Nghệ sĩ Việt Nam

Hoàng Duy Vàng vẫn kiên trì giữa lúc mỹ thuật đang khốn khó12. 06. 13 - 3:08 pm

 

Tôi yêu Việt Nam, sơn tổng hợp. Tranh của Hoàng Duy Vàng

ĐỒNG BỘ
Triển lãm của họa sĩ Hoàng Duy Vàng
Khai mạc: 17h, 15. 6. 2013 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội
Kết thúc: 21. 6. 2013
Số lượng tác phẩm: 23 bức tranh sơn và chất liệu tổng hợp (đồng khổ 45 x 60cm)

.

Đầu tháng ba vừa qua, trong một cuộc triển lãm nhóm đông đảo của CLB Họa sĩ trẻ của Hội Mỹ thuật với tiêu đề Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì?, Hoàng Duy Vàng đưa ra một bức áp phích-họa có tên “Sống để vẽ”. Với hình nhân vật là chính mình với phương pháp vẽ như hình người trong các tranh cổ động, vài lời “khẩu hiệu” với nghệ thuật viết lên.

Hoàng Duy Vàng, “Sống để vẽ”, sơn dầu, 40 x 60 cm

Sau đó, có một chút dư luận đã dấy lên với bức vẽ này, cùng một số tác phẩm khác trong triển lãm. Nhưng nói chung dư luận ấy là chưa đầy đủ và có nhiều thiên kiến, bởi lẽ với một tập hợp nhóm quá đông dưới một chủ đề thì mỗi cá nhân họa sĩ chỉ có thể đưa ra một hoặc một vài tác phẩm, người xem cũng chỉ nhìn thấy cái “đầu mút sợi dây” mỗi tác giả đưa ra. Để sâu hơn, giả sử như nếu có điều kiện, mỗi một tác giả nên có thêm một triển lãm riêng, bày đầy đủ loạt sáng tác dài hơi của mình, dưới tiêu đề đại loại như: “Cá nhân họa sĩ trẻ…xxx… đang nghĩ gì?”. Nhưng buồn là không phải ai cũng muốn làm và có thể làm được như thế…

Thực ra, bức tranh “Sống để vẽ” nằm trong một loạt sáng tác mới của họa sĩ Hoàng Duy Vàng, được triển khai âm thầm từ nửa cuối năm 2011 cho đến gần đây (tức là trong khoảng gần 2 năm), ngay sau thời điểm anh cho ra mắt triển lãm Ở đâu cũng thế đầu tháng 11 – 2011 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Loạt sáng tác này thực sự là một bước chuyển đối lập hoàn toàn về form hình cũng như nội dung các bức họa, từ trừu tượng đa sắc chuyển sang có hình, từ một cánh cửa hẹp của ngôn ngữ sơn dầu thuần túy chuyển sang pop-art với thủ pháp “mượn” của tranh cổ động, tuyên truyền và áp phích quảng cáo, có vẻ cực kỳ dễ xem, dễ hiểu.

“Anh em một nhà”. Sơn tổng hợp. Tranh của Hoàng Duy Vàng

Và cuối cùng, loạt tranh sơn dầu và chất liệu tổng hợp này được ra mắt khán giả với cái tên chung là Đồng bộ vào giữa tháng 6 – 2013. Đây là một cuộc “nhảy cóc” giữa những hình ảnh giông giống khẩu hiệu, cờ, pano – áp phích quảng cáo, biểu ngữ, bìa sách, tem, tiền… Chỉ dùng khuôn khổ tranh duy nhất là 45x60cm để “đồng bộ”. Còn lại, trông qua, có vẻ như giữa các tác phẩm “không đồng bộ” với nhau tí nào, nhưng lại là một sự phản ánh đồng bộ những cảm quan trái ngược của người nghệ sĩ trước những biểu tượng đồ họa ứng dụng sinh ra từ những nguồn khác nhau, mục đích khác nhau nhưng lại tự do chung sống với nhau ở thời nay.

“Đường biên giới”. Sơn dầu của Hoàng Duy Vàng

Vậy những điều gì có thể phát tín hiệu thông qua những biểu tượng đồ họa ứng dụng đa chủng loại này? Đó là điều mà người nghệ sĩ muốn lý giải bằng cách đặt chúng cạnh bên nhau sau khi đã được… phù phép nghệ thuật tí ti. Liệu đó có phải điều chúng ta “cùng trông lại mà cùng chẳng thấy”, hoặc cùng thấy? Người nghệ sĩ luôn luôn có cách riêng để tự khám phá ra bản chất vấn đề của xã hội và đám đông, như vậy, qua những hình thức nhìn qua thì rất đơn giản.

Vừa có nhiều sự hoang mang tự vấn ở đó, vừa có chút humour kiểu nông dân pha với pop-art đương đại với những liên tưởng hình ảnh trực diện, mạnh mẽ không che giấu. Trên hết, đó là một sự lao động miệt mài, kiên nhẫn, liên tục đáng quý của một họa sĩ trẻ sắp qua tuổi 35, vào đúng lúc đời sống mỹ thuật nói chung đang nhiều khốn khó.

Người nghệ sĩ nghĩ được ý tưởng gì và sớm thể hiện điều đó ra, là tự tôn trọng chính mình. Đó là điều mà tác giả kiên trì tâm niệm lâu nay.

“Cách chúng ta sống”. Sơn dầu của Hoàng Duy Vàng

 

*

 

Bài liên quan:

– Hoàng Duy Vàng: “Tên tôi là Đỏ”
– 
Chia buồn cùng mỹ thuật. Chúc mừng Hoàng Duy Vàng 

– Hoàng Duy Vàng vẫn kiên trì giữa lúc mỹ thuật đang khốn khó 

 

Ý kiến - Thảo luận

4:53 Saturday,6.7.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Huy
 GỞI ... LŨY TRE ĐẦU LÀNG
Nhân triển lãm Đồng Bộ của họa sỹ Hoàng Duy Vàng. Tình cờ "ghé ngang" Soi và đọc những bài viết, cũng như xem tất cả những ý kiến của các "còm thủ". Thói đời đã không xem thì thôi, không đọc thì thôi và không nói thì thôi
...xem tiếp
4:53 Saturday,6.7.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Huy
 GỞI ... LŨY TRE ĐẦU LÀNG
Nhân triển lãm Đồng Bộ của họa sỹ Hoàng Duy Vàng. Tình cờ "ghé ngang" Soi và đọc những bài viết, cũng như xem tất cả những ý kiến của các "còm thủ". Thói đời đã không xem thì thôi, không đọc thì thôi và không nói thì thôi... nay đã "trót" rồi thì đành phải "trét" vậy.
các "còm thủ" nhà ta tung chưởng kinh quá, đến Nguyễn Huy tôi còn vãi cả linh hồn nữa là anh Vàng. Nào là "thư gởi họa sỹ trẻ", nào là "chia buồn cùng mỹ thuật, chúc mừng anh Vàng", là " ... anh Vàng đã quan cốt cách.." là anh Vàng đỏ này đỏ kia tất cả hợp thành một mớ bòng bong chẳng biết đường nào mà lần, mà mò. Thôi thì ta cứ nhỏ nhẹ với nhau đôi lời cho vui vậy. theo tôi thì anh Vàng bày triển lãm cá nhân thì cũng như bao họa sỹ khác bày triển lãm cá nhân thôi, có gì mà chúng ta phải đình đám lên cho to chuyện. Suy cho cùng thì họa sỹ sáng tác và giới thiệu tác phẩm mới của mình là một điều hết sức bình thường, nếu không muốn nói là đáng trân trọng.Dã thế thì chẳng có gì phải ầm ĩ lên như ve mùa hạ vậy. Đôi lúc tưởng chừng chỉ cần một động tĩnh gì đấy của anh Vàng là xóm làng nhốn nháo cả lên. Việc đi xem triển lãm của họa sỹ, khen hay chê âu cũng là một lẽ thường tình, đã là con người thì ai cũng có cái tôi riêng của mình. Làm nghệ sỹ thì cái tôi ấy còn vĩ đại hơn gấp vạn lần. Tuy nhiên tôi cam đoan một điều rằng, phàm là người nghệ sỹ thật sự thì không tự huyễn hoặc mình và họ đều thích chê thật hơn khen dối. tôi không có ý kiến gì về việc tranh anh Vàng đẹp hay chưa đẹp, anh Vàng đỏ hay đen. Điều quan trọng nhất là cả tôi và các bạn hãy tự nghĩ về mình trước đã. Tôi thấy một điều cực kỳ phi lý là việc anh Vàng làm chủ nhiệm Câu lạc bộ họa sỹ trẻ Hà Nội hay anh Vàng "siêng đến Hội để vua biết mặt, chúa biết tên và việc anh Vàng bày triển lãm cá nhân chẳng ăn nhập và liên quan gì với nhau cả. vậy mà cũng có người la toán lên tựa như nhà mình đang cháy vậy. Rõ nực cười. Đơn cử là 'còm thủ" T&M chẳng hiểu là có thù oán cá nhân gì với họa sỹ Hoàng Duy vàng không mà lại "nhả ngọc phun..c...h...â...u" như vậy. Theo tôi thì bạn nên biết câu mà ông bà ta thường nói " làm quan có dạng, làm dáng có hình" mới phải. Bởi lẽ nếu như anh vàng có làm quan hay làm tướng thì cũng có chết thằng tây nào đâu nhỉ? và một lúc nào đó rảnh rỗi (ý tôi muốn nói là bạn không mất thời gian để làm "còm thủ") thì bạn nên dành đôi phút để đọc Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim để xem ông ấy bàn về thói hư, tật xấu của người Việt trong thế kỷ trước đến nay có còn hợp với thời cuộc hay không. Nếu đã thuần túy là học thuật thì chúng ta nên học thuật, nếu đã là con buôn thì hãy là con buôn, đừng nên giữa trời nắng mà mặt áo mưa nóng đổ mồ hôi mà lại tưởng là mưa thấm áo. chẳng đàn ông (thì.. đàn bà) một tẹo nào cả.
Nguễn Huy tôi mạn phép có đôi lời đường đột có lẽ không hợp ý, hợp lòng. Mong các "còn thủ" thông cảm mà bỏ quá cho. đa tạ, đa tạ. 
14:23 Thursday,13.6.2013 Đăng bởi:  admin

@ Vô Đơn Chí: Cmt của bạn Soi sẽ đưa lên thành bài riêng. Bài có tên: "Gặp ngõ cụt trong sáng tác, Duy Vàng trèo tường làm chính trị". Bài sẽ lên vào tối nay. Cảm ơn bạn.


...xem tiếp
14:23 Thursday,13.6.2013 Đăng bởi:  admin

@ Vô Đơn Chí: Cmt của bạn Soi sẽ đưa lên thành bài riêng. Bài có tên: "Gặp ngõ cụt trong sáng tác, Duy Vàng trèo tường làm chính trị". Bài sẽ lên vào tối nay. Cảm ơn bạn.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lại cái trò dí súng vào đầu trẻ con

Pha Lê - hí họa của Nick Galifianakis

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp