Nghệ sĩ thế giới

Kentaro Kobuke: Mắt mở to
tại Hong Kong, lần đầu 28. 12. 12 - 8:24 am

Soi tổng hợp và dịch

Mi Tsu Me, 2012 – 100cm x 70cm, chì màu trên gỗ cherry

Từ 19. 12. 2012 đến 23. 1. 2013, tại Identity Gallery (Hong Kong), họa sĩ Nhật Kentaro Kobuke có cuộc triển lãm tranh và tượng Primal Instincts (Những bản năng ban sơ). Đây cũng là triển lãm đơn đầu tiên của anh tại Hong Kong, được gallery mô tả bằng những lời hết sức hoa mỹ mà Soi cũng… bó tay, không biết phải dịch ra sao: “Kentaro Kobuke’s first solo show in Hong Kong warms and grabs the heart with an evocative fantasy world filled with contours, masks and the transcendence of men into nature and nature into men.” (May có anh Phó Đức Tùng, trong cmt đã dịch giúp cho: “Triển lãm cá nhân của Entaro Kobuke sưởi ấm và đi vào trái tim với một thế giới tưởng tượng đầy rung cảm với những đường viền, mặt nạ và (qua đó thể hiện) sự hòa tan của con người vào tự nhiên cũng như thiên nhiên vào con người.”)

Wave, 2012 – 50cm x 40cm, chì màu trên gỗ cherry

 

Sinh năm 1975 tại Hiroshima, Kobuke học về mỹ thuật và thiết kế ở trường Kuwasawa (Tokyo), tốt nghiệp năm 1998. Sau đó anh lấy bằng cử nhân Mỹ thuật ở trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Chelsea vào 2009. Từ đó, anh ở lại luôn London và có nhiều triển lãm đơn ở Tokyo, Osaka, Paris, Seoul và London, bên cạnh nhiều triển lãm nhóm.

Shiro Kao Zu, 2012 – 100cm x 40cm, chì màu trên gỗ cherry

 

Các tác phẩm của Kentaro Kobuke ngày càng nổi tiếng, được xuất bản ở nhiều tạp chí và sách của Nhật. Sau một triển lãm thành công ở Paris hồi 2003, anh phối hợp với nhà Comme Des Garcons và Junya Watanabe ra một sản phẩm là ‘Man Pink’ mang đậm nét vẽ đặc trưng của anh. Các tác phẩm của Kentaro có một vẻ trẻ thơ, phảng phất hư ảo, nhờ dùng chủ yếu là bút chì màu (trên bảng gỗ).

Sau đây là một cuộc phỏng vấn từ cách đây vài năm, do Jemma Moore thực hiện.

Yoko Ni Nattahito, 2012 – 100cm x 70cm, chì màu trên gỗ cherry

 

Việc đầu tiên và cuối cùng anh làm mỗi ngày là gì?
Đánh răng và thư giãn.

Anh hiện sống tại đâu?
Bắc London.

Anh lấy cảm hứng từ đâu?
Chủ yếu từ những ký ức mà tôi đặc biệt có trong khoảng từ 5 – 11 tuổi. Cũng có thể là từ ký ức bạn bè tôi.
 
Cái gì gây cảm hứng cho anh nhiều nhất?
Những đôi mắt to, núi, và màu xanh lá cây.
Tôi hay có cảm hứng từ bạn bè tôi, từ môi trường xung quanh tôi.

Khi vẽ, anh bắt đầu từ đâu trước?
Khi vẽ, đầu tiên tôi vẽ những nét đơn giản, kế là đôi mắt. Tôi nghĩ mắt rất quan trọng trong tranh tôi.

Không đề, 2008

Anh thích làm việc với loại hình nào hơn (in, vẽ, v.v…)?
Tôi không chỉ thích vẽ chì màu mà còn thích vẽ sơn dầu. Trước kia tôi không dùng, nhưng nay tôi bắt đầu vẽ một số tranh sơn dầu.
 
Anh thích điều gì nhất ở tác phẩm của anh?
Đó là khi tôi vẽ mắt, tôi vẽ luôn má hồng.

Không đề

Anh thích một kỹ thuật mượt mà hơn hay một kỹ thuật mang tính biểu hiện nhiều năng lượng hơn? Và vì sao?
Tôi thích kỹ thuật mượt mà nhưng kỹ thuật đó không dành cho tôi. Mới đây, tôi bắt đầu thấy thích cách vẽ sống động hơn. Trước nay tôi vẫn quen chú tâm tới những đường nét nhạy cảm, vì bản thân tôi là nhà thiết kế.

Có nghệ sĩ nào là nguồn cảm hứng cho anh và tác phẩm của anh không?
Nhạc: Thom Yorke và Beth Gibbons.

Trước nay anh có bao giờ lên kế hoạch mình sẽ thành họa sĩ, có bao giờ nghĩ đến ngày mà sở thích của mình lại thành nguồn kiếm sống không?
Đó là lý do vì sao trước kia tôi làm một chân thiết kế đồ họa trong công ty, vì trở thành một họa sĩ sáng tác ở Nhật là một điều không thực tế. Giờ thì tôi không làm thiết kế nữa. Tôi nhận ra mình thích thành nghệ sĩ sáng tác hơn.

Anh có thể miêu tả tác phẩm của mình như thế nào?
Rực rỡ, sặc sỡ, huyền bí, nhợt nhạt, mềm mại, xanh.

Uma No Me

Các tác phẩm của anh đã thay đổi ra sao, thông qua những thay đổi về nhân cách, lối suy nghĩ?
Tôi đã thay đổi rất nhiều thứ, đặc biệt là về bố cục cũng như đường nét tranh. Thay đổi lớn nhất đối với tôi là việc đến London.
 
Jemma Moore

Ý kiến - Thảo luận

11:11 Friday,28.12.2012 Đăng bởi:  nghi văn

Sợ thật! Hậu hiện đại là "tìm cách diễn đạt yếu tố chủ quan của con người và giải thích thế giới thông qua cơ chế chủ quan đó"!!! Bó tay! Nếu có thể Soi nên đăng bài giới thiệu của học giả Bùi Văn Nam Sơn trong cuốn "Hoàn cảnh Hậu hiện đại" của t&aacu
...xem tiếp

11:11 Friday,28.12.2012 Đăng bởi:  nghi văn

Sợ thật! Hậu hiện đại là "tìm cách diễn đạt yếu tố chủ quan của con người và giải thích thế giới thông qua cơ chế chủ quan đó"!!! Bó tay! Nếu có thể Soi nên đăng bài giới thiệu của học giả Bùi Văn Nam Sơn trong cuốn "Hoàn cảnh Hậu hiện đại" của tác giả Lyotard (Ngân Xuyên dịch), để Phó Đức Tùng mở rộng tầm mắt và bớt ngoa ngôn. Ghi chú: Lyotard là bố đẻ của lý thuyết Hậu hiện đại.

 
9:20 Friday,28.12.2012 Đăng bởi:  phó đức tùng
entaro Kobuke’s first solo show in Hong Kong warms and grabs the heart with an evocative fantasy world filled with contours, masks and the transcendence of men into nature and nature into men.”
"Triển lãm cá nhân của Entaro Kobuke sưởi ấm và đi vào trái tim với một thế giới tưởng tượng đầy rung cảm với những đường viền, mặt nạ và (qua đó thể hi
...xem tiếp
9:20 Friday,28.12.2012 Đăng bởi:  phó đức tùng
entaro Kobuke’s first solo show in Hong Kong warms and grabs the heart with an evocative fantasy world filled with contours, masks and the transcendence of men into nature and nature into men.”
"Triển lãm cá nhân của Entaro Kobuke sưởi ấm và đi vào trái tim với một thế giới tưởng tượng đầy rung cảm với những đường viền, mặt nạ và (qua đó thể hiện) sự hòa tan của con người vào tự nhiên cũng như thiên nhiên vào con người."
Ta thấy đây là một ví dụ điển hình về hậu hiện đại, tìm cách diễn đạt yếu tố chủ quan của con người và giải thích thế giới thông qua cơ chế chủ quan đó. Cơ chế transcendence từ người ra tự nhiên và ngược lại được mô tả rõ trong ngụ ngôn Trang Chu hóa bướm, và ở phương Tây được nghiên cứu trong phân tâm học của Freud. Cơ chế này bây giờ được nghệ sỹ chuyển tải từ tranh. Vì thế mới đặc biệt chú trọng ký ức thời thơ ấu (liên quan chặt chẽ tới Freud) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cuối cùng không nhịn được nữa, tôi phải nói ra tên những kẻ đốt tôi đây…

Bài phỏng vấn độc quyền ông Cột Nhà Cháy của phóng viên Đen Nhẻm, báo Bồ Hóng

Vì sao đại gia ta chưa bỏ tiền mua tranh ta?

Phạm Huy Thông - Nguyễn Hồng Sơn - Phạm Quốc Trung

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả