|
|
|
|||||||||||||
KhácLê Quảng Hà với tác phẩm “khai bút” có một không hai 22. 02. 13 - 8:20 pmPhạm Huy Thông
Năm mới xuân về, phàm đã là nghệ sĩ, ai cũng chuẩn bị việc khai bút. Thường dịp Tết các anh em nghệ hay hỏi nhau năm nay khai bút ngày nào thì hợp. Có người cẩn thận xem cả giờ giấc, hướng ngồi vẽ, ngồi nặn sao cho hợp. Khai bút, nếu không phải vì “Mừng Đảng, mừng xuân” thì cũng là một việc mang ý nghĩa tâm lý, mong cho một năm mới nhiều tác phẩm, bút được khai, được nhiều phen vung vẩy. Việc khai bút mỗi người mỗi kiểu, ai biết vẽ thì vẽ, ai biết nặn thì nặn, có thể thắp thêm nén nhang cho có không khí, có thể vừa rượu vừa sáng tác, cho có cảm hứng… Tác phẩm to hay bé, sáng tác xong có khoe được với thiên hạ hay giấu diếm một góc cũng… tùy phong độ. Đầu xuân năm mới, tôi chơi Tết nhà họa sĩ Lê Quảng Hà, một là gửi anh lời chúc năm mới, hai cũng là nhấp nhỏm xem anh tranh khai bút của anh ra sao. Và như đẳng cấp đã được khẳng định của mình, tranh “khai bút” của anh Hà quả thật rất hoành tráng.
Khi chờ chủ nhà ra đón, tôi ngửa cổ ngắm tác phẩm. Theo nhận định chủ quan, đây là một tác phẩm thuộc dạng “action painting”. Diện tích tác phẩm choán hết cả mặt tiền ngôi nhà, chất liệu sơn tổng hợp vẽ thẳng lên các tấm kính lớn (anh Hà chơi sang thế). Để ném được mầu lên độ cao như vậy, nội công của người vẽ cũng phải thuộc dạng thâm hậu. Năm vừa qua anh Hà có nhiều chuyện mệt mỏi, nhưng xem ra công lực không vì thế mà giảm sút. Sau vài ba hớp trà, nghe anh Hà kể chuyện “khai bút”, tôi mới thấy “tác phẩm” này thực ra có lý lịch còn hay hơn thế. “Tác phẩm” được “khai” vào 3 giờ sáng ngày mồng 5 Tết (đúng ngày đẹp cho việc vẽ vời) và lại được thực hiện không phải bởi nghệ sĩ, mà bởi “công chúng yêu nghệ thuật”.
Ô vậy là nhận định ban đầu của tôi sai bét. Phải gọi đây là dạng “nghệ thuật tương tác” chứ không còn là “action painting” nữa. Nghệ thuật tương tác thì có nhiều định nghĩa, nhưng theo tôi nôm na là người nghệ sĩ đưa ra một cái cớ hoặc một nguồn cảm hứng, để công chúng cùng tham gia vào quá trình hình thành tác phẩm.
Trong “tác phẩm khai bút” đồ sộ này, hình như chính bản thân người nghệ sĩ đã trở thành một cái cớ, để “công chúng”, nửa đêm nửa hôm không ngại mưa rét, lao vào “thực hành nghệ thuật”. Tôi tự nhiên thấy tị nạnh, bởi anh Hà chuyện gì cũng thú vị hơn người khác. “Tác phẩm” ở mặt tiền nhà anh không nhỏ bé, không giấu diếm, mà ngược lại, rất hoành tráng, bày công khai, như một điệu cười trước cuộc đời. Khai bút bằng vẽ, bằng nặn, họa sĩ tự mình làm lấy hóa ra cũng thường. Mấy ai “khai bút” được bằng “tương tác” với đám đông, nhất là ngay rạng sáng tinh khôi đầu năm mới thế này.
Cám ơn anh Hà đã cho “công chúng” niềm cảm hứng, cũng xin cám ơn “công chúng” cho tôi niềm cảm hứng để viết bài này. Chúc anh Hà năm mới luôn giữ được nụ cười, dù có cười kiểu gì đi nữa thì dứt khoát vẫn phải cười. Tái bút: Tôi quên không hỏi gia chủ xem “tác phẩm” kia có tên hay chưa? Hay anh Hà định để ngỏ cho công chúng tự đặt tên cho “tác phẩm”!
* Bài liên quan: – ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP Ý kiến - Thảo luận
17:59
Friday,8.3.2013
Đăng bởi:
Thường Dân
17:59
Friday,8.3.2013
Đăng bởi:
Thường Dân
Tôi thấy có 2 loại công chúng trong bài này. Một loại công chúng không đeo ngoặc kép (xuất hiện trong câu cuối cùng) và loại "công chúng" có đeo ngoặc kép xuất hiện trong các câu trước. Khác nhau mỗi việc đeo ngoặc kép nên khó phân biệt quá.
17:28
Friday,8.3.2013
Đăng bởi:
phạm quang hiếu
Đúng là bạn Thông viết tế nhị quá, đọc lướt qua thì không để ý đến mấy cái ngoặc kép khoanh vùng "công chúng".
17:28
Friday,8.3.2013
Đăng bởi:
phạm quang hiếu
Đúng là bạn Thông viết tế nhị quá, đọc lướt qua thì không để ý đến mấy cái ngoặc kép khoanh vùng "công chúng". Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp