Khác

Triển lãm hay tại Seoul: cả dân gian lẫn khiêu dâm 13. 02. 13 - 7:10 am

M.Nha lược dịch

“Phụ nữ chơi bập bênh vào ngày Tết”, tranh của “Gisan” Kim Jun-geun, 30 x 36 cm, cuối thế kỷ 19, sơn màu trên lụa.

Từ 2011, hội họa của triều đại Chosun (1392 – 1910) đã trở lại với thế giới nghệ thuật nội địa (Hàn Quốc), giúp cho một giai đoạn lịch sử nghệ thuật bị bỏ sót khá lâu tìm lại được chỗ đứng.

Chosun là giai đoạn nổi bật nhất với sự trỗi dậy của tranh mô tả cuộc sống đời thường. Triển lãm “Đời sống trang nhã và tinh tế của triều đại Chosun”, hiện đang diễn ra tại Gallery Hyundai (Seoul), sẽ không chỉ là một cuộc điểm danh các nghệ sĩ thời Chosun, giới thiệu các tranh phong cảnh công chúng chưa bao giờ được xem, mà còn giới thiệu cả một phần “khuất” của khung cảnh nghệ thuật thời ấy: tranh khiêu dâm.

Mặc dù tên triển lãm nghe rất thanh tao, nhưng lại bày nhiều bức ký họa mô tả tình dục khá “trắng trợn”, được cho của Kim Hong-do và Shin Yun-bok (còn gọi là Danwon và Hyewon), và những bức chưa bao giờ thấy của họa sĩ bình dân Kim Jun-geun (hay còn gọi là Gisan).

“Chú rể đi rước dâu”, tranh của “Gisan” Kim Jun-geun, 30 x 36 cm, cuối thế kỷ 19, sơn màu trên lụa.

 

Vì những bộ ký họa gợi tình bị coi là thô tục trong bối cảnh Khổng giáo đậm đặc thời đó, các họa sĩ nổi tiếng đã không ký tên dưới tranh, tuy nhiên nhìn là biết ngay bức nào của vị nào. Quả thực, những bức phác họa này mang dấu ấn của nghệ sĩ rất đậm, đến nỗi chủ gallery là Park Myung-ja đã phải mất nhiều năm trời mới thuyết phục được các chủ nhân cho mượn tác phẩm để trưng bày.

“Wunwudocheop” (Bộ tranh Mây Mưa), được cho là của “Danwon” Kim Hong-do, 28 x 38.5cm, đầu thế kỷ 19, mực và màu tươi trên giấy.

 

Đây là lần đầu tiên công chúng được xem toàn bộ bản gốc bộ tranh này. Các tác phẩm của Danwon thể hiện người thường với những tư thế khêu gợi (có cả những cặp già rồi, nhăn nheo rồi). Còn tác phẩm của Hyewon thì bày ra một hài kịch chua cay, châm biếm trật tự xã hội khắt khe. Giới quý tộc trong lúc có kỹ nữ bên cạnh, dù có say đắm mấy vẫn nhất mực ăn mặc tề chỉnh để giữ vững địa vị xã hội.

“Geongonilhoecheop (Trong bộ Trời đất Giao hòa), được cho là của “Hyewon” Shin Yun-bok, 28×38.5cm, đầu thế kỷ 19, mực và màu tươi trên giấy.

 

50 trong số 79 bức mới phát hiện được của họa sĩ Gisan cũng sẽ bày trong dịp này, như vậy hiện có hơn 1.500 bức tranh đời thường của họa sĩ này có rải rác ở các bộ sưu tập bảo tàng trên thế giới, bao gồm cả Smithsonian và bảo tàng Hoàng gia Ontario.

“Cô dâu lần đầu về nhà chồng”, tranh của “Gisan” Kim Jun-geun, 30 x 36 cm, cuối thế kỷ 19, sơn màu trên lụa.

 

“Đánh đu”, tranh của “Gisan” Kim Jun-geun, 30 x 36 cm, cuối thế kỷ 19, sơn màu trên lụa.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

"Xà bần" gửi Ngô Lực

Nguyễn Ngọc (tức Xà bần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả