|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm GìChớ đi giày cao gót đến “Những chân trời (đã) có người bay” 03. 12. 12 - 8:07 amThông tin từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt NamNhững chân trời có người bay Chuỗi triển lãm, dự án nghệ thuật đa phương tiện
Những chân trời có người bay là dự án nghệ thuật đương đại đa phương tiện, nơi mà những người làm nghệ thuật cùng làm việc để đạt được sứ mạng lớn: khám phá các phương thức sáng tạo nghệ thuật khác nhau và làm việc nhóm. Dưới sự giám tuyển của Nguyễn Phương Linh, nhiều dự án nhỏ khác nhau sẽ được tiến hành cùng một lúc từ việc cải tạo không gian, xây dựng studio mở, triển lãm, workshop, sáng tác cho đến các buổi trò chuyện của nghệ sĩ. Một trong những sự kiện quan trọng của dự án này là Studio-mở. Đây là một trong những phương pháp thực hành nghệ thuật được biết đến rộng rãi trên thế giới nhưng chưa được thực hiện nhiều ở Việt Nam. Trong studio-mở này sẽ có khoảng 10 nghệ sĩ tham gia dự án sống và làm việc cùng nhau để tạo nên một không gian nghệ thuật mơ ước tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. Ngoài các tác phẩm đã từng được triển lãm trước đây, các nghệ sĩ sẽ giới thiệu đến khán giả các tác phẩm nghệ thuật đương đại “đang được tiến hành”. Các khán giả đến đây có thể tự do trò chuyện với các nghệ sĩ để có thể biết thêm về nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cũng như dự định của họ trong tương lai. Một điểm nổi bật khác của dự án này là các studio được thiết kế riêng cho các nghệ sĩ tham gia. Tsuneo Noda, kiến trúc sư cao cấp đến từ Nhật Bản và cũng là chuyên gia cải tạo các studio nghệ thuật cho nhiều nghệ sĩ tại Nhật Bản, sẽ làm mới lại không gian của Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản thành những studio lý tưởng cho các nghệ sĩ tham gia luôn mơ ước được làm việc. Chúng tôi hy vọng rằng các studio mới lạ này sẽ trở thành một không gian, một bàn đạp nghệ thuật đem lại cảm hứng không chỉ cho những người làm nghệ thuật mà còn cho toàn bộ khán giả đến tham dự, để tất cả chúng ta có thể lại gần nhau hơn, cùng trò chuyện và trao đổi ý tưởng về nghệ thuật đương đại ở Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết và cập nhật về dự án này, xin vui lòng truy cập website. * Thực hiện Tham gia thực hiện/Diễn giả (một vài nghệ sĩ sẽ là diễn giả) Để biết rõ hơn thông tin và lý lịch các nghệ sĩ, xin các bạn tham khảo tại đây. *
CÁC DỰ ÁN Lưu ý: 1. Cải tạo không gian Thời gian: thứ Ba ngày 20 – Thứ Sáu 30. 11. 2012 Tsuneo Noda (kiến trúc sư) sẽ cải tạo lại không gian cũ và xây dựng nên một số không gian mới tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản để tạo ra các studio cho nghệ sĩ. Về cơ bản, anh sẽ dùng các tấm pallet bằng gỗ để che phủ toàn bộ khuôn viên của Trung tâm để “tạo” nên một không gian kết nối giữa các studio và khán giả. Phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim trong toàn bộ quá trình cải tạo đều được tiếp nhận. 2. Mở chân trời Thời gian: 18:00 – thứ Ba ngày 4. 12. 2012 “Mở chân trời” là buổi khai mạc chính thức giới thiệu toàn bộ dự án đến công chúng và báo chí. Dự án này bao gồm: gặp mặt nghệ sĩ, giới thiệu studio mở và tham quan các studio. Một vài tác phẩm đáng lưu ý được trưng bày tại các studio có thể kể đến: Và nhiều tác phẩm nghệ thuật khác… 3. Studio mở Thời gian: thứ Tư ngày 05 – Thứ Sáu ngày 21. 12. 2012 Các nghệ sĩ tham gia sẽ cùng sống và làm việc tại các studio. Ngoài các tác phẩm đã từng được triển lãm trước đây, các nghệ sĩ sẽ giới thiệu đến khán giả các tác phẩm nghệ thuật đương đại “đang được tiến hành” cũng như trò chuyện với các khán giả đến thăm quan. Quý vị và các bạn có thể đến bất cứ thời gian nào trong khoảng thời gian mở cửa nói trên. Các Studio bao gồm: Nhà Thông Tin *Dự án Tohoku-Kyushu là một dự án hỗ trợ tái thiết sau cơn đại địa chấn 11.3 nhằm tạo ra việc làm cho các nghệ sĩ và các nhà thiết kế ở vùng Tohoku (Đông Bắc Nhật Bản), những người đã mất đi các cơ hội và thị trường để bán các sản phẩm nghệ thuật sau thảm họa động đất. Các thành viên của dự án ở Kyushu (Tây nam Nhật Bản) đã mời các nghệ sĩ từ vùng Tohoku đến một vài thành phố ở khu vực Kyushu để giới thiệu và bán sản phẩm và bên cạnh đó, tổ chức các buổi nói chuyện của các chuyên viên văn hóa đến từ vùng Tohoku. Một vài sản phẩm từ Tohoku sẽ được trưng bày và bán tại Nhà Thông Tin trong khuôn khổ dự án “Những chân trời có người bay”. MAC (Trung tâm nghệ thuật Mami – Mami Art Center), Hà Nội Phòng thí nghiệm phim ảnh Sân khấu mini Bếp gia đình Xưởng may Phòng trưng bày di động “TRỐN THOÁT” Khu thể chất 4. Triển lãm Triển lãm I: Đo Thế Giới Bởi: Nguyễn Huy An, Yuichiro Tamura, Kumpei Miyata Ba nghệ sĩ, với các phương tiện và chất liệu nghệ thuật khác nhau, nhưng sự sáng tạo của họ cùng đi chung một con đường: đo đạc, nắm bắt thế giới và xây dựng lại nó theo cách của riêng mình. Nguyễn Huy An đo chiều cao của tòa nhà cao nhất Hà Nội bằng những mảnh giấy được gấp lại theo các hình đơn giản. Một sắp đặt mới bằng giấy cũng sẽ được triển lãm. Kumpei Miyata, trong khi đó, lại cố gắng cảm nhận thế giới thông qua cặp mắt và cơ thể của mình. Vào ngày 31. 10. 2010, anh rời quê nhà là tỉnh Fukuoka đến thành phố Lulea, Thụy Điển, gọi điện cho bạn mình ở Lulea rằng anh đang đến Lulea. Cuối cùng, vào ngày 3. 12. 2010, sau khi đi qua 18 quốc gia khác nhau bằng máy bay, anh đã đến đích cuối. Kumpei Miyata sẽ chia sẻ với quý vị và các bạn chuyến đi dài kỳ của anh thông qua sắp đặt video: “Xin lỗi, tôi đến muộn”. Yuichiro Tamura, mặt khác, tạo nên một tác phẩm video mà không cần phải tự mình ghi lại bất cứ hình ảnh nào ngoài việc sử dụng các hình ảnh lấy từ Google Street View. Đoạn phim ngắn dành giải thưởng “Đêm không ngủ” của anh sẽ được trình chiếu. Các tác phẩm tiêu biểu trước đây của 3 nghệ sĩ này chắc chắn sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về thế giới xung quanh chúng ta.
Triển lãm II: UTOPIA Bởi: Tuấn Mami Sử dụng 100 kg thóc và những tấm kính dày để dựng nên tác phẩm sắp đặt tương tác và biến đổi không gian, Tuấn Mami tạo ra 1 vùng đất không tưởng trong không gian thư viện của trung tâm văn hóa Nhật. Tác phẩm sắp đặt lớn lần này nằm trong 1 phần của dự án dài mang tên gọi ‘Thiên Đường Không Thể Chạm’, dự án nhằm liên đới người xem vào một trạng thái khiêu khích giữa sự tưởng tượng và sáng tạo về 1 vùng đất ảo – đầy hiện thực nhưng cũng mơ hồ và dường như phi lý. Tuấn Mami khiêu khích công chúng trong việc thẩm tra lại thái độ của con người hiện đại. Ý tưởng gợi mở những tò mò về tính hữu hạn và vô hạn của nhận thức con người trong cách chúng ta đón nhận và phân tích thế giới thực tại. Những hạt thóc bị nén chặt bởi kính nhưng vẫn có thể phát triển trong 1 của trạng thái tự nhiên “nhân tạo” tạo ra 1 nghịch lý giữa cảm quan đầy cám dỗ mang tính rủi ro và đe dọa. Tác phẩm lần này Tuấn Mami đặc biệt sáng tác nhằm dành tặng những người mẹ già đang sinh sống tại Hà Nội – việc mời họ đến thưởng thức nghệ thuật, tự thân đã trở thành một ý niệm chính trong việc thể hiện cái nhìn mang tính phân tính xã hội – đồng thời quan tâm tới việc giải cấu cấu trúc trong sự ‘xuất hiện/biến mất’ của một tác phẩm nghệ thuật.
Triển lãm III: NHỮNG CHÂN TRỜI BAY – Ngày cuối (một mở đầu mới) tại Studio mở Bởi: Tuấn Mami, Hiroyuki Hattori, Nguyễn Trinh Thi, Jamie Maxtone Graham, Yuichiro Jose Tamura, Kumpei Miyata, Appendix, Nguyễn Hồng Ngọc, Lại Diệu Hà, Nguyễn Quốc Thành, Nguyễn Trần Nam Không kém phần quan trọng hơn “MỞ CHÂN TRỜI”, ở “NHỮNG CHÂN TRỜI BAY”, các nghệ sĩ tham gia sẽ trưng bày tất cả các sản phẩm đã được hoàn thiện của mình (hoặc những tác phẩm “đang trong quá trình hoàn thiện”) mà họ đã tham gia sáng tác tạic các studio nơi họ đã sống và làm việc trong 3 tuần. Tuy đến thời gian này, các nghệ sĩ không còn ở tại các studio nữa nhưng tất cả các tác phẩm của họ vẫn tiếp tục được trưng bày cho đến Chủ nhật ngày 6. 1. 2013. 5. Trình diễn “Tổ hợp bám” Bởi: Lại Diệu Hà Lại Diệu Hà là một trong những nghệ sĩ trình diễn tài năng đầy hứa hẹn ở Việt Nam. Các trình diễn của cô luôn thể hiện một cách thẳng thắn và mạnh mẽ về giới nữ. Tại khuôn viên vườn của Viện Goethe, cô sẽ tạo ra không gian tưởng tượng của riêng mình bao phủ với các sinh vật màu trắng – một nơi mà sự hỗn loạn và tĩnh lặng, nỗi buồn và sự mãn, sức sống và tinh tế, phù du và sự bất tử cùng tồn tại. 6. Buổi nói chuyện của nghệ sĩ Các nghệ sĩ tham gia thực hiện dự án sẽ cùng thảo luận sâu về các khó khăn, thuận lợi và trải nghiệm của họ về nghệ thuật đương đại. Ngày I Tiêu đề bài nói chuyện của mỗi nghệ sĩ sẽ được thông báo sau. Các diễn giả bao gồm: Nguyễn Phương Linh – Nghệ sĩ/ Điều hành Nhasan Studio Việt Nam Ngày II Tiêu đề bài nói chuyện của mỗi nghệ sĩ sẽ được thông báo sau. Các diễn giả bao gồm: Hiroyuki Hattori – Giám tuyển Trung tâm nghệ thuật Aomori Nhật Bản Ngày III Tiêu đề bài nói chuyện của mỗi nghệ sĩ sẽ được thông báo sau. Các diễn giả bao gồm: Yuichiro Tamura – Nghệ sĩ Nhật Bản * Mọi thắc mắc về dự án cũng như phỏng vấn nghệ sĩ xin vui lòng liên hệ: Ms. Nguyên (số máy lẻ 113)/Mr. Yoshioka (0123-384-4138) Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam Ý kiến - Thảo luận
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|