Brasilia: do người Brasil, của người Brasil, cho người Brasil
02. 02. 13 - 10:22 pm
Từ cmt của Trần Quang Lu
SOI: Xin phép được dùng cmt của bạn Trần Quang Lu trong bài “Muốn biết đến một Hà Nội xưa…”. Soi tìm thêm ảnh và thêm ít text. Phần trong ngoặc kép là text của bạn Lu. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn bạn Lu nhiều.
*
“Việc xây dựng thủ đô của người Brasil nằm sâu trong đất liền (chứ không phải sát biển như những đô thị thuộc địa của Bồ Đào Nha như Rio và Salvador de Bahia) – nhằm kết nối tốt hơn các khu dân cư địa phương trong cả lãnh thổ Brasil rộng lớn – đã được manh nha từ những năm 171x”. Trong ảnh: thủ đô Brasilia nhìn từ độ cao 10 dặm, sâu trong đất liền và có hình một con bướm.
“Nhưng mãi đến năm 1891, ý tưởng xây dựng thủ đô Brasilia mới được đưa vào hiến pháp của nước này. Như vậy, nói về thời điểm thì cũng ngang ngang với thời điểm mà người Pháp bắt đầu quy hoạch và xây dựng Hà Nội. Đến năm 1956 thì bắt đầu đi vào xây dựng Brasilia.” Thành phố này chính là đứa con tinh thần của tổng thống Juscelino Kubitschek de Oliveira. Ông làm tổng thống Brasil từ 1956 đến 1961. Trong ảnh: Trục trung tâm của thủ đô.
“Nói thêm chút là Oscar Niemeyer chỉ là người thiết kế các công trình kiến trúc chính của thành phố. Còn người quy hoạch thành phố là Lucio Costa, có thể gọi là thầy của Oscar vì đã từng giảng dạy Oscar lúc còn học đại học. Còn kiến trúc sư thiết kế phần cảnh quan là Roberto Burle Marx”. Trong ảnh: Oscar Niemeyer, kiến trúc sư nổi tiếng nhất Brasil. Ông là người khổng lồ cuối cùng của phong trào hiện đại, một người biết uốn những đường cong từ bê tông khô cứng.
Kiến trúc sư Oscar Niemeyer, một “đệ tử” của Le Corbusier, đã tưởng tượng ra những tòa nhà với những mặt phẳng và đường cong mênh mang bám dọc một đại lộ trung tâm có tên là Esplanade of Ministries. Trong ảnh: Nhà Quốc hội ở trung tâm thủ đô.
“Nói Brasilia là thành phố không có lịch sử thì không đúng. Nó là dấu ấn lịch sử của cả một quá trình giành độc lập của Brasil, được thiết kế và xây dựng bởi người Brasil, chứ không phải là người dân thuộc địa của Bồ Đào Nha.”
“Trong bộ phim tài liệu ‘A vida e um sopro’ (Cuộc đời là một hơi thở), kiến trúc sư Oscar có nói đại khái là người Bồ Đào Nha đã để lại di sản đô thị là những khu phố cổ ở Rio. Ở đó có những con đường nhỏ lát đá với cây xanh, những ngôi nhà cổ kính, những quán bar nhà hàng, âm nhạc, những cô gái làm tiền xinh đẹp bốc lửa… tất cả là cuộc sống rất đẹp”. Trong ảnh: Hồ nhân tạo Lagoa Paranoa tại Brasilia.
“Người Brasil tôn trọng và yêu mến ‘cuộc sống’ đó. Nhưng người Brasil hiện đại, độc lập cũng có thành phố và kiến trúc của riêng mình, cũng hấp dẫn nóng bỏng và say mê như chính con người mình…” Trong ảnh: Thành phố về chiều.
“Kế hoạch ban đầu xây dựng của nhà quy hoạch Lucio Costa chỉ là thành phố với quy mô 500 ngàn dân, nhưng ngay sau khi xây dựng xong thì số dân đã là 600 ngàn người, và hiện tại bây giờ là hơn 2,5 triệu người. Tốc độ dân số tăng quá nhanh (chủ yếu do di dân từ nông thôn ra), thành phố đã mở rộng ra nhiều và những vấn đề về đô thị như nhà ở và nước sạch… là không tránh khỏi.” Trong ảnh: Brasilia về đêm.
“Tuy nhiên, nếu đến Brasilia thì chỉ có những khu vực phía ngoài là nhếch nhác thôi, chứ lõi thì vẫn ngon.”. Trong ảnh: Sân vận động mới chuẩn bị cho World Cup 2014.
Dự án xây dựng thủ đô này tuy rất tham vọng, nhưng chỉ sau 4 năm khởi công là đã có thể làm lễ khánh thành. Trong ảnh: các đường xe chạy trong khu quảng trường trung tâm Esplanade.
Trong số những công trình lớn của Brasilia có National Cathedral (Thánh đường Quốc gia) – là một cấu trúc hình vương miện bằng kính treo giữa những thanh giằng bê tông, nhô ra, thụt vào, rồi cuối cùng vút thẳng lên trời.
Thay vì thâm u hay gớm guốc như bên trong những giáo đường cổ, bên trong National Cathedral ngập tràn ánh sáng.
Những tòa nhà ở thủ đô Brasilia.
Khu trung tâm hành chính của Brasilia – Esplanada dos Ministerios.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
9:44Sunday,16.8.2015Đăng bởi: Khoa Hữu
Mình xin nhắc một ý nhỏ là sau khi Sài Gòn được chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp quản, tất cả các công trình lớn trong trung tâm Sài Gòn đều được thiết kế xây dựng bởi người Việt. Dinh Độc lập, Hồ Con Rùa, cung văn hoá Việt Pháp, thư viện Tổng hợp, bệnh Viện Thống Nhất, toà cao ốc ngân hàng công thương... Đến nay, chúng ta chưa hề có những công trình cùng quy ...xem tiếp
9:44Sunday,16.8.2015Đăng bởi: Khoa Hữu
Mình xin nhắc một ý nhỏ là sau khi Sài Gòn được chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp quản, tất cả các công trình lớn trong trung tâm Sài Gòn đều được thiết kế xây dựng bởi người Việt. Dinh Độc lập, Hồ Con Rùa, cung văn hoá Việt Pháp, thư viện Tổng hợp, bệnh Viện Thống Nhất, toà cao ốc ngân hàng công thương... Đến nay, chúng ta chưa hề có những công trình cùng quy mô, chất lượng để thay thế và mở rộng thành phố sau 40 năm giải phóng.
18:34Monday,4.2.2013Đăng bởi: Trần Quang Lu
Mình không vọng ngoại hay cực đoan đến mức cứ Việt Nam là chê. Ở đây, cuối cùng thì Brazilia vẫn có một giá trị nào đó được nhân loại công nhận, và người Brasil có quyền tự hào về điều đó. Chứ không phải "thủ dâm tinh thần", tự hào về cái mà nói ...xem tiếp
18:34Monday,4.2.2013Đăng bởi: Trần Quang Lu
Mình không vọng ngoại hay cực đoan đến mức cứ Việt Nam là chê. Ở đây, cuối cùng thì Brazilia vẫn có một giá trị nào đó được nhân loại công nhận, và người Brasil có quyền tự hào về điều đó. Chứ không phải "thủ dâm tinh thần", tự hào về cái mà nói thẳng ra, cũng không phải của mình.
Mình xin nhắc một ý nhỏ là sau khi Sài Gòn được chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp quản, tất cả các công trình lớn trong trung tâm Sài Gòn đều được thiết kế xây dựng bởi người Việt. Dinh Độc lập, Hồ Con Rùa, cung văn hoá Việt Pháp, thư viện Tổng hợp, bệnh Viện Thống Nhất, toà cao ốc ngân hàng công thương... Đến nay, chúng ta chưa hề có những công trình cùng quy
...xem tiếp