Thị trường

Trung Quốc héo hon, Brazil nở rộ và những xu hướng khác của thị trường nghệ thuật 08. 04. 13 - 7:22 am

Shane Ferro – Hồ Như Mai dịch

Clockwork for Oracles II (2008), một sắp đặt của Ugo Rondinone tại hội chợ Art Basel Thụy Sĩ

Lâu nay, việc công khai bản báo cáo thị trường của hội chợ TEFAF hàng năm, của chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực nghệ thuật Clare McAndrew, đã trở thành một truyền thống – nói chung là mang lại cho giới nghệ thuật một bản phân tích thị trường sâu sắc nhất trong năm.

Năm nay, bản báo cáo cũng không làm thất vọng. Tóm lại, báo cáo tập trung vào sự sụt giảm của trị trường (7%, còn 43 tỉ Euro – tức 56 tỉ đô la Mỹ) và đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc (giảm đến 24%, còn 10.6 tỉ Euro, tức 13.8 tỉ đô la Mỹ). Đọc kỹ hơn nữa ta sẽ thấy nhiều phân tích chi tiết về sự sụt giảm của thị trường (ở đâu, tại sao, hoặc mảng nào vẫn phát triển). Báo cáo có nhiều chi tiết về thị trường sơ cấp (khá là hiếm), về thị trường đang trưởng thành của Trung Quốc, cũng như về sức mua ngày càng tăng của giới sưu tập Brazil.

Sau đây là ba nội dung chính của báo cáo:

Thị trường sơ cấp có chênh lệch quá lớn

Tại TEFAF 2013. Ảnh: Loraine Bodewes

Nếu bạn là một nhà buôn lớn, năm rồi ắt hẳn là một trong những năm tốt nhất với bạn. Trong toàn bộ thị trường nghệ thuật, mảng thị trường sơ cấp tăng đến 52%, so với 50% hồi năm ngoài. Còn nếu không phải là nhà buôn lớn, thì năm qua có thể đã là một năm tồi tệ với bạn. Sự bất bình đẳng trong nền kinh tế nói chung đã chuyển sang thế giới nghệ thuật, ngày càng rõ. Tuy vậy, phần lớn những tranh cãi lâu nay đều tập trung vào sự trì trệ của “thị trường trung gian”. Còn báo cáo của McAndrew thì thực sự đi sâu vào phân khúc thấp nhất của thị trường. Trong lúc phân khúc giữa có thể chỉ chững lại thì việc buôn bán ở những gallery nhỏ nhất thực sự là teo tóp. Số liệu:

Các nhà buôn buôn với doanh số thấp hơn 500 ngàn Euro năm 2012 báo cáo rằng doanh số trung bình giảm 17% mỗi năm.

Các nhà buôn có doanh số từ 500 ngàn Euro đến 2 triệu Euro báo cáo mức sụt giảm 1%.

Với những nhà buôn có doanh số từ 2 triệu đến 10 triệu Euro thì con số này trung bình là 2%.

Phân khúc thị trường cao nhất, tức các nhà buôn có doanh số trung bình trên 10 triệu Euro, lại báo cao mức tăng trung bình là 55%.

McAndrew cũng chỉ ra rằng năm qua, 76% số nhà buôn có doanh số ít hơn 2 triệu Euro (và phần lớn các giao dịch đều ở mức dưới 50 ngàn Euro) – do đó, phần lớn các gallery hiện nay đều khá chật vật, xoay xở tồn tại trong một thị trường bị thu hẹp. Năm ngoái, các nhà buôn cũng bán được ít tác phẩm hơn năm trước đó. Trung bình trong năm 2012 mỗi nhà buôn bán được 75 tác phẩm, tức là giảm 6% so với 80 tác phẩm hồi năm 2011. Từ đó, cộng thêm vào việc nhà buôn đang phải chịu áp lực tham gia ngày càng nhiều hội chợ nghệ thuật (giao dịch tại hội chợ tăng 5%, chiếm 36% tổng số giao dịch ở thị trường sơ cấp) tình cảnh của một nhà buôn điển hình khá là ảm đạm.

Thị trường Trung Quốc xẹp xuống, nhưng thế lại hay

Untitled 2005 của Yue Minjun, tại một triển lãm tại Saatchi gallery. Ảnh: David Levene.

Chẳng ai ngạc nhiên lắm khi thị trường Trung Quốc giảm đến 24%. Tổng số giao dịch và giá trung bình đều giảm. Tuy nhiên, McAndrew kết luận rằng sự sụt giảm này chủ yếu là do kinh doanh đầu cơ giảm. Phần lớn những quỹ đầu tư nghệ thuật mọc ra từ cuối những năm 2000 đều đã dẹp tiệm, đem theo cả không khí sôi sục của các buổi đấu giá ở Bắc Kinh và Hong Kong ngày nào.

Tuy vậy, các xu hướng khác của thị trường nghệ thuật Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Tranh Tàu và thư pháp – tương đương với thể loại cổ điển bậc thầy ở phương Tây – tiếp tục chiếm lĩnh thị trường. Tranh sơn dầu và đương đại chiếm chưa tới 10% tổng doanh số ở Trung Quốc (mặc dù lại là thể loại có giá trung bình cao nhất).

Brazil – Ngôi sao đang lên

José Francisco Borges – A Psicanalista

Báo cáo dành hẳn một chương nói về thị trường Brazil, chủ đề trước giờ vẫn chưa được nghiên cứu. Doanh số ở Brazil chỉ khoảng 455 triệu Euro, tức 1% doanh số thị trường nghệ thuật toàn cầu, nhưng Brazil vẫn để lại dấu ấn. Một phần là do thuế cao, nên các giao dịch chủ yếu là tại chỗ (đa số các nhà buôn đạt doanh số chưa tới 25 ngàn Euro mỗi năm, và không có ai báo cáo doanh số lớn hơn 350 ngàn Euro). McAndrew dự đoán rằng dần dần về sau Brazil sẽ trở nên nổi tiếng vì các nhà sưu tập của mình – đây là một nước với số tỷ phủ trên đầu người rất cao – chứ không phải từ thị trường trong nước.

McAndrew cũng lưu ý rằng Brazil có nhiều phụ nữ làm việc ở các gallery trong nước – 55% lao động tại các gallery là phụ nữ, trong khi con số trung bình của thế giới là 47%.

Ý kiến - Thảo luận

12:11 Monday,8.4.2013 Đăng bởi:  Fiên zịt tiếng Niên Sô
Xem bài này lại thấy "ngứa" nghề cũ muốn dịch một tổng quan (bie bié) về buôn tranh ở Nga, cũng nặng tính phân tích thị trường, trên nền văn hóa mậu dịch lên doanh (lên danh? hay tằng tịu) với thị trường (đẻ ra con còi cọc). Nhưng ngáp cái đã hết ngày. Mới biết Soi tần tảo, lưng ong.
Trên b
...xem tiếp
12:11 Monday,8.4.2013 Đăng bởi:  Fiên zịt tiếng Niên Sô
Xem bài này lại thấy "ngứa" nghề cũ muốn dịch một tổng quan (bie bié) về buôn tranh ở Nga, cũng nặng tính phân tích thị trường, trên nền văn hóa mậu dịch lên doanh (lên danh? hay tằng tịu) với thị trường (đẻ ra con còi cọc). Nhưng ngáp cái đã hết ngày. Mới biết Soi tần tảo, lưng ong.
Trên báo Nga thì hội họa Trung quốc không héo hon, mà cố tỏ ra thỗn thện, lúc lỉu (có nhà họa sĩ Tàu mời báo chí đến rồi "ấy" người mẫu trước mặt thiên hạ, hình như bị kêu án tù vài năm). Hàng của anh chị này cũng tàm tạm như hàng Việt mình tuy không đến nỗi "vừa nhọ vừa thâm". Tóm lại là bế tắc khắp nơi nơi trên ba xứ iu y từng đời đời bên vững.
Chợt muốn hát rống lên: "bên sông tắm cùng một dòng, ngộ nhìn sang đấy, nị nhìn sang đây"... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

U LÀNH TÍNH: Lại "thế này mà là nghệ thuật ư?"

Canvas - Ảnh dùng lại của Tịch Ru

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả