Ở Đâu - Làm Gì

Loanh quanh luẩn quẩn 11. 01. 11 - 8:23 am

Soi

LOANH QUANH LUẨN QUẨN

Triển lãm tranh mực tàu của Nguyễn Mậu Tân Thư
Himiko visual café
324 Bis, Điện Biên Phủ, p11. q.10, TP. HCM
Khai mạc: 18h- 20h thứ Năm, 13. 1. 2011
Kéo dài đến hết 23. 1. 2011

*

Sinh năm 1974 tại Bạc Liêu, lớn lên tại Sài Gòn, học Mỹ thuật tại Sài Gòn, rồi sau đó học cao học tại Ecole supérieur des Beaux-Arts, Tours (Pháp), Nguyễn Mậu Tân Thư là một nữ họa sĩ làm việc nghiêm cẩn, cần mẫn, không ồn ào.

Tân Thư làm việc với nhiều chất liệu: giấy dó, mực tàu, sơn mài, gốm (và bây giờ hình như cả với… thơ?)

Cô từng có triển lãm đơn Inside tại Sài Gòn, 2006, được nhiều người khen là “lạ trong giản dị”.

Nguyễn Mậu Tân Thư (ảnh từ VTC)

Người thầy đầu tiên và ảnh hưởng tới cô rất nhiều (về phong cách làm việc) là họa sĩ Huỳnh Phương Đông. Người ảnh hưởng cô về đường hướng sau này là Jean Dubuffet, thủ lĩnh trường phái l’Art Brut của Pháp – người có quan niệm: “Trong tranh tôi, tôi muốn khôi phục lại cái nhìn của một người trung bình và bình thường, mà không dùng đến những kỹ thuật quá tầm với của một người bình thường.”

Mặt cười của Dubuffet

Dubuffet say mê graffiti và nghệ thuật của những người không được đào tạo bài bản về mỹ thuật, thí dụ tranh của con nít và người tâm thần. Như một cách chống lại những lối thực hành mỹ thuật truyền thống, nghệ sĩ thường vẽ nhiều lớp sơn dày, rồi cào vào mặt tranh để tạo hiệu quả như tranh tường, thí dụ với bức tranh này (Làng bên đường). Bức này được vẽ với 24 lớp sơn, Dubuffet vẽ  tại Vence, một tỉnh miền Nam nước Pháp, vào năm 1957. Thời ấy bức tranh đã gây chấn động giới mỹ thuật vì phong cách ngây thơ rất tự nhiên. (Thông tin từ trang National Galleries of Scotland – một trang bạn nên xem.)

Làng bên đường, sơn dầu, 80 x 100cm, tranh của Dubuffet

Nghệ thuật mà Tân Thư theo đuổi, như đã nói là l’Art Brut (nghệ thuật “thô”) hay Outsider Art (outsider đây được hiểu là “bên ngoài dòng chính thống, ngoài những lối quy củ”, của những người không quen biết với dòng nghệ thuật chính thống, không dây dưa với những viện, những hội nghệ thuật… Loại nghệ thuật này, đúng như “thày” Dubuffet theo đuổi, là của những con người có trạng thái tinh thần “lạ lùng”, “vô nhiễm”…

Tranh của Tân Thư

Xem tranh Thư có thể ai đó sẽ thấy giống tranh Tây, nhưng như trong một bài trên VTC năm 2007, phóng viên Thu Trang dẫn lời Tân Thư rất thú vị, đại ý người yêu hội họa khoan hãy lo về sự “lai căng, mất gốc” khi hòa nhập với thế giới bên ngoài, cái gốc tự nó sẽ trỗi dậy. Người nghệ sĩ Châu Á chắc chắn sẽ vẽ mặt châu Á. Người châu Phi thể nào cũng vẽ anh da đen trong khi họ sống với người châu Âu lâu nhất.

Tranh Tân Thư

Mời bạn đến xem triển lãm lần này của Tân Thư, xem Outsider Art của cô qua mực tàu – một thứ mực đã quá “quy củ”. Chúng ta hãy xem Tân Thư, bằng tinh thần của trường phái nghệ thuật mà cô theo đuổi, làm cách nào để “thoát ra ngoài” và thành được một Outsider.

Tranh Tân Thư

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp