|
|
|
|||||||||||||
Văn & ChữMượn món cà xào “xa xỉ” nói về ẩm thực thực-hư29. 11. 14 - 10:18 pmAnh NguyễnNhà Hồng học Chu Nhữ Xương đã từng phát biểu:”Hồng Lâu Mộng chính là chiếc chìa khóa dùng để khám phá văn hóa Trung Quốc.” Đây không phải là nói ngoa. Từ thơ ca, nhạc họa, đến kiến trúc, phục trang,… đều được Tào Tuyết Cần mô tả thật tề chỉnh, quyết không hàm hồ. Người Trung Quốc lại có câu: “Với nhà vua thì nhân dân là trời, với nhân dân thì miếng ăn là trời.” Ẩm thực Trung Hoa vốn nổi danh thế giới – người nước này tán tụng nó, say mê nó, ám ảnh vì nó. Vì thế bàn về Hồng Lâu Mộng không thể không nhắc đến khía cạnh ẩm thực. Trong Tứ đại danh tác thì Hồng Lâu Mộng trội hơn hẳn về khoản này. Thủy Hử chẳng hạn cũng có chuyện ăn uống song các tráng sĩ Lương Sơn Bạc đa phần chỉ có rượu thịt thô hào, không thể bì với hai phủ Ninh, Vinh. Món ăn biểu trưng tinh thần Hồng Lâu Mộng mẫu mực nhất có lẽ là món cà được Phượng Thư dọn ra mời già Lưu. Tác giả rất tinh tế trong việc để một bà già nông dân nghèo khổ làm “giám khảo” cho món ăn này thay vì các tiểu thư, bà lớn vốn ê hề của ngon vật lạ. Giả mẫu cười nói: Ai đọc tới đoạn này cũng phải lắc đầu lẽ lưỡi như già Lưu vì độ xa xỉ, thậm chí suy đồi (decadent) của giới quý tộc Trung Quốc. Nói vậy không sai, nhưng không tránh khỏi chỉ biết một mà không biết hai. Tôi trước đây cũng nghĩ đơn giản như thế, sau may mắn được đọc cuốn The Last Chinese Chef của Nicole Mones mới ngộ ra nhiều điều. Đối với người Trung Quốc, ẩm thực không chỉ là để thỏa mãn cái bụng mà còn được gửi gắm vào những triết lý và tham vọng nghệ thuật của họ. Món ăn ngon lành, thơm tho, trình bày đẹp đẽ cũng chỉ đáng liệt vào hàng xoàng nếu không có thêm một tầng ý nghĩa. Người đầu bếp tài năng phải như thầy thuốc để nắm được trạng thái cảm xúc của thực khách, thậm chí bắt được “tâm bệnh” của họ để tạo ra những món ăn có tác dụng điều hòa tâm-sinh lý. Ví dụ gừng và hẹ có tác dụng giải thoát đau thương, nên dùng để nấu ăn cho người tuyệt vọng. Người đầu bếp lại phải có trí tuệ và kiến thức tinh tế để món ăn trở thành công cụ văn hóa, không kém văn thơ nhạc họa. “Thực” có hai nghĩa: vừa là đồ ăn, vừa là hiện thực. Đỉnh cao ẩm thực là phải biến cái “thực” thành một thứ “hư” (illusion), hoặc biến “hư” thành “thực.” Thế nào là “hư”? Là dùng xảo thuật đánh lừa thị giác, khứu giác, thậm chí xúc giác. Là những thực phẩm đơn giản được nâng tầm lên thành xa xỉ (như món cà), hoặc những thực phẩm trân quý ngụy trang thành tầm thường (như yến sào). Là đĩa trái cây khi ăn hết để lộ ra bài thơ, hoặc món lòng lợn tưởng như ô uế được lồng vào nhau để khi cắt ra nở xòe như bông hoa. Là đồ ăn quý đựng trong chén bát mẻ, hoặc món bánh ngô nướng bếp củi mà Từ Hy thái hậu dùng khi chạy loạn. Là món “Đông Pha nhục” được nhà thơ Tô Đông Pha sáng tạo trong cảnh bần cùng, hoặc thuật trị nước rút từ ẩm thực của Y Doãn – đầu bếp hóa thành thừa tướng. Ẩm thực phân tử (molecular gastronomy) mới mẻ của phương Tây cũng dựa trên nguyên lí đánh lừa người xem, về mặt công nghệ rất thú vị, song theo thiển ý của tôi, về chiều sâu văn hóa vẫn chưa thể sánh bằng ẩm thực của người Trung Quốc. Trong cuốn The Last Chinese Chef, Sam Liang có chuẩn bị một món ăn mang đậm tinh thần món cà Hồng Lâu Mộng: anh luộc ba mươi cân cua lấy nước dùng, chắt lấy, rồi luộc đậu phụ trong chất tinh túy đó. Những miếng đậu phụ khi được dọn ra nhìn chẳng khác gì đậu trắng bình thường, nhưng khi thực khách cắn vào mới thấy vị ngon mãnh liệt. Lần khác, Sam Liang luộc gà, lột bộ da không rách tí ti, rồi lại nhồi vào các loại rau; nhìn thì đúng là con gà luộc đấy nhưng cắt ra lại không phải. Người ăn cảm khái không chỉ vì hương vị mà còn vì triết lý: không thể xem mặt mà bắt hình dong, đánh giá con người dựa trên vẻ ngoài. Già Lưu là bà nông dân có địa vị hèn kém, nhưng về cuối truyện già Lưu là người có nhân cách cao đẹp, cứu vớt Giả Xảo Thư – con gái Phượng Thư khỏi bị đi bán. Già Lưu chính là hiện thân của món cà vậy. Khi nhìn tổng thể, lại càng thán phục kỳ tài của tác giả. “Hồng lâu mộng”, tóm lại cũng là một giấc mộng mà thôi. Không phải ngẫu nhiên mà Tào Tuyết Cần cho tất cả các sự việc diễn ra trong phủ Giả: nào ai biết việc nào là thực (chân), việc nào là hư (giả?) Giả Bảo Ngọc chẳng hạn cũng chỉ là một viên ngọc quý “giả”, là hòn đá vô tích sự không được vá trời. Đọc Hồng Lâu Mộng mà chỉ phân tích cái thực, không đánh giá cái hư là thiếu sót căn bản, trầm trọng. Giáo sư đại học Harvard Dư Anh Thời (Ying-shih Yu) đã viết một cuốn sách mang tính đột phá phân tích về hai thế giới tồn tại song song trong Hồng Lâu Mộng. Hiểu về sự việc trong truyện chỉ là bước đầu, hiểu được ẩn ý, ngụ ngôn trong đó mới thật là khó. Nắm bắt tinh thần “tưởng vậy mà không phải vậy” là rất quan trọng để hiểu được Hồng Lâu Mộng một cách toàn diện. Ngay từ hồi thứ nhất của truyện đã có câu: Giả bảo là chân, chân cũng giả, Trong mười bảy cuộc luận chiến của Hồng học, vấn đề địa điểm vẫn gây tranh cãi. Rốt cuộc Giả phủ nằm ở đâu? Nếu nói là Kim Lăng (Nam Kinh) thì lại không phải thủ đô của nhà Thanh (Bắc Kinh). Phủ Giả nằm ở đâu mà mùa hè có cua (miền biển), mùa đông lại có thịt nai (miền tuyết)? Theo thuyết “hai thế giới”, tốt nhất ta hãy coi Giả phủ là một thế giới ẩn dụ, Đại Quan viên như một địa đàng (Eden) chỉ tồn tại trong giấc mộng của hòn đá. Lại theo ông Trang Tử, đời và mộng vốn không tách biệt như ta tưởng. Bởi vậy món cà trong Hồng Lâu Mộng không nên hiểu theo nghĩa đen. Trên thực tế, cà rất mềm, có thể hấp rồi phơi, phơi rồi hấp chín lần mà không nát bét được không? Món cà này mang tính biểu tượng, ngụ ngôn, giống như phượng hoàng, kỳ lân, kim đan, đào tiên hơn là món ăn có ở trần thế. Đúng như đã có người nhận xét, người Trung Quốc không phải những nhà thơ mê ăn uống, mà là những thực khách biết làm thơ! Món cà trong Hồng Lâu Mộng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong đầu óc người Trung Quốc. Khi đọc truyện chưởng của Kim Dung đến những đoạn ăn uống, không khỏi cảm thấy quen quen. Trong cuốn Phá giải Kim Dung ngụ ngôn (Giải mã tiểu thuyết Kim Dung), Vương Hải Hồng, Trương Hiểu Yến cho rằng Kim Dung đại lão gia đã chịu ảnh hưởng rõ rệt của món cà khi mô tả tài nghệ nấu nướng của Hoàng Dung qua đoạn sau: Đêm ấy Hoàng Dung quả nhiên xào một bát cải trắng, chưng một đĩa đậu hủ cho Hồng Thất công ăn, rau cải chỉ có đọt non, dùng mỡ gà xào chân vịt, như thế cũng được, nhưng đĩa đậu hủ kia mới không phải tầm thường, trước hết là mổ một cái chân giò sấy ra, khoét hai mươi bốn cái lỗ tròn, đem đậu hủ vò thành hai mươi bốn viên nhồi vào rồi đem hấp, đến khi chín rồi mùi thơm của thịt giò đã thấm vào đậu hủ, cái chân giò thì bỏ đi không ăn. Hồng Thất công ăn một miếng, tự nhiên vô cùng ngây ngất. Món đậu hủ này cũng có một cái tên đặt theo thơ Đường, gọi là Hăm bốn lỗ cầu trăng sáng chiếu, nếu Hoàng Dung không có công phu gia truyền Lan hoa phất huyệt thủ, mười ngón tay nhẹ nhàng linh xảo, vận kình như có như không, thì chỗ đậu hủ tươi kia rời khỏi tay là nát bét, làm sao có thể viên thành hai mươi bốn viên tròn? Công phu này tinh tế khó khăn, thật không kém gì khắc chữ lên hạt gạo, chạm hạt đào làm thuyền. (Mở ngoặc chút: “Hăm bốn lỗ cầu trăng sáng chiếu” là chỉ một cây cầu ở Dương Châu có hai mươi bốn lỗ, trăng sáng chiếu xuống tạo thành một cảnh đẹp nổi tiếng. Đại Ngọc khi nhớ quê cũng hoài niệm về cây cầu này. Cuốn Phá giải Kim Dung ngụ ngôn cũng là tác phẩm Kim học (ngành nghiên cứu về Kim Dung) rất đáng đọc). Một số món trong Hồng Lâu Mộng được các nhà hàng ngày nay làm lại:
* Về Hồng Lâu Mộng: - Đọc Hồng Lâu Mộng: Tần Khả Khanh – kẻ lẳng lơ trong mộng - 5 dẫn chứng về mối quan hệ “bất chính” của Tần thị - Hai chị em nhà họ Vưu: càng lăng loàn tợn càng đau vì tình - Mượn món cà xào “xa xỉ” nói về ẩm thực thực-hư - Giả Thám Xuân: con phượng hoàng sinh trong ổ quạ - Người đàn bà ghen Hạ Kim Quế - Tiết Bảo Thoa: Từ món thuốc giá băng đến mối lương duyên lạnh lẽo - Đại Ngọc-Tình Văn: tuy hai mà một - “Hận Phượng Thư, mắng Phượng Thư, không thấy Phượng Thư lại nhớ Phượng Thư” - Giả Chính: dấu chân trên tuyết của tình phụ tử - Gửi bác Phúc Bồ: về Xuân Cung Đồ và cái “hư” trong Hồng Lâu Mộng - Diệu Ngọc: miễn cưỡng diệt dục, sư chả phải sư, tục không phải tục - Đại Ngọc vs Bảo Thoa: viên ngọc đen vs chiếc thoa vàng, ai hơn ai kém? - Giả Bảo Ngọc: “một nửa đàn ông là đàn bà”, lại là “nửa dôi” - Tàn xuân bàn chuyện Nguyên Xuân - Giả mẫu (phần 1): đầu tiên là chuyện giàu sang - Giả mẫu (phần 2): đứa trẻ bất chấp và thiên vị - Giả mẫu (phần 3): may còn được người viết về cuối rủ lòng thương - Giả Nghênh Xuân (phần 1): rúc đầu vào sách, bịt mắt bưng tai - Giả Nghênh Xuân (phần 2): hiền quá khó mà gặp lành - Lý Hoàn của Hồng Lâu Mộng (phần 1): đè nén sống đời vờ nhạt nhẽo - Lý Hoàn của Hồng Lâu Mộng (phần 2): tiếng hão đành vui phúc về già - Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 1): sự thôi thúc của phần con - Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 2): tấm gương mê gái có chết cũng (nên) soi - Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 3): bài học cảnh giác về “si”, về “sắc” cho… Bảo Ngọc - Hồng Lâu Mộng: bi kịch của đàn ông thấy mình đầu thai thành đàn bà - Tiết Bảo Thoa (phần 1): “lãnh mỹ nhân” giấu kín trái tim nóng - Tiết Bảo Thoa (phần 2): Trong nóng, ngoài lạnh, thắng cả Lãnh Hương Hoàn - Tiết Bảo Thoa (phần 3): Con sâu chủ động chui vào với hoa - Đại Ngọc và mệnh Mộc: sống như cây và chết cũng như cây - Bảo Thoa và mệnh Kim: hoa mai ấm trong tuyết lạnh - Phượng Thư và mệnh Hỏa (phần 1): Nội vụ hai tay hai dao - Phượng Thư và mệnh Hỏa (phần 2): máu đỏ của nam tính - Bảo Ngọc và mệnh Thổ (phần 1): - Bảo Ngọc và mệnh Thổ (phần 2): - Về những cái tên trong Hồng Lâu Mộng (phần 1) - Căn phòng “dâm tình và chết chóc”: Phần 1 – Từ bức tranh trên tường - Căn phòng “dâm tình và chết chóc”: Phần 2 – Từ mâm vàng tới quả dưa - Căn phòng “dâm tình và chết chóc” Ý kiến - Thảo luận
21:03
Sunday,23.1.2022
Đăng bởi:
Nguyễn Lê Hải Minh
21:03
Sunday,23.1.2022
Đăng bởi:
Nguyễn Lê Hải Minh
Ở Quảng Nam có món cà dĩa chiên. Các bà chỉ cắt cuống rồi đặt lên thớt cắt lát từ trên xuống mỗi lát cách nhau chừng 2 li, nhưng chỉ cắt đến nữa thân trái cà. Sau khi cắt xong toàn bộ mặt bên này thì lật lại cắt tương tự nhưng vuông góc với mặt bên kia, thành ra cắt hết mà trái cà còn nguyên. Đem luộc sơ để cà hết hăng rồi vớt lên để ráo, ép nhẹ cho gần hết nước. Bắt dầu phộng lên chiên 2 mặt cho cà xem xém, đưa ra dĩa. Tôm khô ngâm nước cho mềm giã tơi tơi tí, rắc lên trên. Rưới nước mắm ớt tỏi lên khi cà còn nóng. Món này nghèo mà bắt cơm lắm. Đọc bài viết thấy nói "thái nhỏ như sợi tóc" mà nhìn hình bên dưới thì thấy Già Lưu gắp cả quả cà, sực nhớ chuyện quê.
17:19
Friday,29.10.2021
Đăng bởi:
Rosie
Hi vọng chị @Anh Nguyen sẽ tiếp tục viết thêm các bài phân tích Hồng Lâu Mộng và các bài viết khác nữa. Em rất thích tư duy và phân tích của chị, đã theo dõi cả blog Jennyart nhưng chị đã ngừng cập nhật từ 2014 :(
...xem tiếp
17:19
Friday,29.10.2021
Đăng bởi:
Rosie
Hi vọng chị @Anh Nguyen sẽ tiếp tục viết thêm các bài phân tích Hồng Lâu Mộng và các bài viết khác nữa. Em rất thích tư duy và phân tích của chị, đã theo dõi cả blog Jennyart nhưng chị đã ngừng cập nhật từ 2014 :(
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp