Ở Đâu - Làm Gì

UTOPIA: Tuấn Mami cho mạ nảy mầm dưới kính 13. 12. 12 - 7:36 am

Bài và ảnh: B&G và Tịch Ru

Những chân trời có người bay

Chuỗi triển lãm, dự án nghệ thuật đa phương tiện
Từ 4. 12. 2012 – Chủ nhật ngày 6. 1. 2013
Địa điểm: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hà Nội)
                   Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội)

 

Trước khi vào bài, xin mời các bạn đọc lại thông điệp của tác phẩm:

Sử dụng 100kg thóc và những tấm kính dày để dựng nên tác phẩm sắp đặt tương tác và biến đổi không gian, Tuấn Mami tạo ra một vùng đất không tưởng trong không gian thư viện của trung tâm văn hóa Nhật. Tác phẩm sắp đặt lớn lần này nằm trong một phần của dự án dài mang tên gọi ‘Thiên Đường Không Thể Chạm’, dự án nhằm liên đới người xem vào một trạng thái khiêu khích giữa sự tưởng tượng và sáng tạo về một vùng đất ảo – đầy hiện thực nhưng cũng mơ hồ và dường như phi lý.

“Tuấn Mami khiêu khích công chúng trong việc thẩm tra lại thái độ của con người hiện đại. Ý tưởng gợi mở những tò mò về tính hữu hạn và vô hạn của nhận thức con người trong cách chúng ta đón nhận và phân tích thế giới thực tại. Những hạt thóc bị nén chặt bởi kính nhưng vẫn có thể phát triển trong một trạng thái tự nhiên “nhân tạo” tạo ra một nghịch lý giữa cảm quan đầy cám dỗ mang tính rủi ro và đe dọa.

Tác phẩm lần này Tuấn Mami đặc biệt sáng tác nhằm dành tặng những người mẹ già đang sinh sống tại Hà Nội – việc mời họ đến thưởng thức nghệ thuật, tự thân đã trở thành một ý niệm chính trong việc thể hiện cái nhìn mang tính phân tính xã hội – đồng thời quan tâm tới việc giải cấu cấu trúc trong sự ‘xuất hiện/biến mất’ của một tác phẩm nghệ thuật.”

Một tác phẩm khiến người xem khá tò mò khi đọc thông cáo báo chí: liệu Tuấn Mami sẽ làm gì với 100kg thóc?

Đây là góc phía gần thư viện, nơi sẽ diễn ra triển lãm của Tuấn Mami. Dãy ghế bên ngoài toàn các bác phụ nữ lớn tuổi ngồi. Đây là những khách mời đặc biệt của tác giả, như đã báo trước trong lời giới thiệu.

 

Tấm biển trước phòng triển lãm có hình ảnh một bát thóc phóng to.

 

Bên ngoài phòng triển lãm đã có lác đác khách. Nhưng đúng khai mạc, 6h, mọi người mới được vào bên trong. Trong ảnh, ông Brian (đeo kính) của Hanoi Grapevine đang đứng nói chuyện cùng bạn trong lúc chờ vào xem.

 

Đúng giờ, mọi người được vào phòng, nhưng mỗi lần chỉ được phép 5-7 người. Còn lại, các bạn lễ tân đề nghị đứng chờ cho đợt trước ra hết đã.

 

Bước vào đây, bạn sẽ thấy căn phòng vắng người, trống. Gần cuối góc phòng có khối sắp đặt gì đấy.

 

Nhìn kỹ xuống nền nhà, mọi người mới giật mình khi biết mình đang đứng trên cái gì:…

 

… toàn bộ mặt sàn là kính trong suốt, nhìn xuyên xuống dưới là những hạt thóc mọc mầm trên một nền đất mỏng. Có lẽ phải hạn chế lượng người vào xem cùng lúc vì sợ sẽ gây ra vỡ kính.

 

Còn đây là khối sắp đặt ở gần cuối góc phòng. với những đồ vật hết sức thông dụng như ghế nhựa, gỗ, gáo, hót rác, bát đĩa, khay.

 

Trong mỗi đồ vật đều chứa một món bằng vải như quần lót, khăn, túi, áo ướt sũng nhúm lại, trên đó có vài hạt thóc đã mọc mầm, trong môi trường ẩm thấp.

 

Tất cả những vật ướt át này đều có một mùi… hôi hôi.

 

Phòng triển lãm trông như thế này.

 

Trên tường có giá sách, có bảng trang trí đón Giáng sinh. Ông Brian đang nói chuyện với họa sĩ Lương Huệ Trinh.

 

Đợi mãi mới thấy một đoàn xe đến, chở theo 100 phụ nữ lớn tuổi. (Từ phần này, text và ảnh của Tịch Ru)

 

Tuấn Mami lên phát biểu. Anh cho biết hôm nay đã nhờ mẹ anh mời 100 phụ nữ nông dân đến tham dự chương trình. Anh chia sẻ đây là lần đầu tiên anh muốn mẹ hiểu rõ và trực tiếp tham gia tác phẩm lần này của mình. (Trong ảnh, giám tuyển Nguyễn Phương Linh mặc áo vàng)

 

Sau đó mẹ anh Tuấn Mami lên cảm ơn bà con cô bác đã đến tham dự buổi triển lãm của con trai. Bà dẫn các bác đi một vòng xem các tác phẩm của dự án.

 

Tuấn Mami đi cùng với từng đoàn người vào khu Utopia, giới thiệu cho các bác một cách đơn giản nhất về nội dung tác phẩm. Anh bảo, anh muốn làm những đồng ruộng, và những ngọn núi.

 

Những ngọn núi thì được làm bằng quần áo vải vóc của chính anh, đặt lên trên những đồ vật của mẹ anh. Những quần áo đó đều được ngâm sũng nước và rắc thóc lên. Tầm khoảng 2 tuần sau thì lên mạ. Các bác rất tò mò không biết thóc ở dưới sàn có mọc lên được không. Anh Tuấn rất tự tin rằng khả năng sinh tồn của tác phẩm rất mãnh liệt và kiểu gì cũng có thể phát triển được vì anh đã làm thí nghiệm trước đó rất nhiều lần rồi.

 

Sau đó, các bác ghé qua khu vực “Bếp gia đình” của Nguyễn Hồng Ngọc ăn thử.

 

Còn Tuấn Mami và mẹ đi qua khu vực của Jamie Maxtone Graham và nhờ ông chụp cho một kiểu.

 

Các bác cũng đứng vào để được chụp ảnh. Thực là một ngày vui, một trải nghiệm vui.

Ý kiến - Thảo luận

3:21 Thursday,7.2.2013 Đăng bởi:  Đặng Minh Thư

Mình không được xem trực tiếp tác phẩm mà chỉ xem qua ảnh, và mình có cùng ý kiến với bạn Tô Thanh Chowder. Mình không thấy 'UTOPIA' và tác phẩm của Tuấn Mami có liên quan tới nhau. Việc những người xem, những người già đứng trên những hạt thóc đang nảy mầm - mà không th
...xem tiếp

3:21 Thursday,7.2.2013 Đăng bởi:  Đặng Minh Thư

Mình không được xem trực tiếp tác phẩm mà chỉ xem qua ảnh, và mình có cùng ý kiến với bạn Tô Thanh Chowder. Mình không thấy 'UTOPIA' và tác phẩm của Tuấn Mami có liên quan tới nhau. Việc những người xem, những người già đứng trên những hạt thóc đang nảy mầm - mà không thể phát triển thành cây lúa; cũng như việc đặt thóc nảy mầm trên đồ lót, mình thấy không có liên quan tới Utopia 'miền đất hoàn hảo'. Mình cũng đang nghĩ về Dystopia, nhưng cũng chưa tìm ra được một sự tương tác giữa khái niệm và thực hành nghệ thuật của bạn. Hay cả sự đối lập và sự bất khả của hai thế giới ấy, mình cũng không thấy có sự liên đới nào.Rất mong tác giả và người viết statement giải thích thêm về tác phẩm và cái tên Utopia của tác phẩm này.

 
6:27 Friday,14.12.2012 Đăng bởi:  admin

@ Lúng Liếng: Soi sửa lại thành:
"Đợi mãi mới thấy một đoàn xe đến, chở theo 100 phụ nữ lớn tuổi."
Cảm ơn bạn rất nhiều.


...xem tiếp
6:27 Friday,14.12.2012 Đăng bởi:  admin

@ Lúng Liếng: Soi sửa lại thành:
"Đợi mãi mới thấy một đoàn xe đến, chở theo 100 phụ nữ lớn tuổi."
Cảm ơn bạn rất nhiều.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao đại gia ta chưa bỏ tiền mua tranh ta?

Phạm Huy Thông - Nguyễn Hồng Sơn - Phạm Quốc Trung

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả