Bàn luận

Gửi Soi: Tôi có đọc lầm không? 15. 01. 13 - 11:09 am

Đinh Hải Bằng

 

Tôi đọc báo hôm nay thấy Quốc hội đang thảo luận một số điểm trong Nghị định có liên quan đến sáng tác mỹ thuật.

Đó là:

– Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo tượng đài phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành điêu khắc, đồng thời đã có ít nhất hai công trình tượng đài đạt chất lượng loại A theo xác nhận của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch.

– Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác tranh hoành tráng phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành hội họa, đồ hoạ, tranh hoành tráng, đồng thời đã có ít nhất hai công trình tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A theo xác nhận của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch.

– Ngoài ra, ngoài bằng đại học về chuyên ngành mỹ thuật, phải hành nghề được ít nhất 5 (năm) năm liên tục mới được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo đối với công trình có giá trị tổng dự toán phần mỹ thuật dưới 30% nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

 

Tôi muốn hỏi:

– Như thế những nghệ sĩ tự học, tài năng được cả giới công nhận, nhưng không có bằng đại học (do chiến tranh, do điều kiện kinh tế)… thì dù phác thảo có đẹp cũng không được xét làm tượng đài, tranh hoành tráng?

– Vì sao lại phải là 5 năm hành nghề rồi mới được tham gia làm tượng đài? Con số 5 năm này lấy từ căn cứ nào?

– Nếu một người đã có bằng đại học chuyên ngành mỹ thuật, lại có hơn 5 năm hành nghề, đột nhiên trở nên tài năng, có một mẫu phác thảo tượng đài đẹp, nhưng trong lịch sử anh ta chưa hề có hai tác phẩm hoành tráng loại A theo xác nhận của Bộ, thì mẫu phác thảo tượng đài mới cũng phải bỏ đi à?

– Theo quy định phải có hai mẫu tượng đài, tranh hoành tráng cũ thuộc loại A mới được tham gia làm cái mới, vậy có nghĩa là sẽ không có cơ hội cho người mới chen chân vào? Vì ai mà chẳng có một khởi đầu với một hành trang trống rỗng vắng huy chương?

Rất mong các bạn cho ý kiến. Và nếu các quan chức trên Cục Mỹ thuật-Nhiếp ảnh có đọc thì các anh chị cùng cho ý kiến nhé, sợ thông tin qua báo mà tôi đọc được không chính xác lắm, hiểu sai ý thì lại cãi nhau mất công ra.

Cảm ơn mọi người.

Ý kiến - Thảo luận

20:28 Sunday,25.9.2016 Đăng bởi:  ngọc Bình

Mình suy nghĩ việc này như sau :
Quy chế về tượng đài, tranh hoành tránh được soạn thảo dưới sự tư vấn của các nhà điêu khắc Hoành tráng có chức sắc, nên có nhiều điểm lồng lợi ích cá nhân của các vị vào, vì vậy có nhiều điều vô lý như sau :
  - Dù anh là cử nhân Nghệ thuật chuyên ngành điêu khắc cũng không hẳn là sẽ làm được tượng đài

...xem tiếp

20:28 Sunday,25.9.2016 Đăng bởi:  ngọc Bình

Mình suy nghĩ việc này như sau :
Quy chế về tượng đài, tranh hoành tránh được soạn thảo dưới sự tư vấn của các nhà điêu khắc Hoành tráng có chức sắc, nên có nhiều điểm lồng lợi ích cá nhân của các vị vào, vì vậy có nhiều điều vô lý như sau :
  - Dù anh là cử nhân Nghệ thuật chuyên ngành điêu khắc cũng không hẳn là sẽ làm được tượng đài
  - Dù tác giả đã từ đoạt giải thưởng về tượng đài nhưng ai dám khẳng định phác thảo nào của anh cũng đạt chất lượng.
Vì vậy quy định đặc cách chỉ định thầu cũng chỉ có lợi cho một số rất ít "cây đa cây đề" thâu tóm công trình, để không ai chen vào. Điều nguy hiềm hơn nữa là không có quy định giới hạn số lượng công trình mà một tác giả được thi công nên chừng nào "cây cao bóng cả" còn sống thì thế hệ trẻ dù tài năng đến mấy cũng không có cơ hội thi thố và cống hiến.

 
11:20 Friday,23.10.2015 Đăng bởi:  Trọng Tài
Tại điều 29 NĐ Số: 113/2013/NĐ-CP đúng là có yêu cầu trình độ đại học đối với người chỉ đạo nghệ thuật, giám sát thi công công trình tranh hoành tráng, tượng đài. Tôi thì ngoại đạo về mỹ thuật nhưng vì làm ngành nghề có liên quan nên tôi có "ngoại suy" như sau:
- Nếu xem xét tranh hoành tráng, tượng đài như một công trình hoặc dự án xây dựng thì yêu cầu trên
...xem tiếp
11:20 Friday,23.10.2015 Đăng bởi:  Trọng Tài
Tại điều 29 NĐ Số: 113/2013/NĐ-CP đúng là có yêu cầu trình độ đại học đối với người chỉ đạo nghệ thuật, giám sát thi công công trình tranh hoành tráng, tượng đài. Tôi thì ngoại đạo về mỹ thuật nhưng vì làm ngành nghề có liên quan nên tôi có "ngoại suy" như sau:
- Nếu xem xét tranh hoành tráng, tượng đài như một công trình hoặc dự án xây dựng thì yêu cầu trên là tương tự các quy định đối với chủ trì kiến trúc (hoặc các bộ môn khác) của công trình kiến trúc.
- Nếu chấp nhận ngay cả điều này thì cũng vẫn có điều bất cập. Tôi chỉ nói trong lĩnh vực kiến trúc. Nếu cứ phải có bằng đại học mới được làm kiến trúc thì e rằng Le Corbusier, Frank Lloyd Wright, Tadao Ando đều..."đứt" hết. Lấn sang lĩnh vực âm nhạc, nếu lại áp dụng điều này thì lấy đâu ra một Nguyễn Vĩnh Tiến, Phùng Đức Minh với những tác phẩm xứng đáng đã đi vào lòng công chúng. Cá nhân mà nói, tôi thấy thực tài như anh Nguyễn Đình Đăng về hội họa mấy ai có chứ nói gì so với các anh đã tốt nghiệp Mỹ thuật!?
- Nói đi rồi cũng phải nói lại, nếu không dựa vào tiêu chí trên thì dựa vào tiêu chí gì để sàng lọc tác phẩm qua vòng "gửi xe": Tôi cho rằng đó là một hội đồng thẩm định nghiêm túc, chuyên môn cao và đầy trách nhiệm. Chứ như tình trạng hiện tại thì các đồ án xây dựng khi thẩm định ở Sở Xây dựng thì nhiều khi chỉ có một ông kỹ sư xây dựng thẩm định cả kiến trúc, kết cấu, điện nước, dự toán...(nhất là ở tỉnh lẻ). Ngày trước tôi đi thẩm định 1 khách sạn 9 tầng, anh (kỹ sư) thẩm định ở SXD cứ bắt là nhà thì phải có bệ (ý nói phần chân tường sát đất là cứ phải to ra so với trên), cuối cùng tôi nói là công trình của tôi "mọc" từ mặt đất (chứ không nói là hòa nhập, gắn bó hữu cơ hay đối thoại với ngữ cảnh mà dân KTS hay dùng) thì xem ra anh mới hiểu và chấp nhận. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả