Tin tức

Tin-ảnh: Lời từ nhiệm của Giáo hoàng 12. 02. 13 - 7:13 pm

M.Nha tổng hợp

NAPLES – Một khách du lịch chụp ảnh một bức tranh vẽ Giáo hoàng Pope Celestine V của họa sĩ Ý Niccolo Di Tommaso (Florence, Italy 1346-1376) trong bảo tàng CatelNuovo ở Naples, hôm 11. 2. 2013, ngày mà Giáo hoàng Pope Benedict XVI tuyên bố từ nhiệm. Giáo hoàng gần nhất  từ nhiệm như ngài chính là Celestine V, vào năm 1294. Ảnh: AFP/Roberta Basile

 

SANTIAGO DE COMPOSTELA – Một bức tượng tạc Giáo hoàng Benedict XVI, của điêu khắc gia Candido Pazos, được dựng ở Santiago de Compostela, miền Bắc Tây Ban Nha. Benedict XVI là Giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm trong thời hiện đại. Ảnh: AFP/Miguel Riopa

*
Mời các bạn đọc tuyên bố từ nhiệm của Giáo hoàng Benedict XVI. Bản dịch này được biên tập lại từ bản dịch của trang conggiaovietnam.net:

 

Thưa quý huynh đệ,

Tôi mời quí huynh đệ tới cuộc họp hội đồng giáo chủ này không phải chỉ về việc phong thánh, mà còn để báo cho quí huynh đệ biết một quyết định tối quan trọng đối với đời sống của Giáo hội.

Sau khi đã xem xét qua xem xét lại lương tâm mình trước Chúa, tôi đã đi đến đoan chắc rằng sức khỏe tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để thực hiện đầy đủ chức phận của Giáo đoàn Phêrô được nữa.

Tôi hiểu rất rõ là chức phận này, với bản chất cốt lõi thiêng liêng của nó, cần phải được thực thi không chỉ bằng lời nói và việc làm, mà còn phải bằng không ít cầu nguyện và chịu đựng. Tuy nhiên, trong thế giới hôm nay, do phải chịu quá nhiều những thay đổi nhanh chóng, và bị lung lay bởi những câu hỏi rất chính đáng về đời sống đức tin, nên để lèo lái con thuyền của thánh Phêrô và tuyên xưng Tin Mừng, cần phải có cả sức khỏe thể xác lẫn sức khỏe tinh thần; mà sức khỏe của tôi, trong vài tháng gần đây, đã suy sụp đến độ tôi phải nhận thấy mình không còn khả năng để chu toàn nhiệm vụ đã được giao phó.

Vì lý do này, và vì nhận thức rõ ràng về sự hệ trọng của hành động này, với đầy đủ sự tự do, tôi tuyên bố rút khỏi chức vụ Giám mục thành Rome, đấng kế vị thánh Phêrô mà Hội đồng Hồng y đã trao cho tôi ngày 19 tháng 4 năm 2005, theo cách như sau: từ ngày 28 tháng 2 năm 2013, từ 20:00 giờ, Tòa thánh La Mã, Tòa Phêrô sẽ trống ngôi, và một Hồng y Mật nghị, với những vị có đủ năng lực, sẽ được triệu tập để bầu ra tân giáo hoàng.

Thưa quí huynh đệ,

Tôi rất chân thành cám ơn tất cả quí huynh đệ về tình yêu thương và công việc mà quý huynh đệ đã ủng hộ tôi trong khi thực thi chức phận, và tôi xin được thứ lỗi cho tất cả những khiếm khuyết của tôi.

Và giờ, chúng ta hãy phó thác Hội Thánh Chúa cho vị chăn chiên tối cao của chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô, chăm sóc; và cầu xin Đức Mẹ Mary linh thánh của Người, để Mẹ, với sự lo lắng của một hiền mẫu, có thể sẽ giúp các Hồng y giáo phụ bầu ra một tân Giáo hoàng.

Về phần tôi, tôi cũng ước mong được hết lòng phụng sự Giáo Hội Thánh của Chúa trong tương lai, bằng một cuộc sống chuyên tâm vào cầu nguyện.

Vatican, ngày 10 tháng 2 năm 2013

Giáo Hoàng Benedictus XVI

Trong bức ảnh này, do nhật báo L’Osservatore Romano của Vatican phát ra, Giáo hoàng Benedict XVI, ngồi trên ngai ở trung tâm, dự một cuộc họp các hồng y Vatican, vào hôm thứ Hai, 11. 2. 2013. Hôm đó, Giáo hoàng Benedict XVI đã tuyên bố từ nhiệm – trở thành Giáo hoàng đầu tiên trong 600 năm qua thực hiện việc này. Quyết định này đưa tới việc một cuộc họp cơ mật của các hồng y (Hồng y Mật nghị) sẽ được triệu tập để bầu ra một giáo hoàng mời trước khi kết thúc tháng Ba.

 

VATICAN CITY – Sét đánh trên mái vòm nhà thờ thánh Phêrô ở Vatican hôm 11. 2. 2013, chỉ vài giờ sau khi Giáo hoàng Pope Benedict XVI tuyên bố sẽ từ nhiệm. Người tin thì bảo là “phản ứng từ trên”. Người không tin thì cho rằng do thời tiết đang sắp có mưa, vả lại nhà thờ này cũng là một kiến trúc thuộc loại cao nhất vùng. Một phóng viên người Ý, cô Giovanna Chirri, chuyên về mảng Vatican cho hãng thông tấn ANSA, đã “hạ gục” giới truyền thông thế giới khi thâu trọn được lời phát biểu của Giáo hoàng, nhờ cô thông thạo tiếng Latin. Ảnh: AFP/ Fillippo Monteforte

 

VATICAN CITY – Người dân tụ tập trước tòa Thánh Peter tại Vatican hôm 11. 2. 2013 sau khi Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ nhiệm khỏi chức vụ người dẫn dắt giáo hội Catholics với 1.2 tỉ giáo dân vào 28. 2. 2013, do sức khỏe kém. Đây là một hành động chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hiện đại của Giáo hội Công giáo. Ảnh: AFP/Filippo Montefeforte

 

Một cuộc họp của Hồng y đoàn

 

*

Bài liên quan:

– Tin-ảnh: Lời từ nhiệm của Giáo hoàng 
– Giáo hoàng Benedict XVI từ nhiệm: Sự bất lực cao quý
 
– Alex Gibney nói Giáo hoàng từ chức do xcăng-đan tình dục (của người khác)

Ý kiến - Thảo luận

18:13 Friday,22.2.2013 Đăng bởi:  Mở Ngoặc
Cảm ơn anh Đăng. Không phải tôi không hiểu những gì Phật giảng về hạnh phúc, về cách đạt  tới đại hạnh... Tôi chỉ không hiểu vì sao ngài Ratzinger nghĩ về Phật giáo như thế thôi. Tất nhiên mỗi người luận theo một cách.  Nhưng đúng như câu ngạn ngữ mà anh dẫn, không phải ng&agra
...xem tiếp
18:13 Friday,22.2.2013 Đăng bởi:  Mở Ngoặc
Cảm ơn anh Đăng. Không phải tôi không hiểu những gì Phật giảng về hạnh phúc, về cách đạt  tới đại hạnh... Tôi chỉ không hiểu vì sao ngài Ratzinger nghĩ về Phật giáo như thế thôi. Tất nhiên mỗi người luận theo một cách.  Nhưng đúng như câu ngạn ngữ mà anh dẫn, không phải ngài phán vậy thì ta cứ phải nhất trí và tin theo. Con ngựa có lý do để không uống nếu nó ngửi thấy gì đó bất ổn ở nguồn nước.. Hơn nữa, cũng như tôi đã nói, 16 năm rồi, tôi cũng không tin ngài vẫn còn suy nghĩ  như vậy.  
9:24 Friday,22.2.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Ngạn ngữ có câu: "Có thể dắt con ngựa tới nguồn nước, nhưng không thể bắt nó uống nước."' (You can lead a horse to water, but you can't make it drink). 
 
Tôi đã chỉ rõ nguồn gốc chính xác và dịch nguyên văn phát biểu của Hồng y Joseph Ratzinger về mối liên quan giữa Ki-tô gi&aa
...xem tiếp

9:24 Friday,22.2.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Ngạn ngữ có câu: "Có thể dắt con ngựa tới nguồn nước, nhưng không thể bắt nó uống nước."' (You can lead a horse to water, but you can't make it drink). 
 
Tôi đã chỉ rõ nguồn gốc chính xác và dịch nguyên văn phát biểu của Hồng y Joseph Ratzinger về mối liên quan giữa Ki-tô giáo và Phật giáo, để tránh nghe lộn, trích lẫn.
 
Phần hiểu phát biểu đó thế nào tôi dành cho bạn. Như thế sẽ thấm hơn là nghe giải thích của người khác, sẽ chẳng bao giờ vừa ý mình.
 
Muốn hiểu vì sao Joseph Ratzinger nói Phật giáo “đạt tới đại hạnh mà không cần các nghĩa vụ tôn giáo cụ thể “ thì phải hiểu Phật giáo hiểu hạnh phúc là gì, đại hạnh là gì và con đường đạt đại hạnh theo lời dạy của Đức Phật là như thế nào. Điều này bạn nên tự tìm hiểu lấy.
 
Về dịch thuật, thuật ngữ "autoérotisme" có 2 nghĩa: 1 - tự kích dục, 2 - một phương thức để hiện hữu, để tự tại. 
 
Theo nghĩa thứ 2, autoérotisme là động lực thỏa mãn chính nơi nó sinh ra, không cần nhờ tới tác động của bất cứ thứ gì từ ngoài.
 
Như vậy "autoérotisme spirituel" có nghĩa là "tự sướng về tinh thần" theo cách hiểu và cách dịch của tôi.
 
Một bản dịch từ nguyên gốc có thể được ví như một bản sao của bản gốc bức tranh. Còn một bản dịch từ một bản dịch khác, ví dụ bản dịch tiếng Việt từ bản tiếng Hy Lạp hay Hebrew của bản gốc tiếng Pháp, cũng tương tự như một bản sao lại một bản sao khác. “Tam sao thất bản” có nghĩa là mỗi lần chép lại là một lần có sai sót, đến khi chép lại ba lần thì sai hẳn với bản gốc. Hồng y Josephh Ratzinger trả lời phỏng vấn bằng nguyên văn tiếng Pháp thì tốt nhất là dịch từ tiếng Pháp, để khỏi tam sao thật bản.
 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tranh chưa khô đâu (cãi chưa xong đâu!)

Roberta Smith – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả