Điện ảnh

Liên hoan phim Pháp ngữ 2013 19. 03. 13 - 12:53 pm

Thông tin từ Liên hoan phim Pháp ngữ 2013

 

Liên hoan phim Pháp ngữ 2013

Lịch chiếu tại Hà Nội: 15 – 29. 3. 2013
L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội) và  Cinematheque (22A Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Lịch chiếu tại TP.HCM: 19. 3 – 6. 4. 2013
IDECAF (31 Thái Văn Lung, Q.1)

Lịch chiếu tại Vinh: 15 – 31. 3. 2013
Trung tâm Pháp ngữ Vinh (36 Nguyễn Đức Cảnh, TP. Vinh)

Lịch chiếu tại Huế: 19. 3 – 17. 4. 2013
Nhà tri thức thành phố Huế và Trung tâm văn hóa Pháp (1 Lê Hồng Phong, Huế)

Liên hoan phim Pháp ngữ 2013 được các đối tác trong Nhóm các đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức Pháp ngữ ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và lần đầu tiên ở Vinh.

Liên hoan nhằm giới thiệu sự đa dạng văn hóa của Cộng đồng Pháp ngữ. Chương trình liên hoan năm nay gồm 12 phim (phim truyện, phim tài liệu, hoạt hình) của 9 quốc gia : Bỉ (Phái đoàn Wallonie-Bruxelles), Bê-nanh, Canađa, Ai Cập, Pháp, Ma-rốc, Sê-nê-gan, Thụy Sĩ và Việt Nam.

Ngôn ngữ: Các phim nước ngoài có phụ đề bằng tiếng Việt, phim Việt Nam có phụ đề bằng tiếng Pháp.

*

Khán giả tại Hà Nội có thể tham gia vào một cuộc thi tìm hiểu về các phim được chiếu trong Liên hoan phim, với giải thưởng là máy ảnh kĩ thuật số, đầu đọc MP4/MP3, từ điển, cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác.

*

Tại Hà Nội : vé bán 10.000 VND tại l’Espace, vào cửa tự do tại rạp Cinemathèque
Tại tp Hồ Chí Minh : vé 15.000 VND bán tại IDECAF, miễn phí cho học viên của IDECAF
Tại Huế : vào cửa tự do
Tại Vinh : vào cửa tự do

Để biết thêm thông tin về Liên hoan Phim Pháp Ngữ, bạn có thể vào trang web của Liên hoan.

*

Tomboy
Đạo diễn: Céline Siamma (Pháp)

Laure, 10 tuổi, là một cô bé có tính cách như con trai. Tới sống trong khu phố mới, Lisa và nhóm bạn của mình tin rằng Laure là một cậu bé. Nên giả vờ hay nên nói sự thật? Câu trả lời là nên giả vờ. Mùa hè là một sân chơi lớn và Laure đã biến thành Michael, một cậu bé giống như những đứa trẻ khác… đủ khác biệt để thu hút Lisa. Laure lợi dụng danh tính mới như thể đến hết mùa hè sẽ không ai phát hiện ra bí mật đáng lo ngại của mình.

 

Thiên đường châu Phi
Đạo diễn: Sylvestre Amoussou (Bénin)

Ở một tương lai tưởng tượng, vào năm 2033, châu Phi bước vào một kỷ nguyên mới thịnh vượng, phồn vinh, trong khi châu Âu đang ngập chìm trong nghèo đói và chậm phát triển. Olivier, một kỹ sư tin học thất nghiệp, sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn để có được việc làm. Anh ta sống với Pauline, cùng một cô giáo cũng đang thất nghiệp. Do hoàn cảnh sống tồi tệ bên Pháp, họ quyết định lén lút nhập cảnh vào châu Phi để mong tìm kiếm cơ hội của mình.

 

Dây đàn
Đạo diễn: Selma Bargach (Ma rốc)

Năm 1999, Malek, một nhạc sỹ trẻ đâm mê đàn luýt từ bỏ khu người Ả Rập ở Casablanca đến sống với người chú của mình là thầy dạy nhạc. Để dạy cho Malek sự tinh tế của đàn luýt, ông chú Amir hứa sẽ tiết lộ bí mật của dây đàn thứ 5 và đưa ra tấm gương của Ziryab, được coi là đặc biệt của âm nhạc Ả Rập vùng An da lu xi a (Tây Ban Nha) vào thế kỷ thứ 9. Amir nhanh chóng nhận thấy sự mãnh liệt của đứa cháu trai, cậu cháu đã chiếm một vị trí trong cuộc sống của mình nên không chịu nổi để nó ra đi. Trong suốt thời gian học khắc nghiệt, Malek gặp Laura, một cô nhạc sỹ trẻ. Cô gái mang lại cho Malek nguồn năng lượng để anh tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình.

Poster phim “Dây đàn”

 

Trong lòng Cối xay
Đạo diễn: Mariano Franco & Marie Belzil (Canada – Qubec)

Trong lòng Cối xay đưa khán giả đến với một cuộc phiêu lưu nghệ thuật đầy bất ngờ thú vị. Bộ phim tái hiện toàn cảnh ba tháng chuẩn bị cuối cùng trước ngày trình diễn ra mắt “Cối xay bằng hình ảnh” của Robert Lepage và Ex Machina, một chương trình biểu diễn mang tính sự kiện theo trường phái ấn tượng chủ nghĩa với quy mô hết sức hoành tráng. Québec chuẩn bị kỷ niệm 400 năm ngày thành lập. Các nghệ sĩ sáng tạo tài giỏi nhất đã cùng trổ tài thể hiện tác phẩm. Ở nơi đan xen giữa nhiều phong cách khác nhau, để làm nên bức tranh tường lịch sử hoành tráng và duy nhất trên thế giới này, một đội ngũ trẻ tài năng được mời tới để hoàn thiện tác phẩm.

Bộ phim của Mariano Franco và Marie Belzil thể hiện rõ tầm vóc to lớn của dự án và nâng giá trị cống hiến của mỗi nghệ sĩ sáng tác.

 

Làng tôi ở Nunavik
Đạo diễn: Bobby Kenuajuak (Canada – Quebec)

Bobby Kenuajuak 23 tuổi. Anh sống ở làng quê Puvirnitug bên bờ vịnh Hudson phía bắc Québec. Ba mùa trong năm, Bobby hướng ống kính ghi lại những điều tạo nên cái hồn của người dân quê anh: không gian sống, nét hài hước và lịch sử của họ. Anh không từ bỏ văn hóa của cha ông song cũng rất trân trọng những lợi ích có được khi người dân phía Nam lên phía Bắc. Từ Puvirnitug tới Akulivik phải đi qua Maniitouk và Qikisitarvik, mọi người đều phải ngước mắt dõi theo đàn ngỗng trời, hàng đàn cá tung tăng dướii biển, đài nguyên trải dài ngút tầm mắt.

Bộ phim giới thiệu một cái nhìn không hoài cổ, mà hướng ra thế giới, của một chàng thanh niên người Inuk rất yêu ngôi làng ở Nunavik của mình.

 

Chú mèo pháp sư
Đạo diễn: Joanne Sfar, Antoine Delesveaux (Pháp)
Hoạt hình, 2011, 100’

Alger, năm 1920, pháp sư Sfar sống với con gái Zlabya, một con vẹt ồn ào và một con mèo tinh nghịch luôn phá rối con vẹt và bắt đầu tập nói, chỉ để nói những điều gian dối. Pháp sư muốn tránh xa nó. Tuy nhiên chú mèo thì lại rất yêu quý cô chủ nhỏ của mình và sẵn sàng bằng mọi giá để ở lại gần cô! Pháp sư sẽ phải dạy chú mèo những điều cơ bản của luật Mosaic! Một lá thư được gửi tới Pháp sư nói rằng để giữ được vị trí của mình, ông sẽ phải làm một bài chính tả bằng tiếng Pháp. Vì giúp đỡ chủ, chú mèo đã phạm tội để cầu khấn Chúa. Pháp sư đã thành công nhưng chú mèo không nói được nữa. Người ta lại coi chú như một con vật bình thường.

Một người bạn sẽ sớm trở thành một họa sĩ Nga, đang tìm kiếm vùng đất Jérusalem mơ ước dành cho người Do Thái da màu. Anh ta thuyết phục pháp sư, một cựu chiến binh Tsar, một ca sĩ và chú mèo du hành với mình trên con đường tìm kiếm thuộc địa.

Hoạt họa “Chú mèo pháp sư”

 

Nàng Tiên
Đạo diễn: Dominique Abel, Fiona Gordon, Bruno Romy (Bỉ)

Dom là nhân viên bảo vệ đêm cho một khách sạn nhỏ ở Havre. Một buổi tối, một phụ nữ xuất hiện tại quầy lễ tân của khách sạn, với đôi chân trần và không hề có hành lý mang theo. Tên cô là Fiona. Cô nói với Dom rằng cô là một nàng tiên và cho anh ba điều ước. Ngày hôm sau, hai điều ước được thực hiện và Fiona biến mất. Nhưng Dom đã phải lòng nàng tiên Fiona và muốn cô quay trở lại.

Cảnh trong phim “Nàng tiên”

 

Ngày hội
Đạo diễn: Alain Gomis (Sénégal/Pháp hợp tác)

Không còn nghi ngờ cũng chẳng còn khả năng chiến đấu. Satché biết điều đó: Ngày hôm nay là ngày cuối cùng của mình. Làm sao bây giờ ? Chẳng ai có thể trả lời một cách chính xác. Từ đây chỉ còn cái chết đang chờ. Như một điều xác thực chạy trong cơ thể và trí óc của người đã được chọn và của cả những người thân. Đang định cư ở Mỹ, anh trở về quê hương để tổ chức đám tang của mình bên cạnh những người thân. Từ ngôi nhà lúc sinh ra đến những người bạn ấu thơ và tình yêu đầu tiên trong đời, anh sống lại từng giai đọan của cuộc đời mình với những khoảnh khắc rõ nét. Tất cả hiện về trong anh mạnh mẽ y như lần đầu tiên.

 

Đam mê
Đạo diễn: Phi Tiến Sơn (Việt Nam)

Thông qua những biến cố xảy ra trong một gia đình mà trong đó, mỗi thành viên đều có những niềm đam mê riêng của mình và tìm mọi cách để đạt được đam mê đó, bộ phim là lời tâm sự của tác giả với người xem về quan niệm sống. Niềm đam mê là cần thiết bởi chính nó là nguồn động lực giúp mỗi con người có ý chí vươn lên, đạt được hoài bão của mình. Những đam mê mang tính dục vọng thấp hèn đáng phải lên án. Bi kịch tới với những người theo đuổi đam mê đó là không thể tránh khỏi.

 

Chị gái
Đạo diễn: Ursula Meier  (Thụy Sĩ)

Simon sống cùng Louise ở một thung lũng của Thụy Sỹ. Cả hai sống nhờ những phi vụ buôn bán nhỏ dụng cụ trượt tuyết mà Simon thường ăn cắp ở các trạm trượt tuyết trên cao và bán lại cho những người hàng xóm của mình. Louise mất việc và trở nên phụ thuộc vào Simon. Người xem dần dần phát hiện ra mối liên hệ gia đình rắc rối trong phim: Louise thật ra là mẹ của Simon nhưng cô bắt cậu phải nói với mọi người cậu là em mình. Simon, ẩn dưới hình ảnh của người giỏi xoay sở không ngại bất cứ việc gì, vẫn là một đứa trẻ mong manh đi tìm tình mẫu tử bị phá vỡ. Trong khi đó, Louise bị giằng xé giữa sự yêu thích độc lập và việc cần thiết phải bảo vệ Simon.

Poster phim “Chị gái”

 

Hai cô gái Ai Cập
Đạo điễn: Mohamed Amine (Ai Cập)

Đây là một bộ phim tâm lý nói về hai nhân vật chính: Hanane và Dalia, đang tìm cách thay đổi hình ảnh khuôn mẫu của xã hội Ai Cập về một cô gái chưa chồng. Bộ phim khám phá những hình ảnh đau buồn của xã hội thông qua câu chuyện đấu tranh của hai cô gái phải đương đầu với một chuỗi các sự kiện.

Chọn cách thể hiện cảm động và không kém phần hồi hộp, bộ phim đề cập đến những vấn đề trí thức, tình thương và xã hội liên quan đến những người phụ nữ độc thân đối diện với xã hội.

Poster phim “Hai cô gái Ai Cập”

 

Sống cuộc đời mơ ước
Đạo diễn : Eric Lartigau (Pháp)

Paul Exben có mọi thứ để tận hưởng cuộc sống hạnh phúc : một công việc tốt, một người vợ và hai người con tuyệt vời. Ngoại trừ việc, đây không phải là cuộc sống mà anh hằng mơ ước. Một khoảnh khắc điên rồ sẽ làm thay đổi sự tồn tại của anh và khiến anh trở thành một người hoàn toàn khác cho phép anh sống cuộc sống theo ý mình.

 

*

Bài liên quan:

– Liên hoan phim Pháp ngữ 2013
– 15. 3 – Tom Boy: phim hay mà giá lại rẻ
  
– Ai mà chẳng có đam mê, thế thì đi xem Đam Mê…

– CHỊ GÁI – Vừa cảm động, vừa hay, quay lại đẹp

– Vợ có ngoại  tình, mình mới được sống đời mình muốn

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả