Điện ảnh

Cuộc chiến điện ảnh
của Coralie Trinh Thi 24. 04. 13 - 6:36 am

Lê Đỗ Huy tổng hợp

Một mỹ nhân tuổi Thìn (sinh 1976) là Coralie Trinh Thi đã từng gây nên một sự kiện náo động điện ảnh Pháp và phương Tây, thay đổi quy chế quản lý văn hóa… Và thậm chí đã khởi một cuộc chiến của phái yếu, phái đẹp chống lại đàn ông, qua màn ảnh.

 

Từ sao khiêu dâm…

Vì nghiệp này (thành minh tinh điện ảnh porno), dễ hơn là học hành” – đạo diễn Trinh Thi Coralie kể với báo The Guardian vào dịp bộ phim đầu tay của mình (Hãy chiếm đoạt emBaise-moi, sản xuất năm 2000) được Anh quốc cho phép chiếu. Mới qua tuổi “bẻ gãy sừng trâu”, Coralie đã bỏ ngang trung học, nơi cô đang ham mê môn văn, để đầu quân cho điện ảnh khiêu dâm.

Coralie là dân thành Paris chính hiệu, bà ngoại là người Việt. Mới tham gia điện ảnh được dăm năm, tới năm 2000, nhờ một vẻ đẹp bí hiểm, mê hoặc, cô đã đóng tới hơn 70 phim. “Tôi đóng khoảng một phim/tháng. Chả ăn thua gì. Tabatha Cash chẳng hạn, đóng tới 300 phim một năm”. Coralie bảo phóng viên. Dù khét tiếng về đóng phim và làm album khiêu dâm, cô cũng đóng cả những “phim thường”.

Tuy nhiên, các giải thưởng dành cho Coralie đều là giải về thể loại phim X (gợi dục): năm 1995 (nữ diễn viên Pháp xuất sắc nhất về thể loại phim X), 1996 (nữ diễn viên xuất sắc nhất châu Âu trong phim của Mark Dorcel, cũng thuộc thể loại X), 1998 (nữ diễn viên đóng vai phụ trong phim X xuất sắc nhất châu Âu).

Coralie Trinh Thi được mô tả như nặc nô trên màn ảnh. Đầu thiên niên kỷ, một trang điện tử quan tâm nhiều đến chủ đề bị kiêng kỵ viết về thiếu nữ này: “Coralie là một trong những kẻ dẫn dắt hot nhất trên màn ảnh nhỏ về tình dục hiện nay… một hình bóng rất thực, rất gợi tình trên biển gợi dục bao la”.

… Đến đạo diễn phim “bạo dâm”

Năm áp chót cuối thế kỷ trước, Coralie Trinh Thi bỗng bập vào một cuốn sách bán chạy. Đó là cuốn Baise-moi, sang tiếng Việt thông dụng, nghĩa là hãy “ấy tôi đi”. Coralie sau này chia sẻ rằng, nàng chưa được đọc một tác phẩm nào “máu me” đến mức ấy (theo cả nghĩa tình dục lẫn bạo lực?!).

Tác giả cuốn sách là Virginie Despentes (sinh 1969), con một gia đình tử tế đến mức buồn chán ở xứ Nancy, một tỉnh lẻ nước Pháp. Bỏ nhà theo một gánh hát rock, cô Virginie trôi dạt về chốn đô thành, làm đủ thứ nghề ngỗng như nhân viên mát xa, ký giả tự do về chủ đề rock và rap, một thời, theo The Guardian, thậm chí còn hành nghề cái bang…

Tại một thời điểm, Virginie Despentes bỗng hoàn lương, về nhà bố đẻ và chỉ trong ba tuần, viết cuốn sách đầu tay của mình, mà cái tên sẽ ám ảnh biết bao người đọc, trong đó có Coralie Trinh Thi. Cuốn này (ra năm 1993), không hiểu có phải do cái tên sách “khủng” kia không, được bán tới 50 ngàn bản, và dịch ra 10 thứ tiếng…

Virginie Despentes năm 2007

Một thế lực siêu phàm nào đó đã làm Coralie Trinh Thi nổi máu làm… đạo diễn sau khi đọc không dứt cuốn sách kia. Tên tuổi của Trinh Thi trong “làng giải trí” khiến Virginie Despentes đồng ý ngay, rằng họ sẽ cùng đạo diễn bộ phim trên nền cuốn sách đầu lòng của Virginie Despentes.

Một chi tiết dễ tạo định kiến cho những ai khắt khe về đạo hạnh, là Virginie Despentes chia sẻ với The Guardian: “Cả tôi lẫn Coralie thực chất đều là (những kẻ) bạo dâm…” (we’re really masochists)”, và cả hai cười rộ.

Vào Việt Nam

Phim này, khi xuất hiện trên mạng ở Việt Nam, đã giới thiệu nó là phim điều tra hình sự, với những lời “phải quấy” sau đây:

“‘Rape Me’ (tên gốc Baise-moi) đã gây nên một cơn sốc mạnh chưa từng có ở thị
trường phim thông thường. Phim kể về sự trả thù của hai cô gái làng chơi đối với nam giới… Tất tần tận chuyện giao hợp đã được thu gọn vào trong máy quay không chút che đậy, những cảnh bạo lực quá đẫm máu có thể khiến người xem phải nôn mửa! Và ‘Rape Me’ đã bị cấm chiếu ở rất nhiều nơi trên thế giới, hoặc bị xếp vào dạng X (cấm dưới 21 tuổi)”.

Một bộ phim được xem là pha trộn giữa hai thứ cảm giác “mạnh” là tình dục (thực) và bạo lực lại được xếp vào loại “điều tra hình sự”! Phim của Coralie Trinh Thi là loại giao hợp thật, nên phải xếp vào phim porno mới đúng. Nhưng ở xứ sở mà đi cắt tóc có thể hiểu là cửa vào của một chuỗi từ A đến Z, còn vào đời lại được gọi là vào chốn lầu xanh (Nguyễn Huy Thiệp), thì cuộc chơi chữ trên các chủ đề nhạy cảm vẫn còn tiếp diễn. Loanh qua loanh quanh, cuối cùng lại chỉ lừa mình. Với người Việt, lừa mình có lẽ là cách lừa gạt dễ dàng nhất.

Các nhà văn hóa tiền chiến nổi tiếng của Việt Nam từng nhận xét người Việt không được khuôn thước cho lắm. Có phải vì thế mà về chữ nghĩa cũng hay nhập nhèm. Hơn nữa, một cách chính thức, tên tiếng Anh của bộ phim của Trinh Thi là Fuck me (vì Baiser cũng còn nghĩa là lừa gạt), chứ không phải là Rape me như trong quảng cáo phim bằng tiếng Việt, vì các diễn viên nam nữ “ấy” nhau thật (unsimulated/non – simulated sex), chứ không vờ.

(Mở ngoặc một chút: Những phim “sex thật” – mà không bị xem là Porno – xuất hiện từ năm 1967, tới nay mới có chừng ba chục, chủ yếu tiếng Anh, trong đó tiếng Pháp thì có 6 phim, gồm cả phim La vie de Jesus).

Phim ly kỳ nhất trần đời; phim gây tranh cãi nhất trong năm”.

Đảo lộn tôn ti

Thế giới kịch bóng (chỉ lĩnh vực kịch trường – chiếu bóng) ở Pháp đã xáo động cực kỳ với bộ phim của cặp bài trùng, ác chiến cả trên đường đời và kỹ nghệ gợi tình – Trinh Thi và Despentes.

Nếu phim này bị cấm chiếu cho trẻ em dưới 16 tuổi theo luật của Pháp lúc đó, vì chứa các yếu tố khiêu dâm và bạo lực, nó sẽ chỉ được chiếu ở các rạp chuyên biệt giành cho các loại phim này.

Nhưng khi nhận được giấy phép lưu hành của Bộ Văn hóa Pháp và Ủy ban duyệt phim vào tháng 6/2000, phim Baise- moi được xếp vào… loại thường, không phải loại phim khiêu dâm (porno hay X)! Tuy nhiên cả Bộ Văn hóa và Ủy ban duyệt phim đều khuyến nghị trẻ em dưới 16 không nên xem phim này.

Nhưng kể từ đây, ở Pháp đã dấy lên một trào lưu mạnh mẽ đòi cấm “đứa con đầu lòng” của Coralie Trinh Thi. Tổ chức cực hữu Promouvoir của Bruno Mégret, môn đệ thân tín của lãnh tụ được xem là có xu hướng phát xít Jean-Marie Le Pen đi đầu trong kiến nghị gửi lên chính quyền đòi cấm bộ phim của Trinh Thi và Virginie Despentes.

Nhiều người dân Pháp cũng cho rằng phim này không nên cho trình chiếu rộng rãi, vì làm phương hại đến các giá trị (đạo đức) Thiên chúa giáo.

Kết quả là chính quyền Pháp đã thu hồi lại giấy phép cho bộ phim chỉ ngay dăm ngày sau khi cấp phép. Baise- moi chỉ được phép chiếu trong các rạp phim porno, và tất nhiên đem lại doanh số hạn hẹp hơn nhiều cho chủ nó.

Một cảnh trong phim, khi một cô gái điếm trả thù.

Giao chiến

Tuy nhiên phản đòn của các tổ chức khuynh tả của Pháp, nhằm ủng hộ bộ phim gây tranh cãi của Trinh Thi và đồng sự, đã dẫn đến thay đổi chưa từng có trong hiến pháp nước này. Một loạt nhà hoạt động văn hóa đã ký kiến nghị chống kiểm duyệt đòi quyền làm phim “không chỉ cho trẻ em”, gồm cả các tên tuổi như đạo diễn Jean-Luc Godard, Catherine Breillat, nhà tạo mẫu Sonia Rykiel … Một số chủ rạp phim vẫn liều lĩnh chiếu phim này, tự đưa ra hạn nghạch đối với người xem dưới 18 tuổi, chưa từng có trong lịch sử chiếu bóng Pháp, bất chấp nguy cơ khoản phạt khủng tới 300 ngàn franc (Pháp tệ).

Nhưng chống lại quyết định cấm bộ phim của Trinh Thi, vốn có chứa các cảnh tình dục “thực” và cảnh bạo lực rủn người, lại có cả… Liên đoàn phim dành cho thanh thiếu niên Pháp. Liên đoàn này vạch mặt các phần tử cực hữu là suy đồi nhưng lên mặt dạy đời, và mối đe dọa của kiểm duyệt. Về “vụ Baise-moi”, những người bảo vệ lợi ích điện ảnh thiếu niên nhi đồng cho rằng bộ phim phản ảnh “quan điểm riêng của người làm phim về thế giới, về tình yêu và lòng căm thù, về cuộc sống và cái chết”.

Cuộc chiến chống giới đàn ông

Nguyên tác của phim được xem là có quan điểm đòi bình quyền cho phụ nữ. Coralie Trinh Thi đã nhấn mạnh thêm thực trạng phân biệt chủng tộc, khi kỳ công chọn các diễn viên chính đích thực là những bom sex gốc Phi. Virginie Despentes bảo với tờ The Guardian muốn phản ảnh cuộc xung đột giữa đa số dân da trắng và cộng đồng gốc Ả rập ở Pháp. Còn Coralie Trinh Thi, dòng dõi châu Á, tác giả kịch bản phim này, đã đẩy nó thành một lời “tuyên chiến thực sự với giới đàn ông”, theo lời Catherine Breillat – tác giả Romance, một “phim porno mang tính triết học”!

Một cảnh trong phim Baise- moi.

Đẻ ra luật

Trong vụ scandal điện ảnh này, khối nhà làm phim Pháp có lợi. Số là nền điện ảnh Pháp, sau những phim đầy rẫy cảnh tình dục, đã đặt ra thể lệ “cấm trẻ em dưới 16 tuổi”. Hạn mức này là chật chội cho các nhà làm phim, vì độ mạo hiểm trong hoạt động sáng tác và kinh doanh hơi bị cao. Nay nếu nhờ vào “cuộc chiến” của Trinh Thi mà nâng được “thừng chắn” lên 18 tuổi, sẽ rộng đường hơn cho những kịch bản “hầm hố” chui qua, đồng thời làm giảm khả năng bị lỗ do phim bị “đánh” xuống thể loại X, chỉ được chiếu trong rạp dành cho “phim heo”.

Kết quả là Bộ văn hoá Pháp không chỉ “đầu hàng”, trả lại quyền lưu hành cho bộ phim thuộc loại tai tiếng nhất Baise-moi, mà một sắc lệnh bổ sung đã được ban hành, quy định một loại phim mới: phim cấm (trẻ em) dưới 18 tuổi.

“Hậu chiến”

Sau “vụ Baise-moi”, Trinh Thi gần như chuyển hẳn sang nghiệp viết văn. Ngoài tiểu thuyết, nữ sĩ này viết một cuốn hồi ký, và đóng góp cho các báo phê bình nghệ thuật một số bài về nhạc rock… Năm 2009, nước mẹ Pháp an ủi Coralie bằng một giải Danh dự Hot d’Or (một thứ Oscar về sex, tương tự như giải AVN của Mỹ) nữa.

Tuy vậy, mỗi lần (buộc phải) xem cảnh (nhỡ) “lộ hàng” hoặc “khoe hàng” của các sao Việt gần đây, tôi tự hỏi các ‘minh tinh” này liệu lúc “xế chiều” có viết văn, như Coralie Trinh Thi? Một câu trả lời là, “Không”. Nếu bên Tây ai đó chọn nghề đóng phim porno để thành một thứ “sao”, thì khi hoàn lương vẫn làm đạo diễn phim (tưởng là phim heo, nhưng có triết lý), xế bóng lại còn viết văn. Còn ở ta thì hướng tiến thân hơi bị ngược: thành sao showbitz Việt – nhiều khi lại chỉ để làm “gái”/đĩ đực cho đắt hơn, dễ câu hơn. Nên các gái hot Việt, vốn nói năng không thành câu, chỉ biết làm duyên bằng “lộ hàng”, đến lúc về già chắc sẽ làm nên câu thành ngữ Việt mới: buồn tênh như sao về già.

 

Năm 2011, đồng bệnh tương liên theo nhiều nghĩa, Virginie Despentes đã mời Trinh Thi, đã băm mấy nhát, đóng một vai trong phim dựa trên sách của mình, Tạm biệt cô em tóc vàng (Bye bye Blondie). Trên áp phích của phim có hai cô gái đang hôn nhau mùi mẫn… Cuộc “chiến đấu” (của tình dục không kinh điển) vẫn còn tiếp diễn.

Chừng mực và thái cực

Xin dẫn ý kiến của hai công dân Pháp gốc Việt về bộ phim. Một bà từng sinh ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ trước, lấy một vẻ mặt làm ta nhớ đến cảnh, khi bộ phim này công chiếu ở Cannes, một số khán giả đã đi qua áp phích quảng cáo nó như nhà sư qua hàng thịt chó.

Một trí thức Việt kiều viết: “Có nên tin rằng văn sĩ nữ này và minh tinh nữ X (porno) kia là những phụ nữ thực sự muốn đóng góp vào phong trào đòi bình đẳng giới? Dâm bạo có thể thành yếu tố đóng góp cho bình quyền – một giá trị của chí nhân không? Nếu nữ dùng bạo lực với nam, thì khác gì từ trước đó, nam dùng bạo lực với nữ?…

Bình phim này trên mạng, khán giả ở Việt Nam viết: “Coi phim này tức chết đi được”.

Một tác giả Nga bình phim này: “Phái đẹp muốn chứng minh với các mugích (giới đàn ông), rằng họ, không hề kém bọn đực rựa, cũng biết uống rượu, hút hít, chửi bậy, giao cấu, và (còn biết) bắn tung tóe ngọc hành của bạn tình”.

Trinh Thi năm 2009

Xin đừng hôn tôi

“Baiser” tiếng Pháp còn có nghĩa là hôn. Đối với nhiều người Việt, nước Pháp như một biểu hiện hoa lệ mà trang nhã. Nhưng nước Pháp cũng còn được biết đến như “bãi thử vũ khí” cho các thử nghiệm cực đoan nhất về lĩnh vực tình dục. Có thể vì thế mà chúng ta luôn biết ơn đất nước châu Âu hoa lệ này, ít nhất là qua một số sản phẩm văn hóa, giống như một thứ “đèn đỏ”, viết trên đuôi xe tải Việt Nam, từ thời xe ô tô chạy mà đèn báo hiệu bên sườn xe hỏng hết: “Xin đừng hôn em”.

Văn nghệ sĩ, và cả các nhà kinh doanh điện ảnh Việt Nam, có thể không cần phải mất công của trải nghiệm lần nữa những cực điểm, mà các “bậc tiên phong”, kiểu Coralie Trinh Thi, từng cố chuyển tải.                                        

Ý kiến - Thảo luận

7:18 Saturday,27.4.2013 Đăng bởi:  SA
Tại Pháp, phim X chỉ được phép trình chiếu vào năm 1976 tại các rạp hát 'chuyên', chỉ chiếu được loại phim này và đóng thuế VAT cao 16.08%. Trước đó (72-75), các rạp hát đều được chiếu lẫn lộn các loại phim, X hay không X, và chịu thuế chung là VAT 10,72%.
Pháp là 1 trong những nư
...xem tiếp
7:18 Saturday,27.4.2013 Đăng bởi:  SA
Tại Pháp, phim X chỉ được phép trình chiếu vào năm 1976 tại các rạp hát 'chuyên', chỉ chiếu được loại phim này và đóng thuế VAT cao 16.08%. Trước đó (72-75), các rạp hát đều được chiếu lẫn lộn các loại phim, X hay không X, và chịu thuế chung là VAT 10,72%.
Pháp là 1 trong những nước hiếm hoi có chính sách nâng đỡ điện ảnh quốc gia (Hàn quốc là 1 thí dụ tương tự). Các rạp gọi là "Nghệ thuật và Thử nghiệm" (Art et Essai) thì lại ở thái cực 'chuyên' ngược lại, nghĩa là thuế thấp và được tài trợ bảo đảm 1 số ghế ngồi nhất định bởi nhà nước dù có khách xem hay không có khách, cùng với các quyền lợi khác từ các quỹ địa phương, thành phố... Các rạp này, không như trường hợp X, chỉ bắt buộc chiếu 1 số phim "Nghệ thuật và Thử nghiệm" nào đó mỗi năm, ngoài ra để kín phòng khi thường vẫn có thể chiếu phim có Tom Cruise leo tháp.
Do đó, việc được xếp vào hạng Nghệ thuật hay hạng X là việc sống chết của 1 bộ phim, từ sản xuất đến phát hành và của rạp. Vào thời điểm "Baise moi", các rạp chuyên X tại Paris chỉ còn 1 rạp (Le Beverley, quận 2 và 86 ghế ngồi). Năm 75 số rạp này khoảng 100 và đến năm 86 chỉ còn có 32. Ngày nay, rạp Beverley cố gắng sống còn bằng cách tổ chức đêm thì tấu hài đêm thì đọc thơ. Kỹ thuật số đã thay đổi bộ...mặt của phim X, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Số màn hình tại thủ đô năm 2000 là 369. Năm 2012, trên 88 số rạp (1 rạp có thể có nhiều màn hình), 38 được xếp hạng Nghệ thuật.
Tiên phong về diễn thật này là "Ai no Korida- In the Realm of the Senses- L'Empire des sens" của đạo diễn Nhật Nagisa Oshima (1976). Tất nhiên, Oshima hay là Imamura thì lòi lông vẫn là triết lý, chuyện này không ai tranh cãi cả, hay chỉ tranh cãi ở mức độ 'Lòi lông có phải mới là triết lý hay không?"
  
19:27 Wednesday,24.4.2013 Đăng bởi:  Lê Đỗ Huy
@ Tom Nguyen Cruise
Vấn đề không phải là ở số lượng khán giả 16 hay 18 tuổi... mà là ở chỗ đã tạo tác được một thể loại phim mới, gọi là "cấm dưới 18 tuổi" để các nhà làm phim thoát khỏi cái trần cũ, hễ thấy sex (nhất là đóng như thật...) là Hội đồng duyệt đẩy sang thể loại phim
...xem tiếp
19:27 Wednesday,24.4.2013 Đăng bởi:  Lê Đỗ Huy
@ Tom Nguyen Cruise
Vấn đề không phải là ở số lượng khán giả 16 hay 18 tuổi... mà là ở chỗ đã tạo tác được một thể loại phim mới, gọi là "cấm dưới 18 tuổi" để các nhà làm phim thoát khỏi cái trần cũ, hễ thấy sex (nhất là đóng như thật...) là Hội đồng duyệt đẩy sang thể loại phim X. Nay các nhà làm phim có thể dấn thân vào những chốn "tanh" hơn (xin lỗi về cách dùng từ) để biểu đạt những thái cực mới của cuộc sống con người, hiện ngập trong tình dục, và nhất là bạo lực. Ở thể loại mới này, lưỡi hái của kiểm duyệt kém lơ lửng hơn là ở trần dưới 16 tuổi, các nhà làm phim có thể xông pha máu hơn...
Tôi đọc ở đâu đó, thấy nói Baise moi đã góp phần làm hình thành một trào lưu mới trong điện ảnh Pháp, gọi là "New French Extremity", theo wiki mô tả là:
(cả cách khai thác điện ảnh lẫn) New French Extremity "characterized in large part by their transgressive attitudes towards depicting violence and sex." 
Tôi viết bài này cách đây vài năm. Lúc đó còn tìm thấy một trang trên wiki mô tả sự khác biệt giữa cấm 16 và 18 tuổi, về pháp luật. hình như bằng tiếng Pháp. Tôi viết xong bài hồi đó có một trí thức Pháp gốc Việt xem lại nên khá vững bụng. Hôm nay tôi loạng quạng không tìm thấy trang nói trên trên wiki bình về quy định của Bộ văn hóa Pháp quanh các thiết chế 16 và 18 tuổi, nhớ là khá hay. Tiếng Pháp của tôi vốn lởm khởm, càng ngày càng ít dùng nên sắp phá sản... Hy vọng đã trả lời được câu hỏi.
 
  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (Cập nhật 2 và kết thúc?)

Nguyễn Đình Đăng - câu hỏi của Phó Đức Tùng

7. 10 tại Eight Gallery:
Đặng Xuân Hòa - Tranh Trừu Tượng

Trần Hậu Tuấn - Thông tin từ Eight Gallery

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả