Bàn luận

Loạt bài của Tô Ngọc Vân trên tạp chí Thanh Nghị (1) 14. 04. 10 - 12:10 am

SOI

Tìm hiểu mỹ thuật đương đại sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa nếu không bỏ quên phần phê bình nghệ thuật đã từng có trước đây. Rất nhiều điều đã được nói tới, được phân tích trong lịch sử – miễn là người ta thực sự muốn tìm lại. Mục Trường phái và Vấn đề của SOI sẽ đăng lại một số bài viết trước đây của giới họa sĩ và phê bình mỹ thuật Việt Nam, mở đầu là loạt bài của họa sĩ Tô Ngọc Vân đăng trên tạp chí Thanh Nghị trước 1945.

Tranh cổ Việt Nam, tranh Tết

Ngày xưa nước ta có hội-họa không? Những tranh bảo là của các cụ để lại, chúng ta ít được xem quá. Một vài nhà còn giữ một vài bức truyền-thần, một vài tấm tranh hoa điểu, hay sơn thủy. Trừ những bức truyền thần rất hiếm, đại để những tranh đó tả phong cảnh Tầu, nhân vật Tầu, không một giấu vết gì giang sơn nước Nam cả, chứ đừng nói đến tính cách đặc biệt Việt-Nam nữa. Một sản phẩm giá trị ấy chỉ đủ cho ta tin là đã phỏng theo những họa phẩm mỹ-thuật Tầu. Phỏng theo một cách nô lệ chứ không phải là chịu ảnh hưởng. Ảnh hưởng văn hóa Tầu sang ta ở Mỹ-Thuật Việt-Nam cổ, đã giúp sự sáng tạo một Kiến Trúc đặc biệt Việt-Nam, hùng vĩ mà không nặng nề. Khi trông những tòa Kiến-Trúc như chùa Keo hay đình làng Đình-Bảng, người theo hội họa ngày nay không khỏi tiếc, buồn. Nếu các cụ khi xưa để ý đến hội-họa! Làm gì chả dành lại cho họ một gia sản họa phẩm quý giá, làm gì ngày nay, họ, người Việt-nam, phải băn khoăn đi tìm một văn bản Việt-nam trong mỹ-thuật!

Sự lãnh đạm của các cụ với hội họa, chúng ta có nên đổ lỗi cho óc chuộng khoa cử khi xưa, khinh miệt những cái gì không liền với khoa cử? Thực thì cái người trước kia kêu “thợ vẽ” mới độ mươi năm nay được người ta gọi là “họa sĩ”. Thợ vẽ ngày xưa, nếu có, đã làm một nghề mà các cụ coi chẳng vinh hạnh gì. Vì tư tưởng ấy, hội họa Việt-nam không có một nền nếp nào, một căn bản nào chắc chắn. Và cũng vì tư tưởng ấy, khoa lịch sử Việt-nam thiếu mất những vật liệu, những chứng cớ hiển nhiên diễn tả bằng sắc với hình. Ai đã chú ý đến gian phòng Triển lãm của trường Bác Cổ Viễn Đông trong kỳ hội chợ vừa rồi, trưng bầy những di tích lịch sử thành thị nhân vật Việt-nam thuộc về Cận đại đều phải thừa nhận rằng hầu hết tài liệu về tranh dựa theo những bức họa của người ngoại quốc về thời ấy. Những bức họa đầu Ngô mình Sở nhiều khi đến buồn cười! Nhưng không dùng những tranh ấy thì lấy tranh gì, ở đâu? Ít ra nó cũng có ích lợi cho ta hội ý một phần mười về sự thực, nếu không hơn thế.

Đem tính sổ tất cả cái gia-tài về cách diễn tả bằng sắc với hình mà các cụ để lại, chúng ta thấy mỏng mảnh quá, nghèo quá! Đáng kể họa chăng chỉ còn tranh thờ vẽ Quan Lớn, Chầu Bà, Ngũ Hổ, đáng kể vì đã hình dung những vị Thánh Thần bằng người Annam y-phục Annam; và hơn thế một chút, những tranh in nhiều bản gọi là Tranh Tết mà ta thấy bán ở nhà quê kẻ chợ về ngày gần Tết.

Tranh Tết gồm có những tranh để dán cửa như tranh ông Tướng, tranh hai ông Tiến Tài, Tiến Lộc; và những tranh để dán lên tường. Loại này có thể phân ra:

A) Tranh súc vật như “con gà”, “con lợn”, cóc giậy học”, “cưới chuột”…

B) Tranh gương luân lý như “Vua Thuấn cầy voi cảm động đến Trời”, cùng tranh các ông Tăng Tử, Diễm Tử, Vương-Tường đi kiếm củi, lấy sữa hươu, úp cá để về nuôi mẹ…

C) Tranh phong tục như “Họp chợ”, “Làm ruộng”, “Đánh sóc đĩa”, “Tổ tôm ngày tết”, “Leo dừa”, “Đánh ghen”, v.v…

Tổ tôm ngày Tết (tranh Đông Hồ); Thời bình mở hội Xuân/ Nô nức quyết xa gần/ Nhạc dâng ca trong điện/ Trò thưởng vật ngoài sân.

Toàn thể tranh in đều một lối, khắc vào bản gỗ, nét mực và các mầu, dập lên giấy nền đỏ hay vàng. Mấy năm gần đây, giấy nhật trình trắng là thứ nền thông dụng, và nhiều khi cho mau việc, người ta chỉ in một bản nét mực họa hình, còn mầu sắc đều bôi bằng tay cho chóng.

Ai đầu tiên đã nghĩ sinh ra tranh Tết? Ai đầu tiên đã vẽ tranh Tết và tự bao giờ? Chúng tôi không biết. Song một điều chúng tôi chắc chắn mà phỏng đoán là những tác phẩm ấy do những người không phải tay nghề “họa sĩ trong một phút” cao hứng mà phác ra. Tất cả những nhân vật đều hình dung một cách ngây thơ, thô mộc, không có óc nhận xét, tuy nhiều khi giáng giấp cũng linh hoạt. Phần lớn thì mặt người nào cũng giống người nào, trẻ con, đàn bà hay đàn ông; và tờ tranh nào cũng có ngần ấy mầu dùng nguyên chất không bao giờ đổi. Ở những tranh loại luân lý và phong tục thường kèm những giòng chữ nôm dẫn giải ngụ ý của tác giả. Ví dụ trong tranh “ngày xuân đánh tổ tôm” họa sĩ đề mấy câu nói: được bài hay thua đều có vận đỏ đen, cao tay cũng chẳng ăn gì; trong tranh “Đánh ghen” có những lời: thôi thôi bớt giận làm lành, xấu chàng hổ ai…

Đánh ghen (tranh Đông Hồ)

Xuy đó ta nhận thấy rằng, trong tranh Tết, nghệ thuật không có phần mấy. Dụng tâm tác giả là ý tứ phô bầy, ở cái óc tinh nghịch, hóm hỉnh, châm biếm, diễu cợt đến thô một cách suồng sã. Song cũng nhờ thế mà ở tranh Tết cái ngây thơ lắm khi dễ yêu, sự vụng về thường thường cảm động, và một ánh duyên không mầu mỡ phủ lên. Chúng ta ai mà quên được cái chị mặc váy hớ hênh trong tranh “Leo dừa” chèo lên đỉnh cây dừa hái quả; Cái đàn chuột kéo nhau đi đút lót mèo để cầu yên; Cái anh chàng trần như rộng, quăng áo ra đặt cửa trên tranh “Sóc đĩa”; cái chị vợ búi tóc ngược trong tranh “Đánh ghen” săm săm nhẩy đến chỗ anh chồng đang ôm một cô không yếm, một tay chị hoa lên còn một tay lăm lăm cầm cái kéo há miệng sẵn. Để cắt gì? Tùy chúng ta hiểu sao cũng được…

Những tờ tranh ấy đều một giáng một sắc, một nguyên tố, không là kết quả của sự tìm tòi nghệ-thuật có liên tiếp hay biến trạng theo thời đại, không chỉ dẫn một phương châm nghệ thuật nào, vậy không có lợi cho nghệ thuật Hội Họa ngày nay.

Cảm tình đằm thắm của chúng ta với những tờ tranh Tết một phần lớn có lẽ do sự ta nhớ tiếc thời đã qua mà trong những tranh đó ta cảm thấy hương vị đưa lại, cái thời chúng ta còn để chỏm, ngày Tết mặc cái áo bao giờ cũng quá giài rộng, túm nhau bên tường mà âu yếm những tranh Tết rực rỡ dán lên.

Song dẫu sao giá trị tranh Tết ngày nay vẫn còn, không ở phạm vi nghệ thuật, mà ở cái vẻ Tết nó mang đến, mạnh hơn cả bánh chưng xanh và ngang với câu đối đỏ…

(Nguồn: tạp chí Thanh Nghị số 9, 2/1942, tr. 4-5)

 

*

Bài liên quan:

– Loạt bài của Tô Ngọc Vân trên tạp chí Thanh Nghị (1)
– Loạt bài của Tô Ngọc Vân trên tạp chí Thanh Nghị (2)

– Loạt bài của Tô Ngọc Vân trên tạp chí Thanh Nghị (3)

Ý kiến - Thảo luận

16:03 Tuesday,2.10.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Khi Dalí viết “Một họa sĩ thật sự là người có thể vẽ những cảnh khác thường ở giữa một sa mạc hoang vắng. Một họa sĩ thật sự là người có thể kiên nhẫn vẽ một quả lê giữa bối cảnh hỗn loạn của lịch sử” thì ý ông muốn nói rằng trí tưởng tượngni
...xem tiếp
16:03 Tuesday,2.10.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Khi Dalí viết “Một họa sĩ thật sự là người có thể vẽ những cảnh khác thường ở giữa một sa mạc hoang vắng. Một họa sĩ thật sự là người có thể kiên nhẫn vẽ một quả lê giữa bối cảnh hỗn loạn của lịch sử” thì ý ông muốn nói rằng trí tưởng tượngniềm say mê (sự tập trung cao độ) là hai yếu tố tối quan trọng đối với một hoạ sĩ. Người thiếu hai điều này không thể nào trở thành một hoạ sĩ đích thực.
Nhờ có trí tưởng tượng nên hoạ sĩ vẫn vẽ được khi xung quanh không có cảnh vật gì cả để mà dựa dẫm vào. Nhờ say mê và tập trung cao độ mà hoạ sĩ vẫn say sưa vẽ ngay cả khi súng nổ bên tai.  
10:24 Tuesday,2.10.2012 Đăng bởi:  LÊ CẢNH

NGHỆ THUẬT

“Một họa sĩ thật sự là người có thể vẽ những cảnh khác thường ở giữa một sa mạc hoang vắng. Một họa sĩ thật sự là người có thể kiên nhẫn vẽ một quả lê giữa bối cảnh hỗn loạn của lịch sử”.
  SALVADOR DALI 
 
 Có một lời bình luận như thế này
...xem tiếp

10:24 Tuesday,2.10.2012 Đăng bởi:  LÊ CẢNH

NGHỆ THUẬT

“Một họa sĩ thật sự là người có thể vẽ những cảnh khác thường ở giữa một sa mạc hoang vắng. Một họa sĩ thật sự là người có thể kiên nhẫn vẽ một quả lê giữa bối cảnh hỗn loạn của lịch sử”.
  SALVADOR DALI 
 
 Có một lời bình luận như thế này :
 “Xin lỗi Dali, có lẽ mình thích người nghệ sĩ ghi lại cuộc sống quanh mình hơn. Tất nhiên “cuộc sống quanh mình” ở đây phải lớn hơn quả lê một chút.”
 Và một lời bình luận khác:
“Một Hoa hướng dương, một đôi giày rách của Vincent van Gogh cũng đã làm xao xuyến tâm hồn nhân loại, gợi mở bao nhiêu suy tưởng về cuộc sống con người gần 100 năm nay… Trong nghệ thuật, một quả lê, một quả táo cũng có thể nói được bao điều…”
 Lời bình luận trên có thể là của một người “ngoài nghề”, lời bình luận dưới có thể là của một người “trong nghề” … “Nghề” ở đây xin được hiểu là “nghề mần nghệ thuật” …
 Còn sau đây là lời bình luận của tui, một người có “dính dáng với nghề” … :
 - Trên tay người nghệ sĩ chân chính không phải là một “cán cuốc cong” của quan điểm Dân Túy, cũng không phải là một “thanh gươm cùn” của quan điểm Nghệ Sĩ – Chiến Sĩ, mà là một “Ngọn Đuốc Trí Tuệ”, không phải để chỉ đường, mà để soi sáng sự vô minh … Nhân loại thoát khỏi sự vô minh sẽ tự tìm thấy đường và tự đi … “Ngọn Đuốc” ấy giống như Trái Tim Danko, Ngón Tay Phật Thích Ca, Thánh Tâm Chúa Jesus, …
 - Người họa sĩ thật sự luôn luôn, luôn luôn, và luôn luôn vẽ, “ghi lại cuộc sống quanh mình”… Nhưng cái “cuộc sống quanh mình” ấy luôn luôn, luôn luôn, và luôn luôn được nhìn qua Lăng-Kính-Tư-Duy-Triết-Học, khái quát và trừu tượng … Khả năng Tư Duy Khái Quát và Trừu Tượng đã khiến loài người khác với các loài vật khác … Đó là lý do tại sao Mỹ Thuật đã ra đời và phát triển từ thuở hồng hoang của lịch sử đến tận thời đại ngày nay, văn minh Kỹ Thuật Số, mà vẫn giữ nguyên giá trị … ! …
 - Vẽ một bức tranh trong thời gian bao lâu, không phải chỉ được đo đếm bằng thời gian người họa sĩ ngồi trước giá vẽ … mà còn ở thời gian người họa sĩ nung nấu đề tài, nung nấu tất cả nhân sinh quan và thế giới quan của mình …
 + Leonardo da Vinci vẽ La Joconde trong 4 năm … !?
 + Michelangelo vẽ vòm nhà nguyện Sistine trong 4 năm … !
+ Willem de Kooning vẽ Woman II trong 4 năm … !?
 + Henri Matisse vẽ The Dance trong 20 phút … !?
 Không phải vậy … ! Nó là kết tinh của tất cả các quảng đời mà Họa Sĩ đã, đang, và sẽ … trải qua …
Ta có thể “thấy” hành trình tư tưởng của loài người lắng đọng trong những mệnh đề triết học …
 Ta có thể “thấy” hành trình tri thức của loài người lắng đọng trong những câu chuyện ngụ ngôn …
 Ta có thể “thấy” nỗi đau khổ tột cùng hay niềm hạnh phúc vô biên của loài người lắng đọng trong những bài thơ, mà trong đó không có một từ “đau khổ” hay “hạnh phúc” nào cả … ; trong những bản nhạc, có lời hay không lời … ; trong những bức tranh, hiện thực hay trừu tượng … 
 Đó là nhờ Nghệ Thuật, với khả năng Khái Quát và Trừu Tượng … ! …


 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả