|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiNhân bình ảnh Skoglund, bàn về Surrealism 04. 01. 13 - 11:56 amPhó Đức TùngNhân coi mấy bức ảnh được gọi là thuộc Surrealism của Skoglund, xin nói qua đôi chút về trường phái này, trước khi đi vào bình luận ảnh. Vấn đề của thời hiện đại là sau một thời gian tin tưởng vào vũ trụ quan cơ học, vào phương pháp khoa học, thực nghiệm, tư duy lý tính v.v…, con người bỗng phát hiện ra mình bị đẩy khỏi trọng tâm và bị cỗ máy hay hệ thống chi phối. Hậu hiện đại vì lý do đó ra đời. Đó là một hệ hình có chủ đề chính là “tái phát hiện con người”. (Lưu ý là có rất nhiều kiến giải khác nhau, dẫn đến nhiều dòng Hậu hiện đại khác nhau.) Dòng expressionism là một trong những dòng hậu hiện đại đó, với quan điểm cho rằng chỉ có cảm nhận chủ quan mới là real (thực). Trong mọi tác phẩm, họ tìm cách thể hiện tình cảm, cảm nhận cá nhân của người nghệ sĩ. Cho dù tác phẩm diễn đạt một cảnh quan, tĩnh vật, thì đó cũng là nhằm thể hiện một cách nhìn, một tình cảm đặc biệt, cá thể của nghệ sĩ. Tuy nhiên, cái gọi là cảm nhận, tình cảm cá nhân có thực là “của cá nhân” không, hay chẳng qua cũng là một sản phẩm của hệ thống, lại là một khúc mắc. Freud đã chứng minh là rất nhiều cảm nhận của con người đã bị bóp méo bởi lý trí. Mà lý trí thì lại có thể được tạo lập bởi hệ thống. Dựa theo Freud và Breton, các nghệ sĩ dòng Surrealism những năm 20, 30 cho rằng ẩn sâu trong tiềm thức (unconscious) có những loại cảm nhận mang nhiều tính thực nhất, vì ít bị lý trí bóp méo nhất. Nếu những cảm nhận, tình cảm chủ quan của trường phái Biểu hiện có thể gọi là “thực” (real), thì thứ cảm nhận tiềm thức này còn phải gọi là “trên cả thực” (surreal – mà Việt Nam hay dịch là “siêu thực”). Và họ tìm ra rất nhiều kỹ thuật (thường loanh quanh xung quanh khái niệm automatism, tự động, tức là khiến cho các tiềm thức này tự động bộc lộ ra ngoài mà không bị lý trí kiểm duyệt – kiểu “hoa tự mọc”). Từ đó mà có rất nhiều hình ảnh kiểu như trong mộng, tuy có liên quan nhưng không giống ngoài đời. Tuy nhiên, không phải hễ cứ bộc lộ tiềm thức là thành nghệ thuật. Dali nói điểm khác nhau giữa nghệ sĩ và bệnh nhân tâm thần là ở chỗ nghệ sĩ không phải người điên; khác nhau là ở idiosyncrasy – tức độ độc đáo. Đa số những thứ tự mọc từ tiềm thức là rác, không phải hoa. Và một trong những đặc điểm “nhận dạng” của Surrealism là nó thường gắn những thứ thường ra không bao giờ đi với nhau vào với nhau, nhưng vẫn tạo nên một tổng thể rất thuyết phục. Có điều, Surrealism kiểu này bị chính Freud là một trong những người phản bác. Ông nói rằng những sản phẩm mà nghệ sĩ bảo là lôi được từ trong tiềm thức ra đó, theo con mắt chuyên môn của ông, vẫn chỉ là sản phẩm của lý trí. Tiềm thức, theo ông, chỉ có thể được gợi ra bằng một số phương pháp phân tâm học nhất định. Nếu như vậy thì cả những sản phẩm trên vẫn chỉ là cảm thụ cá nhân của nghệ sĩ như những thứ khác, tức là vẫn là thuộc Expressionism (trường phái Biểu hiện) theo nghĩa là một dạng Realism (trường phái Hiện thực), chưa phải là Surrealism (trường phái Trên cả Hiện thực, tại có lôi được từ tiềm thức ra đâu!). * Giờ tôi thử đưa ra các phỏng đoán về một số nội dung trong các bức ảnh của Skoglund mà tôi đã đặt ra câu hỏi trong phần cmt của bài (Xin nói lại những phỏng đoán này rất có thể không đúng, và cũng không liên quan gì đến cảm nhận trực quan của mỗi người). 1. Tại sao gọi những bức ảnh này là Surrealism? 3. Tại sao lại có những thứ như mèo xanh lá, chó xanh lơ, cá vàng bay v.v… với màu tương phản cao với nền? 4. Tại sao lại có rất nhiều vật cùng loại như mèo xanh lá, chó xanh lơ? 5. Tại sao gần như tranh nào cũng có mặt người và chân tay để ảnh chụp real trong toàn cảnh nhân tạo? và những nhân vật này có vẻ là trọng tâm bức tranh? Như vậy, mọi hiện thực trên đời không phụ thuộc vào việc cá nhân ta là ai (expressionism – Biểu hiện) mà phụ thuộc vào việc ta tự cho là mình là ai (Surreal – vượt lên trên hiện thực). Nếu ta tự cho mình là bướm và nhìn đời dưới con mắt của bướm, thì thực tế đời sẽ hiện ra dưới mắt của bướm, còn chẳng quan trọng bản thân ta là ai.
Ý kiến - Thảo luận
10:08
Sunday,6.1.2013
Đăng bởi:
xyz
14:15
Friday,4.1.2013
Đăng bởi:
Candid
Nói đến surrealism và ảnh thì phải nói đến bộ ảnh Salvador Dali do Philippe Halsman chụp. ...xem tiếp
14:15
Friday,4.1.2013
Đăng bởi:
Candid
Nói đến surrealism và ảnh thì phải nói đến bộ ảnh Salvador Dali do Philippe Halsman chụp.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Xem link bài Hiểu hội hoạ siêu thực thế nào cho đúng?
...xem tiếp