Kiến trúc

Nói tiếp về những thất cách của căn nhà này 02. 03. 13 - 7:49 am

Lê Phương

Ảnh: Hiroyuki Oki

 

Trước hết xin cảm ơn SOI đưa cmt trước của tôi thành bài, mà lỡ thành bài thì đành trót trét vậy.

Tôi xin phân tích sâu hơn vấn đề phân chia không gian, bố cục công năng của công trình này, bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến người sử dụng qua thời gian.

Nhưng phải nói trước phần phân tích sau sẽ là thừa thãi nếu như ý tưởng ngăn chia nội thất này là của chủ nhà mà người làm kiến trúc chỉ giúp xếp cho gọn lại, vì sao vậy? Đơn giản sản phẩm có như thế nào đi nữa thì cũng chỉ để phục vụ cho nhu cầu người chủ sử dụng mà thôi, có thể với họ là hợp lý nhưng với người khác lại rất dở. Và tranh luận sẽ chỉ kết thúc ở… vô cùng.
 
Tầng trệt (tầng 1)
Như đã nói, trừ nhà xe, còn lại rất chật trong từng không gian, vì vậy khả năng sử dụng cũng phần nào giảm đi.

Tầng trệt với: nhà xe (1), phòng ngủ 1 (2), giếng trời (3)

Với không gian hẹp và dài thì phòng duy nhất có hình dạng lại rất thiếu cân xứng với tỷ lệ 1 dài = 3 lần chiều ngang, và thật tệ nó lại được chỉ định làm phòng ngủ. Bạn xin hãy nhắm mắt và hình dung nếu nằm theo chiều ngang mắt bạn sẽ chạm tường, nếu quay dọc bạn sẽ có cảm giác hun hút. Bức bối vô cùng. Chưa kể có người lên xuống cầu thang sẽ ồn ào như ngay trong phòng.

Phòng ngủ ở tầng trệt

Đến khu vệ sinh:

Khu vệ sinh cạnh kho (4) và giếng trời (3)

Khu này phải qua 2 lần cửa, chịu thay đổi 3 lần nhiệt độ, ra ngoài trời mới vào được mà lại không có chậu rửa mặt? Chẳng hiểu đánh răng nhổ đi đâu. Tôi thấy ở đuôi nhà có góc vuông nhỏ nhưng chắc đặt máy giặt?. Có lẽ tầng trệt dành cho người giúp việc, ở thế nào mà chẳng được.
 
Lầu 1 (tầng 2)
Kiến trúc căn hộ thoáng phảng phất ở đây, qua bếp ăn rồi đến phòng khách, hợp lý thôi, nếu: bếp đừng quá nhỏ và sàn đừng lót gỗ. Nấu trong tình trạng như thế này chắc phải rón rén lắm, chẳng thể thoải mái bày biện nổi cái gì.

Tầng 2 với phòng khách (5) và bếp (6)

Vị trí bàn ăn thì tôi đã có đề cập, chỉ muốn nói thêm cái sự bất an nó bắt nguồn từ cảm giác con người lo sợ không kiểm soát được cái gì trên đầu của mình là một trong rất nhiều cảm giác lo sợ vô hình khác. Giải thích theo cách đơn giản nhất: nếu như bạn đứng dưới một ô văng (hoặc ban công) bạn sẽ đứng hẳn vào trong hay đứng xa ra hay đứng ngấp nghé nơi rìa của ô văng nào? Hoặc giống như bạn nằm ngủ dưới một cây đà (dầm) bắc ngang giường cũng gần như thế. Cảm giác này nó là bản năng tự nhiên cố hữu ở tất cả chúng ta, ở con thú cũng thế thôi.

Bàn ăn ngay dưới giếng trời

Lầu 2 (tầng 3)

Tầng 3 với phòng ngủ chính (7) và phòng tắm (8)

Phòng ngủ – Nơi con người làm cái chuyện muôn thủa và sau đó ngả lưng đánh một giấc ngọt ngào. Vậy để đảm bảo cho những điều đó cần một không gian vửa đủ rộng tạo sự ấm áp, yên tĩnh, kín đáo cho chuyện riêng tư, thông thoáng sạch sẽ. Vậy thì phòng ngủ này làm duy nhất được một việc, đó là thông thoáng sạch sẽ, nhưng thiếu hẳn sự ấm áp kín đáo cần có, và có thừa tầm nhìn ra vào từ nhiều hướng. Bạn sẽ có giấc ngủ ngon hay là không? Nếu nhìn hiêng hiếng thấy đuôi nhà, nhìn lên qua giếng trời thấy thấp thoáng phòng thờ, và nếu không quây rèm sẽ thấy thấp thoáng cả nhà hàng xóm? Còn âm thanh chốc chốc vọng lên từ lầu 1 hay sân thượng xuống nhờ giếng trời truyền đến tai bạn?

Phòng ngủ chính

Phòng vệ sinh, sẽ ra sao nếu bạn ngâm người trong bồn nước nóng thật đẹp nhưng đứng dậy chịu sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ không khí do gió lùa từ giếng trời? Phòng vệ sinh cá nhân rất khác hồ bơi công cộng, phòng vệ sinh trong phòng ngủ rất cần không gian vừa đủ để giữ ấm cho cơ thể và không quá rộng để mất thời gian lau chùi, cự ly di chuyển giữa các thiết bị vệ sinh cũng vừa đủ. Một số phòng vệ sinh khách sạn hạng sang còn lớn hơn cả phòng ngủ nhưng dứt khoát không bao giờ có gió lùa và rất kín đáo.

Gom lại, với phòng ngủ và khu vệ sinh như thiết kế này, nhìn qua thấy đẹp nhưng sao mà giống cách trưng bày trong showroom bán đồ ở các siêu thị vật liệu xây dựng quá!

Phòng tắm chính

Lại nói đến cầu thang, hôm nào gia chủ đánh xe ra đến cửa chợt nhớ để quên gì lại vượt cầu thang lắt léo, phải mở nhiều cánh cửa sảnh tầng nữa, chắc cảm giác không lấy gì làm sung sướng.

Cầu thang nối bốn tầng, ngó rất nguy hiểm nếu trẻ con đến chơi nhà


Tầng thượng (tầng 4)

Tầng thượng với phòng làm việc (9), phòng thờ (10), vườn sân thượng (11)

Có lẽ đừng ngăn chia thì tốt cho việc sử dụng hơn. Các cụ trên bàn thờ cũng chẳng sung sướng gì khi chui vào cái phòng nhỏ như khu phụ vệ sinh rồi ngại ngùng khi nhìn xuống cái giếng trời lồ lộ trước mặt.

Giếng trời.

 

Tóm lại
Nếu không phải là ý tưởng thẩm mỹ chủ nhà mong muốn, thì đây là một tác phẩm thất bại hoàn toàn về công năng nhưng lại được ca tụng và giành giải. Nó giống như một sản phẩm đẹp chỉ dùng để ngắm nhìn trong tủ kính, một studio sử dụng chụp ảnh quáng cáo như trong các showroom, một thử nghiệm nào đó về không gian ánh sáng, và chấm hết.
 
Và nếu như bác chủ nhà có đọc được bài viết này mà thấy đúng như tôi trình bày thì cũng xin đừng giận anh kiến trúc sư Nghĩa này, nếu như hiểu rằng có thể anh ấy đang dùng tiền bạc tài sản của bác để sáng tác ra sản phẩm chỉ mục đích quảng cáo cho doanh nghiệp anh mà không hề quan tâm đến cách mà bác sẽ sống, sẽ gắn bó với căn nhà đó như thế nào. Chữ tâm của người làm kiến trúc là vậy. Còn như không phải xin cả làng đại xá bỏ qua.

*

SOI: Đây là cmt cho bài Những bất hợp lý trong căn nhà được giải của Võ Trọng Nghĩa, Soi xin đưa lên thành bài. Cảm ơn bạn Lê Phương.

 

Ý kiến - Thảo luận

9:26 Monday,18.12.2017 Đăng bởi:  Phạm Khánh Phong
chào diễn đàn.
Sau khi xem bài viết và các ý kiến của độc giả khác, tôi có vài ý kiến cá nhân thế này:
1- Thiết kế này có lẽ phù hợp với khí hậu miền Nam với 2 mùa mưa và nắng, rất khó phù hợp với khí hậu miền Bắc với 5 mùa (mùa nồm) nhiệt đới gió mùa ẩm, đặc biệt là miền Bắc có thêm một yếu tố rất khó chịu nữa là bụi.
2- Yếu tố con người tron
...xem tiếp
9:26 Monday,18.12.2017 Đăng bởi:  Phạm Khánh Phong
chào diễn đàn.
Sau khi xem bài viết và các ý kiến của độc giả khác, tôi có vài ý kiến cá nhân thế này:
1- Thiết kế này có lẽ phù hợp với khí hậu miền Nam với 2 mùa mưa và nắng, rất khó phù hợp với khí hậu miền Bắc với 5 mùa (mùa nồm) nhiệt đới gió mùa ẩm, đặc biệt là miền Bắc có thêm một yếu tố rất khó chịu nữa là bụi.
2- Yếu tố con người trong công trình : rất khó cho người sử dụng về vấn đề chăm sóc và bảo dưỡng- "chơi hoa hồ dễ mấy người biết hoa-trích Kiều".
3- Thêm nột yếu tố nữa là vấn đề an toàn : có 2 yếu tố về an toàn đấy là cảm giác chống đột nhập từ bên ngoài vào và cảm giác trống trải. Cảm giác trống trải tạo nên một tâm lý lạnh lẽo không gần gũi.
4- Theo tôi còn một yếu tố trong bài viết này đó là cuộc sống hàng ngày không thể lau li là lượt như trong ảnh được, nó khá lộn xộn với nhiều đồ đạc cá nhân và các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, ví dụ như khu bếp nấu trên thực tế rất bẩn và lộn xộn...
Trên đây là ý kiến của cá nhân tôi, một người từng sống trong không gian như trên và phải thay đổi lại khá nhiều để phù hợp với thực tế. Rất mong các bạn tham khảo ý kiến của cá nhân tôi và tôi mong các bạn đăng bài, cũng như chuyên gia thiết kế và quảng cáo cũng nên có thực tế một chút vì chúng ta chụp ảnh có đạo diễn, có sắp xếp .... trông thì đẹp nhưng dùng thực tế rất khổ. Không nên để cho những người khác không có chuyên môn về thiết kế như tôi sau khi sử dụng lại phải đi sửa chữa lại chuyên môn của các chuyên gia.
Xin cám ơn. 
23:54 Saturday,18.2.2017 Đăng bởi:  Trung
Nhà của anh Nghĩa này chỉ để chụp ảnh, đem đi triển lãm, chứ ở thì không ổn. Gia chủ nào nhiều tiền, nhiều nhà muốn lẫy tiếng thì làm thôi, ở vài hôm rồi chuyển nhà khác.
Nói chung anh Nghĩa nên đi theo hướng thiết kế bảo tàng, nhà sinh hoạt công cộng, cửa hàng, quán xá hay triển lãm, showroom gì đó thì hợp, mong anh và cộng sự đừng làm nhà ở nữa, tốn tiền t
...xem tiếp
23:54 Saturday,18.2.2017 Đăng bởi:  Trung
Nhà của anh Nghĩa này chỉ để chụp ảnh, đem đi triển lãm, chứ ở thì không ổn. Gia chủ nào nhiều tiền, nhiều nhà muốn lẫy tiếng thì làm thôi, ở vài hôm rồi chuyển nhà khác.
Nói chung anh Nghĩa nên đi theo hướng thiết kế bảo tàng, nhà sinh hoạt công cộng, cửa hàng, quán xá hay triển lãm, showroom gì đó thì hợp, mong anh và cộng sự đừng làm nhà ở nữa, tốn tiền tốn công nhiều người. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Mỹ học vị quan hệ (phần 2)

Nicolas Bourriaud - Như Huy dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả