|
|
|
|||||||||||||
Văn & ChữHãy kìm hãm niềm tự hào thái quá 15. 03. 13 - 12:17 pmNguyễn Đình Đăng
Shakespeare viết trong nguyên bản Macbeth: Life’s but a walking shadow, a poor player Dịch ra tiếng Anh hiện đại là: Life is nothing more than an illusion. It’s like a poor actor who struts and worries for his hour on the stage and then is never heard from again. Life is a story told by an idiot, full of noise and emotional disturbance but devoid of meaning. Nhưng nguyên bản vẫn hay hơn, nghĩa là: Đời người chỉ là một cái bóng biết đi, một diễn viên tồi huênh hoang và rầu rĩ trong giờ diễn của y trên sân khấu và rồi không còn ai nghe thấy y nữa. Đời là một câu chuyện được viết bởi một thằng ngu, chứa đầy ồn ào và thịnh nộ, nhưng không có nghĩa lý gì hết. Truyện Kiều cũng có nhiều cái khó khi diễn giải chữ nôm (cổ) sang chữ quốc ngữ (hiện đại) tương tự như diễn giải Shakespeare từ tiếng Anh cổ sang tiếng Anh hiện đại hay Pushkin từ tiếng Nga cổ sang tiếng Nga hiện đại. Song Kiều khó hiểu nhiều hơn còn bởi Kiều là một câu chuyện của Tàu. Nguyễn Du dùng rất nhiều tích trong sử Tàu và từ Hán-Việt mà nếu không hiểu (hoặc Việt hóa theo kiểu nôm na) thì không thấy hoặc mất hết cái hay của câu thơ, cũng như bố cục nhịp điệu của cả khổ thơ. Ví dụ trong đoạn Kiều gặp Kim trọng có hai câu: Vẫn nghe thơm nức hương lân, Nguyễn Du đã mượn tích Tào Tháo đời Tam Quốc (220-264) xây một cái đài bên sông Chương Giang tỉnh Hà Nam, đặt tên là Đồng Tước cực kỳ tráng lệ. Tào Tháo sai người trang hoàng tô điểm rất lộng lẫy, rồi tuyển gái đẹp khắp vùng đem nhốt vào trong để hưởng lạc thú. Khổng Minh đã xuyên tạc bài Phú Đển Đổng Tước của Tào Thực – con trai Tào Tháo rằng khi chiếm được Đông Ngô, Tào Tháo sẽ nhốt hai Kiều – vợ của Chu Du và Tôn Sách – vào đó hành lạc. Tuy nhiên đây là một tích bịa, vì khi đọc bài Phú đền Đồng Tước của Tào Thực, đến câu: “Liên nhị kiều ư Đông Tây hề có nghĩa là “Bắc liền hai cầu ở Đông Tây như các cầu vồng nổi lên giữa lưng trời” thì cáo già Gia Cát Khổng Minh đã “biên tập” thành: Lãm nhị Kiều ư Đông Nam hề có nghĩa là: Bắt hai nàng Kiều ở Đông Nam về để sớm tối chung vui “Nhị kiều” trong nguyên bản của Tào Thực là hai cây cầu, còn “nhị Kiều” trong chế bản của Khổng Minh là hai nàng Đại Kiều – vợ Tôn Sách và Tiểu Kiều – vợ Chu Du. Chu Du chỉ giỏi võ, dốt văn nên sau khi nghe Khổng Minh diễn giải như vậy đã nổi giận lôi đình, liên minh với quân Thục, dàn trận Xích Bích, dùng lửa thiêu rụi 10 vạn quân Tào. Đó là chưa nói tới việc thực ra cụ Nguyên Du – theo quan niệm hiện đại – đã “thuổng” câu thơ trên từ bài “Xích Bích hoài cổ” của Đỗ Mục (803 – 853), trong đó có đoạn: Đông phong bất dữ Chu Lang tiện có nghĩa là Gió đông chẳng giúp thuận chiều hay Trong Kiều đầy những đoạn mượn ý, thậm chí mượn cả thơ như vậy. Nên biết vậy mà kìm hãm niềm tự hào nhiều khi thái quá của mình, và cân nhắc cho kỹ xem mình có thật thông thái hơn tiền bối mỗi khi định sửa văn của họ. * SOI: Đây là cmt cho bài Hãy để Kiều được là chính mình. Soi xin đưa lên thành bài để bạn đọc dễ theo dõi. Cảm ơn anh Nguyễn Đình Đăng nhiều.
* Bài liên quan: – Sao ông Vũ Khiêu lại nối giáo cho việc sửa Truyện Kiều vô lối? Ý kiến - Thảo luận
6:04
Thursday,11.9.2014
Đăng bởi:
admin
6:04
Thursday,11.9.2014
Đăng bởi:
admin
Ạnh Nguyễn Chí Hoan ơi, anh gửi về mail này: soihouse@yahoo.com.vn nhé, và để chắc anh, anh gửi kèm về fb soihouse, đính kèm file ở hộp tin nhắn ấy anh nhé, người trực nhận được sẽ báo anh ngay. Cảm ơn anh rất nhiều.
5:45
Thursday,11.9.2014
Đăng bởi:
nguyễn chí hoan
Dear Soi,
Tôi muốn gửi bài thảo luận về tiểu thuyết của nguyễn việt hà. Chẳng hay gửi bài cho quý vị thì làm như thế nào nhỉ? nguyenchihoan ...xem tiếp
5:45
Thursday,11.9.2014
Đăng bởi:
nguyễn chí hoan
Dear Soi,
Tôi muốn gửi bài thảo luận về tiểu thuyết của nguyễn việt hà. Chẳng hay gửi bài cho quý vị thì làm như thế nào nhỉ? nguyenchihoan Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp