớp vỏ:

 

5. Phần nhà nhô lên khỏi mặt đất có những lớp tường ngoài trông như lớp vỏ trong, cho ánh sáng xuyên thấu toàn bộ căn nhà:

Vỏ nhà trong suốt

 

6. Sàn nhà là kim loại đục lỗ để ánh sáng đi tiếp xuống tầng ngầm bên dưới, để sàn không phải chỉ là sàn. Cấu trúc nhà là bằng thép.

Sàn các tầng đều là thép đục lỗ

 

Do phần dưới mặt đất lại không bị áp dụng luật “0.5m”, nên các không gian sống chủ chốt được “chôn” ngầm bên dưới, đặt ra yêu cầu phải chống thấm cực tốt. Nhà xây dựng đã thay các vách xi măng dày bằng các bản thép 8mm với các biện pháp chống ăn mòn, cách nhiệt, chống thấm. Làm thế này vừa hạ giá thành, vừa đảm bảo thêm được 0.5m chiều ngang công trình.

Kiến trúc sư đặt trên ngôi nhà là Lucky Drops (Giọt May Mắn), từ một ngạn ngữ cổ của Nhật, hàm ý đi chót thu lợi lớn (?). Và căn nhà này đã cụ thể hóa ngạn ngữ ấy: biến một khoảnh đất như cái rẻo thừa thành một chốn sinh sống tiện nghi.

Mặt tiền

 

Đuôi nhà

 

Tầng trên cùng, sát nóc

 

Mái nhà

 

Ý kiến - Thảo luận

17:13 Friday,23.11.2012 Đăng bởi:  Hưng

Bạn Thịnh: mình không có đủ dữ liệu kiến trúc của cái nhà này nên không phân tích được về thông gió nhưng sơ qua thì với 1 không gian thông 3 tầng, giả sử kính hộp 2 lớp kết hợp che nắng bằng vải, nếu có chế độ thông gió (cửa lật, quạt...) thì b
...xem tiếp

17:13 Friday,23.11.2012 Đăng bởi:  Hưng

Bạn Thịnh: mình không có đủ dữ liệu kiến trúc của cái nhà này nên không phân tích được về thông gió nhưng sơ qua thì với 1 không gian thông 3 tầng, giả sử kính hộp 2 lớp kết hợp che nắng bằng vải, nếu có chế độ thông gió (cửa lật, quạt...) thì bạn đừng thắc mắc những cái nhỏ nhặt là cửa sổ nếu luật xây dựng bắt lùi vào 50cm nhé :d

 
20:11 Thursday,22.11.2012 Đăng bởi:  Mai Ph. Thịnh
@ Bác Hưng: cửa sổ đâu phải chỉ có tác dụng lấy ánh sáng. Tác dụng chính là thông khí chớ! Nhà thế này theo bác thì phải luôn luôn mở cửa trước cửa sau à, thế mới thoáng được à?
...xem tiếp
20:11 Thursday,22.11.2012 Đăng bởi:  Mai Ph. Thịnh
@ Bác Hưng: cửa sổ đâu phải chỉ có tác dụng lấy ánh sáng. Tác dụng chính là thông khí chớ! Nhà thế này theo bác thì phải luôn luôn mở cửa trước cửa sau à, thế mới thoáng được à? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi xam xám giữa copy và biến cải

Daniel Grant - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả