![]() |
|||||||||||||||
|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhPhim “Sống cùng lịch sử” từ góc nhìn của người trẻ 28. 09. 14 - 8:04 amPhạm Ngọc Anh thực hiệnNhững ngày qua, dư luận bàn nhiều đến phim được Nhà nước đầu tư nói chung và phim đề tài lịch sử “Sống cùng lịch sử” nói riêng. Để biết ý kiến những người trẻ đã được xem bộ phim này, chúng tôi đã phỏng vấn một số giảng viên trẻ và sinh viên khoa Nghệ thuật Điện ảnh của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Ths Hoàng Dạ Vũ (Giảng viên khoa Nghệ thuật Điện ảnh): Ý tưởng phim khá mới lạ, khai thác yếu tố tưởng tượng (thủ pháp đồng hiện), cuốn nhân vật cũng như người xem vào câu chuyện. Đoạn cuối phim đưa phần tư liệu về đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp vào khá hợp lý, gây xúc động cho khán giả vì đánh trúng tâm lý, trúng thời điểm ngay sau khi đại tướng ra đi. Điều này cho thấy sự nhanh nhạy, nắm bắt thời cơ tốt của các nhà làm phim. Ths Phan Thúy Diệu (Giảng viên khoa Nghệ thuật Điện ảnh): Với điện ảnh Mỹ, phim đề tài lịch sử cũng không phải là loại phim hấp dẫn số đông khán giả nhưng không thể không làm phim lịch sử. Theo tôi, không nên “ghẻ lạnh” phim “cúng cụ”. Cũng giống như tà áo dài vậy, chúng ta không mặc nó thường xuyên nhưng đến khi có dịp trọng đại thì không thể không có. Dù là phim lịch sử (phim “cúng cụ”) hay phim giải trí thì mỗi thể loại phim có một vai trò khác nhau, không thể phủ nhận nhau. Vẫn biết rằng, phim lịch sử có vai trò và nhiệm vụ phục vụ cho tuyên truyền của Đảng và Nhà nước nhưng không thể vì thế mà “ngụy biện” cho sự thiếu tính hấp dẫn của nó. Vụ “lùm xùm 21 tỉ” là một hồi chuông nhắc các nhà làm phim hãy đề cao tính hấp dẫn hơn trong phim lịch sử. Nói phim không có khán giả xem là hơi quá. Tôi đã từng xem phim này giữa hàng ngàn sinh viên, học sinh thủ đô tại Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hà Nội. Khán giả đông đến mức không đủ chỗ ngỗi. Nhiều khán giả cũng lặng đi khi xem những đoạn phim xúc động. Theo tôi, phim lịch sử nào cũng có “yếu điểm” về sự khô cứng. Làm phim lịch sử cho hay thật khó. Làm cho xúc động thì khó hơn nhiều. Phim lịch sử Việt Nam khó hay vì nó không tập trung xây dựng cá nhân, một con người cụ thể mà lại xây dựng đám đông quần chúng. Chúng ta chưa xác định được cá nhân anh hùng mà chỉ có quần chúng anh hùng. Điều này thì phim Mỹ làm được. Và họ thành công. Không tin, bạn hãy xem Những bức thư từ cuộc chiến, Chiến đấu dưới ngọn cờ (đạo diễn Clint Eastwood) hay Sinh ngày 4/7 (đạo diễn Oliver Stone). Tôi nghĩ, Sống cùng lịch sử sẽ đến với nhiều khán giả hơn nếu có một chiến lược PR, quảng cáo tốt hơn. Về nội dung phim, phim sẽ hấp dẫn hơn nếu có thêm chút hài hước trong đó. Phim đề tài lịch sử chính trị vốn khô khan và căng thẳng nên cần có chút hài hước để hấp dẫn hơn, để “giải trí” hơn”. Trần Gia Bảo (sinh viên lớp Quay phim điện ảnh K.34): Bộ phim có tựa đề hay, thể hiện rõ ràng ý đồ của đạo diễn và đoàn làm phim khi tái hiện quá khứ. Bành Hoàng Tùng Linh (sinh viên lớp Quay phim điện ảnh K.34): Trong Sống cùng lịch sử, tôi thích nhất những cảnh quay hoành tráng và âm thanh sinh động cùng với diễn xuất tinh tế của diễn viên và sự tài tình của đạo diễn Thanh Vân. Hoàng Giang (sinh viên lớp Đạo diễn điện ảnh K.34): Đặng Trung Đức (sinh viên lớp Đạo diễn điện ảnh K.34): Lê Hải Việt (sinh viên lớp Đạo diễn điện ảnh K.34): Phạm Ngọc Anh thực hiện Ý kiến - Thảo luận
11:47
Friday,9.10.2015
Đăng bởi:
Vũ Quang Chính
11:47
Friday,9.10.2015
Đăng bởi:
Vũ Quang Chính
Mấy chục năm trước giới điện ảnh đã dùng từ "phim cúng cụ" rồi, nhưng còn nói thêm một câu: "Gia đình nào thì hàng năm vẫn làm cơm cúng cụ. Nhưng cúng xong cũng phải để cho con cháu ăn chứ?"
14:16
Monday,6.10.2014
Đăng bởi:
Lơ nhà quê
Đia Karty và chư huynh cùng các ma đam,
14:16
Monday,6.10.2014
Đăng bởi:
Lơ nhà quê
Đia Karty và chư huynh cùng các ma đam, Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp