Bàn luận

Hai phe bịt mặt trong một cái ao tù? 29. 04. 11 - 7:26 am

Nick Nick

(SOI: Phần thảo luận của bài Lương tâm của người “phán”, hay chuyện đẻ được trứng hay không dài quá, mỗi ý kiến lại như một bài độc lập, Soi xin tách riêng chỉ để bạn đọc dễ theo dõi. Bạn có thể xem lại các lập luận trước bằng cách bấm vào link trên. Quan điểm của Soi là sẽ đi theo tranh luận này cho đến khi hết ý kiến trao đổi. Trong lúc trao đổi ta sẽ vỡ vạc được nhiều điều.)

.

Biết ngay mà, Lưu Đông Kha tên Tàu thế kia thì thể nào cũng sẽ dùng những món Tàu, thí dụ vào trận thì chửi đối phương sa sả, nào tên tiểu tử, nào kẻ chưa ráo màu đầu… Nick Nick đây có bị mắng là gì cũng là chuyện bình thường.

Buồn cười là phong cách Tàu ấy, vốn đã chủ đạo trong tranh luận Việt, nay vẫn chủ đạo trong một tầng lớp tranh luận Việt!

Tốt nhất Nick Nick đề nghị Soi đưa loạt bài này vào mục Sự kiện, để sau này có ai đọc lại sẽ thấy một cuộc tranh luận, giữa hai phe sau đây:


Phe đòi chính danh với các đặc điểm sau:
– Đòi chính danh khi viết bài phê bình tác phẩm. Đó là để thể hiện lòng tôn trọng với công sức đã làm ra tác phẩm của nghệ sĩ
– Nếu dùng tên giả (tức nick), thì tên giả phải giống tên thật (nghĩa là cấm những tên đọc lên biết ngay là nick)
– Chữ danh trong “danh chính ngôn  thuận” được hiểu là “tên người”.
– Đề nghị khi chê tác phẩm nào thì người viết phải đã/đang/sẽ làm được những tác phẩm cao hơn cái mà mình chê. Tức người viết bài phê bình phải cùng nghề với người làm tác phẩm
– Phân biệt rành mạch giữa: 1/ nhà phê bình có ý kiến trước tác phẩm, với 2/ độc giả có ý kiến trước tác phẩm.

.

Phe nặc danh với các đặc điểm sau:
– Có thể ký tên gì cũng được. Tên thật càng tốt. Nhưng danh không quan trọng bằng nội dung bài
– Nick là để người đọc không mất thì giờ soi nhân thân, lý lịch rồi dùng cái ánh sáng ma quỷ ấy soi vào nội dung.
– Không quan trọng là người viết đang làm nghề gì. Đã là khán giả là có quyền bình luận.
– Chữ danh trong “danh chính ngôn thuận” được hiểu như sau: danh là lý do, là “tên của cái cớ” cho lời nói được thuận. Thí dụ, nếu danh là “khán giả, độc giả, người phê bình” thì những lời bình luận là được thuận.
– Bình luận hay hay dở là tùy trình độ. Người ta còn tiến bộ, nên phải có thực tập bình luận rồi mới tiến lên được.

.

Cả hai phái có chung một điểm, tuy không nói ra nhưng đều biết, là không dùng bài viết để bới móc đời tư, lăng mạ nghệ sĩ, nói những điều không có chứng cứ.

Tuy nhiên, cuộc tranh luận này phải dừng lại rồi, vì Lưu Đông Kha đã bảo sẽ không thèm luận đàm với Nick Nick nữa, dù kẻ tiểu nhân này có vô vàn câu hỏi lớn trong bộ óc bã đậu đây.

Thí dụ:

1. Là “chủ soái” của “phong trào” đòi chính danh, nhưng sao Lưu Đông Kha khi viết cũng dùng tên giả? Như thế có “danh chính ngôn thuận” theo cách bạn hiểu không?

2. Ngay cả đến khi mắng Nick Nick là “yếu kém về mọi mặt” sao vẫn dùng tên giả, mà theo lý thuyết của bạn, đã chê thì phải dùng tên thật. Nếu viện cớ Nick Nick không phải là tác phẩm nên có thể chê mà không cần dùng tên thật thì cũng sai rồi: Thượng đế là The Creator – Đấng sáng tạo, thế Nick Nick có là con trâu, con cá ít óc cũng là một tác phẩm của Người chứ (nặn trong lúc ngủ gật chẳng hạn)?

3. Lưu Đông Kha phân biệt giữa: 1/ nhà phê bình có ý kiến trước tác phẩm, với 2/ độc giả có ý kiến trước tác phẩm. Thế điều kiện chuyên môn, xưng danh nào áp dụng cho từng đối tượng? Cái này lù mù, Nick Nick muốn Lưu Đông Kha đã có lý thuyết thì nên phổ biến thấu đáo, đến cả những kẻ như Nick Nick đây.

4. Lưu Đông Kha nói Nick Nick càng hỏi càng lộ rõ yếu kém và chúc Nick Nick mau được thành công. Thế ai cũng chê Nick Nick kém rồi bỏ bơ vơ bên đường thế này thì biết ngày nào mới thành công? Dạy trẻ con ta vẫn đòi phẩm chất kiên nhẫn rồi chúng mới tiến bộ, sao Nick Nick lễ phép tuy dốt như trẻ con nhưng lễ phép thế này mà vừa hỏi vài câu đã bị xỉ vả rồi phủi tay không dạy tiếp?

Than ôi:

Trận chiến này giống hệt hai phe ninja bịt mặt tranh cãi về việc bịt mặt. Loại bịt mặt nào được dùng… Ai được bịt mặt khi vào trận… Bịt mặt rồi nhưng đẳng cấp thế nào mới được đâm…

Xét cho cùng là luẩn quẩn, và ao tù, nước đọng.

Nhưng Nick Nick vẫn kiên nhẫn ngồi đây, bên bãi nước thối, chờ Lưu Đông Kha trả lời…

*

Bài liên quan:

– Sao không dám xưng danh?
– Bình dân hay cao cấp? Trương Ngọc vs Nick (cập nhật 8)
– Để Soi có được tên thật
– Lương tâm của người “phán”, hay chuyện đẻ được trứng hay không (Cập nhật 2)
– Hai phe bịt mặt trong một cái ao tù?
– “Tôi là ai…” hay ba lý do phải dùng nickname
– Chính danh, bút danh, nặc danh và mạo danh
– Khi nghệ sĩ vẫn là độc tài và người xem vẫn là dân đen
– Nick và họa sĩ, ai mới là độc tài?

Ý kiến - Thảo luận

20:50 Monday,2.5.2011 Đăng bởi:  chinsu
HAN!
Đòn nhất dương Chỉ. Hay đấy. Hay
...xem tiếp
20:50 Monday,2.5.2011 Đăng bởi:  chinsu
HAN!
Đòn nhất dương Chỉ. Hay đấy. Hay 
22:47 Saturday,30.4.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Ô, Muaxuan ơi, rõ lạ̀ đọc không kỹ các còm của em rùi. Em luôn có thiển kiến riêng của mình đó chớ.

Tuy nhiên, em vẫn thi thoảng trình ra các ý kiến "mang tính phán truyền" của những thế hệ đi trước, để chúng em/chúng mình cùng tham khảo trước mỗi vấn đề, xem ý các cụ thế nào, và nhất là để chúng em/chúng mình tự ngẫm xem
...xem tiếp
22:47 Saturday,30.4.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Ô, Muaxuan ơi, rõ lạ̀ đọc không kỹ các còm của em rùi. Em luôn có thiển kiến riêng của mình đó chớ.

Tuy nhiên, em vẫn thi thoảng trình ra các ý kiến "mang tính phán truyền" của những thế hệ đi trước, để chúng em/chúng mình cùng tham khảo trước mỗi vấn đề, xem ý các cụ thế nào, và nhất là để chúng em/chúng mình tự ngẫm xem liệu có nhất thiết cứ phải luôn cúi đầu chấp nhận hết những ý kiến của thế hệ đi trước là chân lý hay không. Phải thế không Muaxuan ơi? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

Mai Chi (từ Hanoi Grapevine) - Ảnh: Larissa Gehrke

LẦN HỒI: Phương tiện hay đam mê của người trẻ?

An Bàng thực hiện (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả