|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhNhiếp ảnh tĩnh vật: từ những món trong bụng con đà điểu đến con sâu ăn cà chua 06. 01. 13 - 10:56 amSoi P st & dịchChúng ta có tranh vẽ tĩnh vật, thì cũng có nhiếp ảnh tĩnh vật. Bảo tàng Bradford National Media hiện đang có triển lãm “Art of Arrangement: Photography and the still Life Tradition” (Nghệ thuật sắp đặt: Nhiếp ảnh và truyền thống của tĩnh vật) cho đến hết ngày 13. 2. 2013. Triển lãm có nhưng tấm ảnh tĩnh vật truyền thống từ thời Victoria, và có cả những tác phẩm nhiếp ảnh tĩnh vật hiện đại; mời mọi người xem qua một số hình ảnh của triển lãm: Tác phẩm “Vại ngà voi với trái cây“, 1860, Roger Fenton. Fenton theo nhiếp ảnh từ năm 1851, nhưng đến năm 1862 thì ông… chán nên bỏ nghề. Trước khi “gác máy”, ông thực hiện một loạt ảnh tĩnh vật khá đẹp, thể hiện lối sống xa xỉ của thời Victoria. Tác phẩm “Hạt cát thời gian“, 1855, Thomas Richard Williams. Phong cách gothic cũng được khá nhiều nghệ sĩ thời Victoria ưa chuộng, tác phẩm này cũng nhuốm màu gothic quai quái đó. “Cánh côn trùng“, 1840, William Henry Fox Talbot. Ông Henry Fox Talbot chính là người chế ra kỹ thuật xử lý ảnh calotype vào năm 1841. “Những vật tìm thấy trong bụng một con đà điểu chết“, 1930, Frederick William Bond. Ông Bond làm tại sở thú, sau khi tìm thấy nhiều thứ trong bụng một con đà điểu, ông bày chúng lên bảng gỗ và chụp hình (chiếc đinh nhọn dài là vật gây ra cái chết cho con đà điểu). Tác phẩm “Tĩnh vật“, 1907, Clarence White. Những quả cầu thủy tinh trong suốt đôi khi xuất hiện trong tranh vẽ tĩnh vật để nhắc người xem rằng không có gì là vĩnh cửu; White cũng áp dụng ẩn dụ này vào nhiếp ảnh. “Tráng miệng“, 1923, Frederick G Tutton. Với nhiếp ảnh màu vào đầu thế kỷ 20, một số nhiếp ảnh gia chụp hình tĩnh vật trái cây và hoa để cho người xem thấy một thế giới mới, đầy hào hứng, của kỹ nghệ nhiếp ảnh màu. Và nhiếp ảnh tĩnh vật vẫn tồn tại cho đến ngày nay, với nhiều công nghệ mới phong phú. Trong hình là tác phẩm “Con sâu ăn quả cà chua“, 1998, Catherine Chaimers. “Musteia erminea stabilis“, 1994, Clive Landen. (“Musteia erminea stabilis” là tên khoa học của một loại chồn Ecmine. Cảm ơn bạn Candid đã bổ sung giúp Soi.) “Nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ“. các vật dụng gia đình, phần được sắp xếp lại, phần được vẽ lên, để tạo nên tác phẩm này. “Trái lựu“, 2006, Orl Gersht. Orl phỏng theo bức tranh tĩnh vật “Bắp cải, dưa tây, và dưa leo” (1602) của Juan Sáchez Cotán để thực hiện tác phẩm này. Ông cũng lấy cảm hứng từ tấm ảnh trái táo bị bắn bể của Harold Edgeton, và đã bắn bể trái lựu trong hình. “Triển lãm nông nghiệp“, 1992, Jem Southam. Jem chụp các quả trứng dự thi trong hạng mục gia cầm. Ý kiến - Thảo luận
15:06
Wednesday,16.1.2013
Đăng bởi:
admin
15:06
Wednesday,16.1.2013
Đăng bởi:
admin
Cảm ơn Candid nhiều.
14:13
Wednesday,16.1.2013
Đăng bởi:
candid
“Musteia erminea stabilis" là tên khoa học của một loại chồn Ecmine.
...xem tiếp
14:13
Wednesday,16.1.2013
Đăng bởi:
candid
“Musteia erminea stabilis" là tên khoa học của một loại chồn Ecmine.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp