|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & Bình“Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì?” không có chi lạ. Lạ với những gì Kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy ngợi ca. 18. 03. 13 - 4:28 pmGiỏ Mây
Hôm nay thấy trời nắng đẹp nên Giỏ Mây đi chơi, tiện thể ghé xem triển lãm của CLB Nghệ sĩ Trẻ – Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nghe một người bạn nói về triển lãm này cách đây vài hôm mà chưa có dịp đi xem. Cái tên triển lãm nghe rất là thời sự, vì có chữ “đang” mà. Chiều thứ Bảy nhưng không biết vì sao khu gửi xe trước cửa nhà triển lãm thật vắng. Mọi hôm ở đây đông lắm, dắt xe vào ra rất khó vì xe nhiều mà người ngồi cạnh đó uống chè chén cũng đông nên tiến thoái đều lưỡng nan, khiến cho tâm trạng đi xem tranh tượng bớt phần “thơ thới”. Hôm nay thì nhẹ cả người. Tầng một, ngay cửa ra vào là bảng Lời giới thiệu. Cứ muốn chắc ăn, Giỏ Mây đọc cho đầy đủ rồi đi xem cho khỏi thắc mắc này nọ. Lời giới thiệu này của họa sĩ Bằng Lâm. Ông viết như sau: “Nhân kỷ niệm lần thứ 82 ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26. 3. 1931 – 26. 3. 2013), Câu lạc bộ Nghệ sĩ trẻ Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm mỹ thuật Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì? tại nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội từ ngày 11 đến 23. 3. Triển lãm mỹ thuật Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì? trưng bày 49 tác phẩm tranh, tượng của 49 tác giả, với các chất liệu: sơn dầu, sơn mài, acrylic, tổng hợp, kim loại, gốm,…các thành viên nghệ sĩ trẻ Hội Mỹ thuật Việt Nam mới sáng tác trong thời gian gần đây. Triển lãm mỹ thuật Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì? là những tác phẩm tâm huyết – khát khao sáng tạo, đổi mới. Triển lãm mỹ thuật Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì? là câu hỏi trách nhiệm công dân, trách nhiệm nghệ sĩ, nhân cách của thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới góp phần vào sự phát triển mỹ thuật Việt Nam. – Sống để vẽ hay vẽ để sống? Trong thời kỳ Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập Quốc tế, Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì? – Tính dân tộc và tính thời đại Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì? – Đổi mới hay đóng băng vô cảm Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì? Triển lãm mỹ thuật nghệ sĩ trẻ ra mắt đúng lúc chúng ta tổng kết 15 năm thực hiện N.Q.T.W 5 khóa VIII, xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống mỹ thuật Việt Nam, chúng ta muốn có những tác phẩm xứng tầm với tầm vóc lịch sử của dân tộc, sự đổi mới của đất nước. Triển lãm mỹ thuật Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì? là thông điệp, là tiếng nói từ trái tim nghệ sĩ trẻ muốn đối thoại trực tiếp với công chúng yêu mỹ thuật Thủ đô và cả nước. Một cuộc triển lãm đẹp, sang trọng. Xin trân trọng được giới thiệu.” * Vậy là nắm được tinh thần rồi nhé. Ngay kế bên trái Lời giới thiệu, sáng tác của Hoàng Duy Vàng (chủ tịch CLB Họa sĩ Trẻ) như một minh chứng hùng hồn, viết trên tranh chưa đủ, bạn này còn đặt tên cho bức tranh là Sống để vẽ. Bạn Vàng hô khẩu hiệu rất hay. Xưa nay vẫn chỉ thấy một số nghệ sĩ viết khẩu hiệu trên tường nhà, hay trong xưởng của họ thôi, chứ ai có dũng khí như Vàng. Thật đáng khen!
Nhưng ngay cạnh bức tranh của Vàng là một bức tranh mà thú thực là nếu có con nhỏ, mình sẽ không cho đi xem. Bạn Phạm Kiên này có bị ám ảnh cái phim Avatar:
Nhưng mà cái tên Người ếch thì mình chịu, không hiểu bạn ý nghĩ gì và vẽ thế này. Cạnh cái bức Người ếch gớm ghiếc ấy là một bức tranh trái ngược hẳn, êm ả, thanh bình. Bức này vẽ về Tuổi thơ, tác giả Lê Minh Hoàng. Tại sao hai bức tranh này lại được xếp cạnh nhau nhỉ? chúng trái ngược nhau hoàn toàn về cả hình thức lẫn nội dung…
Nhưng chưa hết, Giỏ Mây sốc nặng khi xem đến “em” tranh này của tác giả Đỗ Hiệp, bức Tưới mát tâm hồn.
… rồi của Phạm Tuấn Tú với chi tiết “ghê gớm” dưới đây:
Lết lên tầng 2, phòng triển lãm rộng rãi hơn nên dễ thở hơn. Cũng có những bức tranh êm ả như “Tuổi thơ” ở dưới kia, thấy nhẹ nhõm hẳn khi đứng trước chúng, cho dù ánh sáng của cái phòng triển lãm này cứ trắng phớ tất cả, tranh sơn mài hay lụa cũng chung phận “bẹt dí” hay loang loáng:
Cũng có những bức tranh có lẽ là thể hiện sự tìm tòi chất liệu mới, vì Giỏ Mây chưa được xem tranh vẽ kiểu đó bao giờ. Hình như tác giả dùng dây dù tạo nét và các cục sơn dầu li ti, tỉ mẩn tạo chất và hình khối nhân vật.
Có hai bức này, cũng rất chi là gần với tiêu đề triển lãm nhưng không hô khẩu hiệu như của bạn Vàng mà vẽ ra suy nghĩ của họ:
Người thì nghĩ đến tiền, người lại nghĩ đến gái, cũng hay! Phàm là đàn ông bình thường, ai chẳng vậy, đâu chỉ có riêng nghệ sĩ, nhỉ? Nhưng có một bức tranh này thì chịu, Giỏ Mây chỉ còn biết lắc đầu tự hỏi: cuối cùng thì “nghệ sĩ đang nghĩ gì?” Ghi chú: Bức tranh có nền đen nhưng vì kém chụp hình và cũng vì choáng với hình vẽ trong tranh nữa, nên Giỏ Mây chụp không tốt. Bạn nào có hình sáng tác này thì chia sẻ với bạn đọc Soi nhé! Triển lãm còn có 5 sáng tác điêu khắc, nhỏ xinh, bị tranh áp đảo cả về số lượng và cách trưng bày. Giỏ Mây không dám tin là các nghệ sĩ trẻ mà cũng bày triển lãm cẩu thả tới mức này:
Rồi cũng lại “Đêm”!!!
Thôi, phải đi ra khỏi đây thôi. Các nghệ sĩ trẻ “đang nghĩ gì” thì cũng mặc họ. Giỏ Mây sợ quá rồi, bèn quyết đi mua ít nấm ở một cửa hàng, cũng có tên rất kêu – “Tôi yêu nấm Việt”, về ăn chay cho tâm hồn bớt “sốc”. (Chú thích: Sốc là sốc với lời giới thiệu của bác Bằng Lâm ấy, chẳng biết bác ấy có xem tranh rồi viết Lời giới thiệu không, hay cứ viết bừa. Chẳng khác gì Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam một ngày kia quyết đeo chéo một cái băng 8 chữ vàng “Anh hùng-bất khuất-trung hậu-đảm đang” lên váy Ngọc Trinh!).
* Bài liên quan: – “Nghệ sĩ trẻ đang nghĩ gì?” không có chi lạ. Lạ với những gì Kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy ngợi ca. Ý kiến - Thảo luận
0:38
Saturday,23.3.2013
Đăng bởi:
Toàn Hồng
0:38
Saturday,23.3.2013
Đăng bởi:
Toàn Hồng
Không việc gì phải xoắn! Về triển lãm Về các họa sĩ trẻ Về câu lạc bộ của anh Hoàng Duy Vàng Tôi tin rằng mỗi họa sĩ trẻ trong câu lạc bộ này đều có một hướng làm việc riêng, một dự án dài hơi, nhưng trong một triển lãm nhóm thế này, khó có thể cho người xem thấy được tính dài hơi của mỗi cá nhân. Mỗi họa sĩ chỉ có thể bày ra một, hai bức; mà rất có thể một, hai bức ấy là thuộc một loạt tranh thể nghiệm nào đó về ý tưởng, kỹ thuật…, mà họa sĩ ấy đang thực hiện. Cho nên tôi hy vọng anh Hoàng Duy Vàng, ngoài những triển lãm chung như thế này, thỉnh thoảng có thể làm một loại triển lãm khác, tức là trong đó nói về các dự án mà họa sĩ trong câu lạc bộ đang theo đuổi, vừa là một cách “xí phần” ý tưởng (chống bọn nhái), vừa cho người xem được biết công việc của các họa sĩ. Có thể bày một bức tranh, pho tượng thôi, nhưng kèm theo là một số hình ảnh của quá trình theo đuổi dự án ấy, và một ít lời giới thiệu thật cụ thể, tránh viết theo kiểu bác Bằng Lâm J Về các nhà quản lý và bác Bằng Lâm, người đã viết lời giới thiệu khiến bạn Giỏ Mây bị sốc: Tuy lời giới thiệu đọc thì có vẻ nghiêm túc, nhưng tôi đồ rằng bác vừa viết vừa cười đùa với các bạn họa sĩ trẻ: “Tao viết thế này cho chúng mày triển lãm được. Cho nó nhanh!” * *Tóm lại, đây chỉ là một triển lãm, nói lên một cách nhìn, cách nghĩ, cách thể hiện của một số họa sĩ trẻ, không có gì quá “nguy hiểm” đến mức phải bài xích, tuy không có gì đặc biệt để phải ngợi ca quá. Bài viết của Giỏ Mây chỉ là một cách nhìn của cá nhân bạn ấy, và bạn ấy có quyền nhìn như thế. Hôm qua tôi dự tọa đàm của các bạn, mới thấy các bạn họa sĩ căng quá, giận dữ ghê quá khi có người chê mình, phê mình trên Soi. Tôi cũng mong các bạn nghĩ kỹ hơn về những lời chê ấy, không bổ chiều ngang cũng bổ chiều dọc cho công việc của các bạn.
8:11
Thursday,21.3.2013
Đăng bởi:
Thúy
Mình thấy trên facebook có tin là Tọa đàm nghệ thuật của triển lãm này được tổ chức trong sáng thứ Sáu, ngày 22 - 3 - 2013, từ 8h30 hay sao ý. Chứ không phải như trên pano là ngày 23 - 3 đâu. Mọi người đến nghe và cùng bàn luận với nghệ sĩ trẻ ở triển lãm này đi!:-)
...xem tiếp
8:11
Thursday,21.3.2013
Đăng bởi:
Thúy
Mình thấy trên facebook có tin là Tọa đàm nghệ thuật của triển lãm này được tổ chức trong sáng thứ Sáu, ngày 22 - 3 - 2013, từ 8h30 hay sao ý. Chứ không phải như trên pano là ngày 23 - 3 đâu. Mọi người đến nghe và cùng bàn luận với nghệ sĩ trẻ ở triển lãm này đi!:-)
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Không việc gì phải xoắn!
Đọc bài viết của Giỏ Mây và hôm qua dự tọa đàm của các họa sĩ trẻ về, tôi có mấy suy nghĩ như thế này:
Về người viết:
Tôi tôn trọng cảm nhận của bạn, cho dù cảm nhận đó có thể không giống với tôi. B
...xem tiếp