Nghệ sĩ thế giới

Tiếng Anh cuối tuần: Yinka Shonibare MBE nói cầu kỳ về đa bản sắc 13. 04. 13 - 8:03 am

Từ ArtForum - Noon dịch

Đọc phát biểu của họa sĩ bằng tiếng Việt nhiều khi còn chẳng hiểu được hết, nên đọc bằng tiếng Anh có khi… không hiểu gì cả, nhưng vẫn phải tập đọc cho quen thôi. Mời các bạn đọc 500 chữ Yinka Shonibare MBE nghĩ về tượng của anh, đăng trên ArtForum. Bạn Noon cho biết bạn dịch đấy nhưng thực sự là thấy mù mờ, rời rạc. Cho nên sai ở đâu các bạn nhớ sửa nhé. Phần tiếng Anh ở bên dưới, có tô màu.

 

Nghệ sĩ Shonibare


Yinka Shonibare MBE là một trong những gương mặt quan trọng nhất của nghệ thuật đương đại hậu thuộc địa. Anh sinh ở London nhưng lên ba đã sang Nigeria sống, sau này quay lại Anh để học mỹ thuật. Những tác phẩm điêu khắc quan trọng của anh là những đàn ông, đàn bà, trẻ con không đầu, gợi lên sự dịch chuyển về mặt thể lý này, cũng như gợi lên thứ ngôn ngữ phổ quát của toàn cầu hóa. Anh hiện có một triển lãm tổng kết tại Công viên Điêu khắc Yorkshire, từ 2. 3 tới 1. 9. 2013, đồng thời có một triển lãm tác phẩm mới tại Stephen Friedman Gallery, London, từ 16. 3 tới 20. 4. 2013.

 

Yinka Shonibare MBE, Last Supper (after Leonardo – Bữa tiệc ly), 2013, mixed media, 5’ 1/5” x 24’ 1/3” x 8’ 1/2”.

 

Yinka Shonibare MBE, Last Supper (after Leonardo), 2013, mixed media – một góc khác

 

Yinka Shonibare MBE, Last Supper (after Leonardo), chi tiết

 

TƯỢNG CỦA TÔI KHÔNG ĐẦU, vì trạng thái không đầu không chấp nhận sự hài hước. Trông chúng xa lạ, có chút siêu thực, bạn lại còn không nắm bắt chúng được. Từ sắc da mơ hồ của đám tượng, bạn thậm chí cũng không nói được chúng thuộc tộc người cụ thể nào. Trong những tư thế về giải phẫu học, chúng cố thực hiện một hành động mà bình thường ra, nếu có đầu, sẽ hoàn toàn dễ dàng thực hiện được. Nhưng đồng thời, (tuy) không có đầu (nhưng vẫn) cho phép chúng làm điều mà chúng đang cố làm. Vì thế nhìn chúng khá tức cười. Chúng như muốn đùa về Cách mạng Pháp, thời mà những chiếc máy chém được dùng để chặt đầu các nhà quý tộc. Tôi không bao giờ có thể gắn chặt chỉ với một quan điểm đạo đức riêng lẻ, vì tôi luôn có cảm giác văn cảnh mới là tất cả. Chúng ta thảy đều có khả năng thành người tham lam.

Do cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện tại, có một khoảng cách ngày càng lớn giữa những người rất giàu với những người chỉ cố sống sao được qua ngày. Trẻ con, kẻ cuối cùng phải chịu đựng sự chênh lệch này, thường xuất hiện trong điêu khắc của tôi, vì chúng cạnh tranh sát sườn với bố mẹ. Về phương diện ý thức hệ, trẻ con sẽ bị “tuyên truyền” để có cùng ý tưởng (với bố mẹ) từ khi rất sớm. Một đứa bé gái giàu có, hệt như tôi từng thể hiện trong Little Rich Girls (Những cô bé giàu có) hồi 2010 sẽ không ý thức được những đặc quyền của mình là từ đâu mà có. Nhưng nếu cô bé có bố mẹ làm chủ các nhà máy đặt ở các nước châu Phi, bố mẹ cô bé sẽ kiếm tiền bằng việc nhắm mắt làm ngơ để mặc ô nhiễm. Và thế là cô bé sống trong một dinh thự to, nhảy dây với chơi đùa, không biết rằng sự mâu thuẫn của mình, hạnh phúc của mình là đến từ một thứ gì đó đen tối hơn.

Little Rich Girls, 2010

Tôi đáng ra cũng có thể thấy tiền là vồ chứ. Xét cho cùng, tôi là con người mà; tôi có một nhân cách vừa phù phiếm vừa nghiêm trọng, và dứt khoát là có thể tăm tối. Đó là cảm xúc rất người, và tôi không nghĩ bất kỳ ai, dù tộc nào, giới tính nào, có thể thoát khỏi việc có và thể hiện đủ loại cảm xúc đó trong tác phẩm. Tôi chợt nghĩ tới lý thuyết về tính lai của Homi Bhabha. Không còn ai trong chúng ta mang bản sắc riêng biệt nữa, và đó là một yếu tố căn cơ của toàn cầu hóa. Tôi cho rằng tôi là một sản phẩm trực tiếp của thứ toàn cầu hóa ấy. Thứ vải vóc mà tôi dùng (trong tác phẩm) trông cũng giống như của châu Phi, vì ở châu Phi người ta dùng thứ đó nhiều. Nhưng cái mà bạn thấy trên bề mặt luôn luôn không thực sự là cái mà bạn thu được. Thứ vải ấy có một lịch sử phức tạp trên con đường giao thương của nó: gốc là được thiết kế ở Indonesia, sản xuất thì do người Hà Lan, rồi người Anh đem bán cho thị trường châu Phi. Đó là một sự biến hình hoàn hảo của những bản sắc đa tầng lớp.

Scramble for Africa (Tranh giành châu Phi)

 

Theo cách nào đó, các điêu khắc của tôi tạo ra được khối lượng (ý nghĩa) này. Rõ nhất là trong tác phẩm Wind Sculptures, tóm lấy gió để từ thứ không sờ-nắm được tạo ra thứ có thể sờ-nắm được. Hình dạng của những con buồm tóm được một khoảnh khắc, giống như những bức tượng không đầu chuyển tải một khoảnh khắc lịch sử rộng hơn. Cái khác nhau giữa chúng là (một bên thì) biến một thứ gì đó chỉ vớ vẩn như một làn gió nhẹ thành thứ gì đó kỳ vĩ, còn một bên thì khiến một thời kỳ lịch sử trở thành (một thứ) lẫn lộn có tính phổ quát. Đó chính là ý nghĩa. Rút cuộc, tôi đang cố nắm bắt được cách sống sao với hơn một nền văn hóa trong đầu.

Wind Sculptures

 

Wind Sculptures


Ashitha Nagesh
ghi lại

*

Yinka Shonibare MBE is one of the foremost figures of postcolonial contemporary art. He was born in London but moved to Nigeria at the age of three, returning later to the UK to study fine art. His most iconic sculptures of headless men, women, and children evoke this physical displacement as well the universal language of globalization. He currently has a full retrospective showing at Yorkshire Sculpture Park from March 2 to September 1, 2013, and an exhibition of new work at Stephen Friedman Gallery, London from March 16 to April 20, 2013.

MY SCULPTURES ARE HEADLESS because being headless disavows humor. They look strange, a bit surrealistic, yet you can’t pin them down. From the ambiguous shade of their skin, you can’t even say they belong to a particular race. In their anatomical positions, they try to perform an action that, with a head, would normally be quite easy to do. At the same time, not having heads allows them to do what they’re trying to do. So they’re still rather funny. They actually started as a joke about the French Revolution, when guillotines were used to chop off the heads of the aristocracy. I’m never able to just stick to a singular moral stance because I always feel context is everything. We’re all capable of being greedy.

Because of the current banking crisis, there’s an ever-increasing gap between the very wealthy and the people who are just trying to get by. Children, the eventual bearers of this disparity, often appear in my sculptures because they closely emulate their parents. In terms of ideology, children will get indoctrinated into holding their same ideas very early. A little rich girl, just like those depicted in my piece Little Rich Girls from 2010 may not be aware of where her privilege comes from. But if she has parents who own factories in African countries, they make money off the back of pollution by turning a blind eye. So she’ll live in a big mansion, skipping and playing, not knowing that her ambivalence and happiness come from something darker.

I probably would have grabbed onto the money too. I’m human, after all; I have a personality that can be frivolous and serious, and it certainly can be dark. They’re human emotions and I don’t think anyone, regardless of their race or gender, should be excluded from having and expressing a wide range of them in their work. Homi Bhabha’s theories of hybridity come to mind. None of us have isolated identities anymore, and that’s a factor of globalization ultimately. I suppose I’m a direct product of that. The fabrics I use also look like they could be just African, because they are used a lot there. But what you see on the surface is not really what you always get. The fabric has a complicated history in its trade routes: It was originally designed as an Indonesian fabric, produced by the Dutch, and the British sold it into the African market. It’s a perfect metaphor for multilayered identities.

In a way, my sculptures produce this volume. It’s most apparent in Wind Sculptures, which capture the wind to produce something tangible out of the intangible. The shape of the sails capture a moment, like how the headless sculptures portray a larger historical moment. The difference between them is that something as insignificant as a breeze is turned into something monumental, while a historical time period is made universally ambivalent. That’s significant. Ultimately, I’m trying to grasp living with more than one culture in my head.

— As told to Ashitha Nagesh

Ý kiến - Thảo luận

12:28 Saturday,13.4.2013 Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Pha Lê, đúng là thiếu chữ "có". Soi đã làm rớt trong lúc biên tập. Đã thêm vào.


...xem tiếp
12:28 Saturday,13.4.2013 Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Pha Lê, đúng là thiếu chữ "có". Soi đã làm rớt trong lúc biên tập. Đã thêm vào.

 
12:25 Saturday,13.4.2013 Đăng bởi:  phale

We’re all capable of being greedy.
Dịch thành: Chúng ta thảy đều khả năng thành người tham lam
Hình như là câu này đánh thiếu từ? Có thể câu nguyên vẹn người dịch muốn đánh là "chúng ta cả thảy đều có khả năng trở thành người tham lam"
Còn như m
...xem tiếp

12:25 Saturday,13.4.2013 Đăng bởi:  phale

We’re all capable of being greedy.
Dịch thành: Chúng ta thảy đều khả năng thành người tham lam
Hình như là câu này đánh thiếu từ? Có thể câu nguyên vẹn người dịch muốn đánh là "chúng ta cả thảy đều có khả năng trở thành người tham lam"
Còn như mình thì mình sẽ dịch vậy cho nó "tiếng Việt" hơn: Tất cả chúng ra đều có khả năng trở thành người tham lam

They’re human emotions and I don’t think anyone, regardless of their race or gender, should be excluded from having and expressing a wide range of them in their work
Dịch thành: Đó là cảm xúc rất người, và tôi không nghĩ bất kỳ ai, dù tộc nào, giới tính nào, có thể thoát khỏi việc có và thể hiện đủ loại cảm xúc đó trong tác phẩm.
Dịch vậy là rất chính xác. Tuy nhiên theo kinh nghiện của mình thì tiếng Anh người ta xài phủ định theo cái cấu trúc tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt y chang thì cũng đúng nhưng đọc hơi khó trôi. Mình có thể sắp xếp lại thành:
Đó là cảm xúc rất người, và tôi nghĩ bất kỳ ai - dù thuộc tộc nào, giới tính nào - cũng không nên thoát khỏi việc có cảm xúc và thể hiện đủ loại cảm xúc đó trong tác phẩm. 
Cũng vẫn đúng và dễ đọc hơn :)

Cảm ơn người dịch đã bỏ công dịch statement này! Dịch thường đã khó, dịch statement của nghệ sĩ là... vô cùng đau đầu.  

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả