|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhEbert và Ang Lee – phần 2: Khi người hiền lành thích làm phim xung đột 26. 04. 13 - 6:45 amPha Lê tổng hợp(Phần 1) Giọng Lý An nhẹ nhàng và nhũn nhặn, không hề có kiểu thổi phồng mà đôi khi bạn hay nghe từ mấy ông đạo diễn. Anh có vẻ dịu dàng lúc nói về phim của mình, như thể anh tạo ra chúng từ tình yêu. “Anh chưa bao giờ làm một tác phẩm cau có hay xấu xí,” tôi nói. Trong đó chắc chắn bao gồm phim hay nhất của anh, Brokeback Mountain (2005), và theo ý kiến của tôi, phim Hulk (2003); tôi cũng từng chiếu “Hulk” ở Liên hoan Phim Ebertfest. “Dường như bên trong anh luôn tràn ngập sự thanh thản. Gọi (phim của anh) là chủ nghĩa nhân văn có được không nhỉ.”
“Cảm ơn, nhưng ông biết đấy, tôi thích thể loại chính kịch (drama). Mấy năm học ở Illinois thực sự đã đặt nền tảng cho những gì tôi làm sau này. Tôi nghĩ tôi dùng phim để bộc lộ cũng như biểu thị các cảm xúc mãnh liệt của mình. Nói về drama, thể loại này chứa đựng nhiều sự giận dữ và xung đột, chính kịch là thế mà; đấy cũng là thể loại tôi dùng làm phim. Tôi đoán do bản chất tính khí của mình (vốn hiền lành), nên phim tôi làm ra có vẻ điềm đạm.”
Việc học ở Illinois ảnh hưởng gì đến chuyện (thích thể loại chính kịch) đó? “Ông biết đấy, tôi lớn lên trong một môi trường hòa thuận, không có xung đột. Nếu gặp rắc rối lớn, bạn ráng giảm nó thành rắc rối nhỏ, rồi thành không còn rắc rối. Kiểu giáo dục phương Đông này đã nuôi nấng tôi. Cú ‘sốc văn hóa’ đầu tiên, hoặc nói nôm na là lần va chạm đầu tiên với văn hóa phương Tây, là qua việc học chính kịch. Tất cả những vở mà khoa kịch chọn cho tôi làm tôi sốc. Chúng khiêu gợi và lắm xung đột, vài vở còn bạo lực nữa. Kịch Tây phương đẩy mạnh xung đột. Tôi như đang chơi trò kéo co, phần Trung Quốc trong tôi đem đến sự thanh tịnh và làm giảm xung đột. Nhưng phần còn lại muốn thấy những gì quá khích – muốn thấy mọi thứ bị đập đổ, vằm nát, vì chúng giúp tôi tao nên nhiều cảnh quay tốt. Từ đó tôi có thể tìm hiểu về con người, về nhân tính, đấy cũng là những gì tôi quan tâm đến.”
“Thêm nữa, tôi xem rất nhiều phim. Ở Đài Loan, tôi lớn lên với phim Hollywood và phim Trung Quốc. Tôi không được xem nhiều phim nghệ thuật cho lắm. Nhưng sau đó tôi tham gia các câu lạc bộ phim và xem rất nhiều phim tuyệt vời mà tôi từng đọc thấy nhưng chưa có cơ hội thưởng thức. Nên tôi xem chừng 7 đến 10 phim vào mỗi cuối tuần. “Ở trường điện ảnh, tôi chỉ học cách làm phim. Nhưng cái thúc đẩy tôi chính là: chính kịch, sốc văn hóa, sự tự vấn, những rắc rối về bản sắc. (Lúc đi học) ở vùng Champaign-Urbana, tôi rất nhút nhát và ít nói; tôi không giỏi tiếng Anh, có ít bạn, không biết cách thể hiện mình, nhưng các cảm xúc cứ thế đến với tôi. Tôi mất gần cả đời để giãi bày chúng. Ông biết đấy, tôi là một đứa trẻ rất ngoan ngoãn, hiền lành, tôi chưa bao giờ nổi loạn hay gì đấy cả. Nhưng sau đó mọi cảm xúc làm tôi bối rối. Tôi còn không giãi bày được một số cảm xúc này cho đến khi tôi 45, 50 tuổi.”
* Bài liên quan: – Khi Roger Ebert qua đời, người bị ông chê cũng phải tiếc nuối Ý kiến - Thảo luận
0:15
Saturday,27.4.2013
Đăng bởi:
Nguyễn Hoàng Nghĩa
0:15
Saturday,27.4.2013
Đăng bởi:
Nguyễn Hoàng Nghĩa
Pha Lê làm mọi người hiểu hơn về phim, đạo diễn và yêu phim hơn.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp