|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngThiên hạ đã sẵn sàng chi nhiều tiền17. 08. 10 - 12:04 pmLê Quảng Hàm tổng hợp và lược dịch
Nicolas Berggruen, con trai đại gia buôn bán nghệ thuật khét tiếng Heinz Berggruen, dù đã trông thấy cơ hội hiếm hoi để mở rộng danh tiếng bộ sưu tập Picasso của cha mình trong những cuộc đấu giá tại nhà Christie’s trong tháng 5. 2010 nhưng vẫn trắng tay. Cuộc đấu giá “tàn khốc” tại New York có thể đã khiến nhiều tay chơi phải hối tiếc, nhưng không hề bất ngờ. Những người yêu nghệ thuật và các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đã “bơm” giá các tác phẩm lên tới mức kỷ lục khiến nhiều đại gia yếu bóng vía đành chào thua. Berggruen cho biết: giá cả tăng vọt tại các phiên đấu giá, cùng các dấu hiệu “phát hãi” khác cho thấy một thị trường nghệ thuật đang phát triển khả quan, với sự đầu tư vào những khối tài sản hữu hình, trong khi nền kinh tế toàn cầu vẫn còn “run rẩy” chưa ra khỏi cuộc suy thoái. Berggruen, người đứng thứ 158 trong bảng xếp hạng Forbes của 400 người Mỹ giàu nhất trong năm 2009, nói thêm,”Mọi người ngày càng ít tự tin hơn. Quý vị có thể thấy điều đó qua những gì đang xảy ra với đồng euro hiện nay. Người ta đã mất niềm tin vào tiền giấy, đặt lòng tin nhiều hơn vào những thứ tồn tại lâu dài, mà các tác phẩm nghệ thuật là một trong số đó”. Đang mua vào khá nhiều tác phẩm để mở rộng Bảo tàng Berggruen tại Berlin, Berggruen hiểu rõ về sự hình thành những bong bóng trong thị trường nghệ thuật ra sao. Hai ngày sau cuộc đấu giá, ông tự nhủ: có lẽ phải chịu chơi hơn trong những trận đấu giá sau. Theo Asher Edelman, người sáng lập công ty ArtAssure, Ltd, một công ty bảo đảm tài chánh cho các nhà đầu tư trong những cuộc đấu giá nghệ thuật, cho biết: thị trường nghệ thuật chưa bao giờ có nhu cầu lớn như hiện nay; đó là một khoản đầu tư, được săn đuổi bởi những tay săn hàng truyền thống và những nhà đầu tư nghệ thuật mới nổi. “Bạn đang ở vào giai đoạn khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới trong thị trường nghệ thuật quốc tế,” ông nói, và tiếp: “Những nhà đầu tư quốc tế đột nhiên đóng một vai trò lớn hơn nhiều. Đối với mọi người, dù vô thức hay có ý thức, nghệ thuật đã trở thành một loại tài sản quý hiếm.” “Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2008, người buôn bán nghệ thuật giờ mới có cơ hội giao dịch”, Asher Edelman giãi bày sau khi theo dõi và tham dự các phiên đấu giá mùa xuân ở New York với nhu cầu bị dồn nén. “Sự hỗn loạn trong thị trường chứng khoán thế giới trong mấy tháng qua và tác động của nó tới thị trường cổ phiếu và các thị trường hàng hóa khác càng làm nổi bật vai vế của nghệ thuật trong danh mục đầu tư”, Asher Edelman nói, và bổ sung: “Các bất động sản khác, chẳng hạn như đất cát, nhà cửa và kim loại quý, là những khoản chi phí lớn và kinh doanh hạn chế, trong khi các tác phẩm nghệ thuật cũng ‘lướt’, cũng ‘phi’ chẳng thua loại tiền tệ nào cả”. Hầu hết tiền bạc sẽ mất giá theo thời gian, các quốc gia cho phá giá đồng tiền và mức lạm phát tăng vọt, trong khi đó các tác phẩm nghệ thuật vẫn bảo lưu những giá trị nghệ thuật và giá trị trao đổi của nó. Nhà buôn tranh Asher Edelman đang cùng đội ngũ nhân viên kinh doanh nghệ thuật của mình phát triển một mô hình định lượng mọi thứ liên quan tới những thương vụ mua bán nghệ thuật, chẳng hạn như theo dõi quá trình biến động giá cả tranh pháo và thống kê giá bán của các phiên đấu giá để ước lượng khoản đầu tư hợp lý vào nghệ thuật. Ông cũng đang xây dựng bộ chỉ số tiêu chuẩn giúp các nhà đầu tư nghệ thuật phán đoán xu hướng thị trường chứng khoán và đẩy giá cổ phiếu của mình qua những cú “đánh cược” liều lĩnh [nhưng có độ an toàn cao] tại các cuộc mua bán tranh tượng trong tương lai. Tại London, mùa thu năm ngoái, sau khi các phiên đấu giá nghệ thuật đương đại thật đáng lạc quan, rồi tiếp sau đó, các cuộc bán đấu giá sôi động với các tác phẩm nghệ thuật Ấn tượng và Hiện đại ở New York, một đại lý buôn bán tranh phát biểu: “Các phi vụ thật ngoạn mục bởi vì ‘mọi người đã quá mệt mỏi với tâm trạng chán nản, và bắt đầu xuất hiện tâm lý chi tiêu để thấy đời lại vui…’” “Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi thị trường tăng mạnh mẽ thế”, Edward Dolman, giám đốc điều hành Christie’s nói, “đó chưa phải là giá kịch trần của thị trường đâu nhé. Sắp tới sẽ còn chứng kiến những giá khủng hơn nhiều.” Neal Meltzer, một nhà buôn tranh từng đứng đầu Ban đương đại tại Christie’s lại có lối nhìn riêng: “Thị trường nghệ thuật đã thành một mẫu hình cho các thị trường khác soi vào xem các đại gia đang săn lùng cái gì.” Còn những ý kiến khác thì sao? Một nhà buôn phán: “Người ta đã chín chắn hơn”. Một nhà buôn khác: “Người ta đã khôn hơn”. Một curator: “Thiên hạ ngày càng giàu sụ”. Một nhà sưu tập: “Vẫn là những trò điên khùng”. William Ruprecht, Tổng giám đốc điều hành Sotheby’s cho biết: “Khi mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, các đại gia sẽ quay lại thị trường nghệ thuật khiến cho thị trường này phát triển nhanh hơn so với nền kinh tế chung. Còn khi mọi thứ xấu đi, việc kinh doanh nghệ thuật của chúng tôi cũng tụt dốc nhanh hơn nhiều so với nền kinh tế toàn cầu. Nó lên nhanh hơn mà xuống cũng chóng mặt.” Nhưng theo Michael Findlay, giám đốc Acquavella Galleries tại New York, các gallery không có chung quan điểm với các nhà đấu giá. “Mỗi năm họ chỉ tổ chức có vài đêm đấu giá quan trọng”, ông nói, “còn ở chỗ chúng tôi mọi người đến ngó nghiêng và mua sắm cả năm. Các nhà đấu giá chỉ đại diện cho phần đỉnh của tảng băng nổi thị trường nghệ thuật nên báo chí và công chúng dễ để ý đến họ. Chúng tôi cũng ý thức được sự trồi sụt của thị trường, nhưng nó không quá tương phản như lối đánh giá của các nhà đấu giá, bởi vì công việc kinh doanh của chúng tôi khác họ. Tất cả tùy thuộc vào hàng hóa. Cùng là một chợ cả – mọi thứ đang tốt hơn thật, nhưng cách đánh giá của chúng tôi không hẳn giống như họ.” Howard Read, một trong những ông chủ của phòng tranh Cheim & Read nói: “Chúng tôi đã thoát khỏi điểm đáy. Chúng tôi không chỉ mua bán các nghệ phẩm dưới 50 ngàn đô-la mà còn có cả những “quả” trên bảy con số đấy nhé (trên triệu đô – ND)” Theo công bố mới nhất ngày 4. 8. 2010 của Christie’s, doanh số bán hàng trên toàn thế giới của nhà đấu giá này trong vòng sáu tháng đầu năm 2010 tăng tới 46% so với kỳ này năm ngoái, đạt tới 1,71 tỷ bảng Anh (tương đương 2,57 tỷ đô-la Mỹ), trong đó có 169 lô hàng nghệ phẩm đấu giá đạt giá bán cao hơn 1 triệu bảng ( hay có 273 lô bán được giá cao hơn 1 triệu đô-la). Là hãng kinh doanh nghệ thuật hàng đầu thế giới, Christie’s vẫn tiếp tục dẫn đầu ở tốp cao nhất trong thị trường bán hàng nghệ thuật, chiếm 75% số lượng tác phẩm được bán ra trên khắp thế giới.
Và ông kết luận: “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tiến bộ cả về lượng và chất, với niềm tin của nhà cung cấp lẫn nhiệt tình đầu tư vào nghệ thuật của người mua bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu. Sau 6 tháng bán hàng thành công nhất nhì trong lịch sử của Christie’s, chúng tôi vẫn thận trọng nhưng đầy tin tưởng vào nửa năm còn lại của 2010 bởi những tín hiệu lạc quan của một thị trường nghệ thuật đang đà tăng trưởng mạnh mẽ.”
Bài liên quan: – Thiên hạ đã sẵn sàng chi nhiều tiền Ý kiến - Thảo luận
14:15
Tuesday,17.8.2010
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
14:15
Tuesday,17.8.2010
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Em nghe các anh các chị họa sĩ nói hiện nay tranh của các họa sĩ Việt Nam cũng đang có giá cao tại mấy nhà đấu giá. Có đúng không ạ? Nếu thế thì đúng là tin vui. Và chúng em cũng thêm tự hào. Vì em được biết các họa sĩ Trung Quốc có tranh bán được hàng triệu đô. Mà họ cũng vẽ chẳng đẹp mấy. Cứ cười cười rất là vô duyên. Em thích tranh các anh nhà mình vẽ ấn tượng và đáng yêu hơn ạ. Ý em nói là theo trường phái mỹ thuật Đông Dương nổi tiếng. Đúng không ạ. Em cũng nghe các anh ở Sài Gòn bảo ở trong ấy bán tranh chạy lắm. Các anh ở Hà Nội còn gửi tranh vào Sài Gòn để bán nữa. Thật là tin mừng cho thị trường của nước mình.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp